Đề nghị thống nhất giờ công bố những người mắc Covid-19 ở Việt Nam
Việt Nam chưa có thời điểm cố định công bố các ca bệnh mới. Việc này do Bộ Y tế đảm nhận, được thực hiện bất kể thời gian nào trong ngày.
Đêm 19/3, hàng trăm phóng viên thức để đợi thông tin công bố ca bệnh từ Bộ Y tế. Gần 0h, 9 ca mắc mới được công bố cho các phóng viên để từ đó đưa thông tin cho người dân cả nước. Một ngày trước đó, 7 ca cũng được công bố vào thời điểm 21h, một ca sau 22h.
Ảnh minh họa
Đề xuất các tỉnh tự công bố ca mắc mới
Trong tình hình dịch như hiện tại, số ca mắc liên tục tăng. Tuy nhiên, nước ta hiện chưa có một thời điểm công bố các ca bệnh cố định. Việc công bố được thực hiện bất kể thời gian nào trong ngày. Bên cạnh sự vất vả của các cán bộ Bộ Y tế, Vụ Truyền thông, Thi đua khen thưởng – Bộ Y tế, những nhà báo, phóng viên trong việc cập nhật thông tin dịch bệnh tới người dân, nhiều người cũng cho rằng việc công bố bất kể giờ giấc đang gây tâm lý xáo trộn.
Người dân rất cần thông tin về các ca mắc mới, để kiểm tra xem có liên quan đến mình, bản thân có nguy cơ tiếp xúc với các ca đó hay không.
Chị Nguyễn Thị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Việc có kết quả dương tính ca nào công bố ca đó là tốt nhưng lại khiến chúng tôi cả ngày phải theo dõi thông tin, rất hồi hộp và lo lắng, không còn tâm trí cho việc khác”.
Còn chị Nguyễn Thị Bình (phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) kiến nghị: “Đề nghị Bộ Y tế nên quy định một giờ cụ thể để công bố dịch, ngày 3-4 lần, mỗi lần một vài ca vừa mất thời gian của cơ quan quản lý, báo chí, truyền thông vất vả, dân chưa quen thì nhao nhác”.
Chung ý kiến, nhiều người đề xuất Việt Nam nên áp dụng cách của Trung Quốc là công bố tình hình các ca bệnh một lần vào buổi sáng, hay Hàn Quốc hai lần mỗi ngày vào sáng và chiều.
Khi được hỏi về vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, cho hay: “Chúng tôi đã đề xuất từ lâu. Việc này sẽ được cân nhắc trong thời gian tới đây, khi nhiều tỉnh ghi nhận dịch, nhiều ca bệnh, các tỉnh tự công bố, chỉ thống nhất với Bộ Y tế mã số bệnh nhân”.
Video đang HOT
Hiện tại, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng – Bộ Y tế là đầu mối cung cấp các thông tin chính thống của Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh Covid-19, bao gồm các ca mắc mới trong ngày theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, và lãnh đạo Bộ Y tế.
Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Thi đua khen thưởng cho hay hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới công nhận 3 đơn vị đầu ngành của Việt Nam đạt chuẩn xét nghiệm. Đó là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM.
Nếu các mẫu từ địa phương gửi trực tiếp đến 3 viện trên, kết quả sẽ được công bố khi viện cung cấp thông tin. Nếu mẫu do các đơn vị đủ điều kiện và năng lực xét nghiệm, được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn (gần 30 bệnh viện, viện, trung kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố) có kết quả dương tính, họ phải chuyển mẫu về 3 viện đầu ngành để xét nghiệm khẳng định và công bố.
Vụ Truyền thông, Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, tiếp nhận trực tiếp kết quả của 3 viện trên. Khi khẳng định chắc chắn ca bệnh, vụ mới công bố và cung cấp thông tin cho báo chí, người dân. Do đó, đôi khi không thể chủ động về mặt thời gian.
“Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin nhanh nhất và chính xác nhất để các cơ quan truyền thông và người dân nắm được tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và Việt Nam, các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh nhằm vận động, hướng dẫn tất cả người dân cùng chung tay, đồng lòng trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19″, thạc sĩ Đình Anh nói.
Các nước công bố tình hình dịch bệnh như thế nào?
Trên trang chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, chính phủ sẽ ghi nhận số liệu vào hai khung giờ trong ngày 4h và 0h ngày hôm sau. Theo Reuters, số liệu này sẽ được công bố vào 7h ngày hôm sau.
Trong khi đó, tại Hong Kong (Trung Quốc), giới chức khu tự trị cập nhật số ca nhiễm trực tiếp trên trang website coronavirus.gov.hk ngay sau khi phát hiện ca nhiễm hoặc tử vong mới. Tại trang này, các thông tin như tuổi, tình trạng đã điều trị tại bệnh viện hay chưa cũng được giới chức Hong Kong cập nhật.
Singapore trích xuất dữ liệu đến nửa đêm ngày hôm trước và thông báo vào 12h hàng ngày. Tính đến ngày 19/3, Singapore đã chữa khỏi và cho xuất viện 124 bệnh nhân Covid-19.
Trong khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hàn Quốc tính toán số liệu đến cuối ngày hôm trước và thông báo tình hình dịch bệnh vào 10h ngày hôm sau.
Châu Âu, tâm chấn mới của dịch Covid-19, thu thập số liệu từ Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) từ 6h ngày hôm trước đến 10h ngày hôm sau. Tại Italy, số liệu thống kê người tử vong và nhiễm mới tại đây được chính phủ cập nhật vào lúc 18h hàng ngày.
Trong khi đó, Reuters ghi nhận số liệu trong 0h của Mỹ và công bố vào lúc 1h sáng hàng ngày. Canada lấy số liệu vào lúc 18h30 hàng ngày và cập nhật trực tiếp trên trang chính thức của Bộ Y tế Canada.
Theo Viện Y tế Công cộng Na Uy (Norwegian Institute of Public Health), mỗi ngày quốc gia này sẽ đăng tải một báo cáo cụ thể về số người lây nhiễm lên trang chính thức của Viện. Báo cáo này cập nhật ca nhiễm mới và tử vong của các nước Bắc Âu và quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Số liệu được tính đến 0h ngày hôm trước và công bố vào 13h ngày hôm sau.
Nhiều cảm xúc từ một tác phẩm
Giải báo chí về đồng bằng sông Cửu Long lần thứ iV năm 2019 đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi tác giả, từng tòa soạn đã chọn lọc những tác phẩm hay, đầu tư công phu gửi dự thi.
Từ cảm giác hồi hộp khi đọc tên tác phẩm vào vòng chung khảo, đến niềm vui khi được xướng tên lên bục nhận giải. Với những phóng viên, nhà báo ở miệt sông nước đồng bằng, được nhận giải là một niềm vinh dự lớn lao trong cuộc đời làm nghề.
Tác nghiệp tại hiện trường_Ảnh: TL
Từ những buổi tập huấn
Khi học đại học tại TP. Hồ Chí Minh nhiều bạn sinh viên học chung lớp đại học báo chí lúc ra trường 50% chọn ở lại Thành phố. Đa số các bạn sinh viên có chuyên ngành ít khi về tỉnh, họ muốn ở lại Thành phố làm việc ở các tòa soạn lớn, các công ty truyền thông, sự kiện, chứ không muốn về quê. Khi ở lại Thành phố họ có nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập, và ngay cả chuyện đi học nâng cao trình độ.
Tôi trong số 50% các bạn chọn về quê, về làm báo tỉnh. Hành trình đi xin việc làm cũng rất gian nan, vì chẳng ai muốn nhận, bởi lý do "làm báo thì đại học nào cũng được, không cần phải qua đại học báo chí". Cơ quan cần phóng viên thì tuyển từ đại học chuyên ngành ngữ văn, luật, chính trị đến công nghệ thông tin, nông nghiệp, ngoại ngữ... Khi bắt nhịp với công việc ở tòa soạn báo địa phương, thực tế công việc hàng ngày trái hẳn với những điều được học ở đại học. Lao động phóng viên ở một tờ báo địa phương rất đơn giản, khuôn khổ của 1 tờ báo cũng chỉ gói gọn bấy nhiêu.
Bạn muốn đột phá hay một sự đổi mới trong khuôn vốn dĩ đã thành nếp thì e rằng khó. Với những nhà báo, phóng viên ở các tòa soạn báo lớn mỗi năm có hàng chục lớp học, tập huấn kỹ năng với những giảng viên trong nước, ngoài nước. Nhưng đối với những phóng viên, nhà báo ở tỉnh việc đi học, tập huấn là khá hiếm hoi có thể nói đếm trên đầu ngón tay.
Duy chỉ có những lớp tập huấn của Hội Nhà báo Việt Nam là mở thường xuyên dành cho những phóng viên, nhà báo tỉnh. Tôi may mắn được tham gia những lớp tập huấn ngắn với những giảng viên, nhà báo do Hội Nhà báo Việt Nam mời giảng. Chính họ đã mang đến những kiến thức mới, logic tư duy về những kỹ năng nghề. Những kiến thức nền tảng được phát triển từ lý luận đến thực tiễn, từ những chi tiết hay đến việc hình thành một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh.
Các thầy, cô đã ghép những mảnh ghép rời rạc khi làm nghề, trở thành một mảnh ghép liền mạch với những ý tưởng mới, thôi thúc phóng viên, nhà báo phải có một sự thay đổi và bắt nhịp. Cũng từ đây, những ý tưởng đề tài theo xu hướng báo chí mới dần hình thành, một mạch cảm xúc được phát triển tạo thành một tác phẩm báo chí hay. Ở những lớp học ngắn ngủi đó, các thầy, cô đã dạy cho tôi, người làm báo in giờ cũng phải học viết kịch bản, học quay, cầm mic, chọn hình, học dựng, đọc lời bình... nếu như không muốn bị tụt hậu, lạc lõng phía sau.
Đến hành trình nhận thưởng
Đôi lúc trong cuộc sống người ta rơi vào trạng thái chán nản, nhưng đối với nghề báo, chỉ cần có niềm đam mê, gặp một đề tài, nhân vật hay là có thể quên đi mọi thứ áp lực xung quanh mình. Chỉ có thể là niềm đam mê nghề, mới có thể ngồi suốt từ 8 giờ - 12 giờ đồng hồ bên máy tính chỉ để viết. Một ý tưởng chợt thoáng qua, khi đêm về không thể bật máy tính đành phải mở ghi âm lưu lại đó. Đã đôi lần muốn buông xuôi, nhưng những lúc ấy, người thầy từ Hà Nội nhắn một tin ngắn gọn: "Cố lên chút nữa nào?!", vậy là tiếp tục.
Nghề báo đâu chỉ xách giỏ, xách máy lên là đi, mà có lúc cả ngày, đêm cặm cụi đọc và chắt lọc thông tin cả trăm trang tài liệu. Từ nghị quyết đến chương trình hành động, từ chỉ tiêu đến kết quả nhiệm kỳ... Chỉ cần một lời phát biểu, một câu nói thoáng qua, một chút gì mới lạ, của những định hướng mới, qua sự nhạy bén đã có thể trở thành đề tài độc đáo, yếu tố cần thiết xây dựng 1 tác phẩm đúng, trúng và hay.
Đề tài từ chính những chủ trương, những chương trình hành động, những cách làm mới, những con người điển hình mới. Từ những người dân chân lấm tay bùn, nơi đó có những triết lý về cách đối nhân xử thế, về cuộc đời, con người, hành trình thoát nghèo vượt khó, sựdấn thân vượt qua số phận, sự lạc quan, kiên trì, không mệt mỏi.
Cuộc sống vốn dĩ có nhiều điều không như kỳ vọng, nhưng chúng ta có thể thử nhìn ở một góc cạnh khác, để khơi gợi tìm ra những điều tốt đẹp, những hy vọng dẫu nhỏ nhoi nhưng đủ để nhen nhóm một niềm tin mới. Mới hay không là ở tư duy, ở hành động, ở cách người ta thay đổi và phát triển bản thân trước khi muốn thay đổi mọi thứ xung quanh mình. Nghề báo - nghề của sự tích lũytri thức, nghề của sự trui rèn bản lĩnh, nghề của sự khéo léo.
Đôi khi, sự thành công không chỉ ở những thiết bị làm nghề hiện đại mà còn ở sự thân thiện, tin tưởng, sự gần gũi từ những biểu cảm trên gương mặt, cách ứng xử với đồng nghiệp, với người dân. Hơn ai hết, tự thân nhà báo phải luôn đi, tìm, hiểu trước tất cả những gì cần cho tác phẩm của mình. Và chính những mạch cảm xúc, những ý tưởng mới, lao động của phóng viên nghiêm túc đã được Ban Tổ chức Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận.
Niềm vui vỡ òa, giọt nước mắt chực trào, những giờ phút lao động miệt mài bất kể thời gian đã được thấu hiểu bởi chính những nhà báo, những người thầy. Hơn ai hết, chính họ là những người hiểu và cảm nhận lao động phóng viên, lao động báo chí, họ luôn vun đắp cho từng ý tưởng mới, khuyến khích và ủng hộ nhà báo thay đổi mạnh mẽ để bắt nhịp với xu hướng chung của báo chí hiện đại. Sự đồng hành của Ban tổ chức như lời khẳng định bất kể bạn ở đâu, báo địa phương hay báo trung ương, chỉ cần đến với nghề bằng một tâm thế luôn học hỏi, lao động miệt mài vì tác phẩm của mình chắc chắn thành công sẽ đến.
Cúc Phương
Theo baocongluan
Chủ tịch TP.HCM không chấp nhận đường bờ sông Sài Gòn ngắt quãng Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định sẽ quy hoạch tuyến đường xuyên suốt ven sông. TP sẽ có biện pháp xử lý các công trình lấn chiếm sông Sài Gòn tại khu Thảo Điền. Chiều 7/12, trao đổi với Zing.vn bên lề buổi thảo luận tổ kỳ họp HĐND, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh quan điểm của thành phố...