Đề nghị thí điểm lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Có ý kiến đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương trước khi ban hành Luật.
Chiều 24-10, tại phiên họp trực tuyến của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình dự án Luật. Ảnh:quochoi.vn
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, các lực lượng gồm bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã, thị trấn bán chuyên trách gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; được hình thành và phát triển từ những ngày đầu của chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Hiện nay, việc xây dựng, ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là cần thiết. Bởi việc này nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước…
chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: quochoi.vn
Báo cáo thẩm tra về sự cần thiết ban hành Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết các thành viên của ủy ban cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành luật này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng đây là vấn đề lớn, tác động trực tiếp tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Cụ thể, có nhiều nội dung liên quan đến công tác tổ chức, vị trí pháp lý của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, kinh phí, ngân sách bảo đảm,…chưa thống nhất với quy định của một số luật hiện hành. Dự thảo Luật cũng chưa đề cập đến các tổ chức tự nguyện, tự quản, các mô hình khác của quần chúng nhân dân đang tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Chưa kể, một số nhóm chính sách mới trong Luật chưa được Chính phủ đánh giá một cách chi tiết, toàn diện, sát thực tiễn.
“Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương để có thời gian tổng kết, đánh giá sự cần thiết cũng như tính khả thi của chính sách trước khi ban hành Luật” – đại biểu Võ Trọng Việt nêu.
Theo đại biểu Việt, có ý kiến cho rằng hiện nay đã thực hiện chính quy công an xã, đã đảm nhiệm các nhiệm vụ của công an xã bán chuyên trách khi Luật Công an nhân dân có hiệu lực. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chỉ là một trong nhiều lực lượng, tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia bảo vệ an ninh trật tự và cơ bản chỉ có nhiệm vụ “tham gia” cùng lực lượng công an chính quy.
Có đại biểu ý kiến, theo quy định của Luật Quốc phòng và Luật Dân quân tự vệ thì đã có lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh nhân dân nên việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ chồng chéo nhiệm vụ.
Một số đại biểu cũng đề nghị cân nhắc việc sắp xếp lực lượng dân phòng vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Bởi lực lượng dân phòng được thành lập theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở, nếu giao thêm nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh trật tự có thể sẽ làm giảm hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy.
Đại biểu Võ Trọng Việt cũng thông tin, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tránh xảy ra “lạm quyền”. Bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cần nghiên cứu các ý kiến trên để hoàn thiện dự thảo Luật đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và đảm bảo tính khả thi.
Sẽ bỏ sổ hộ khẩu
Thay đổi quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân phù hợp với chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử
Ngày 22-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến về dự án Luật Cư trú (sửa đổi).
Quản lý bằng số định danh
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết dự thảo luật sửa đổi theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử. Cụ thể là sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Nguồn CSDL này được cung cấp trên mạng, kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ tính khả thi của việc cấp số định danh cá nhân cho khoảng hơn 80 triệu công dân trong khoảng thời gian từ nay đến khi Luật Cư trú (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực (năm 2021) để làm cơ sở quản lý công dân thông qua số định danh cá nhân. Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo luật về điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú, quản lý cư trú đối với người không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú. Việc này là nhằm bảo đảm các quy định trên không gián tiếp tạo thành các rào cản đối với công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Cư trú (sửa đổi) Ảnh: TTXVN
Ủng hộ dự luật quy định bỏ sổ hộ khẩu, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phân tích hiện có sự chuyển dịch, di cư lao động từ nông thôn về các đô thị. Vì vậy, nếu không có phương thức quản lý mới sẽ không nắm được dân cư trước tình trạng người dân ghi tên nhưng lại không có ở quê nhà mà đi lao động ở nơi khác. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tác động của việc bỏ sổ hộ khẩu vì liên quan đến nhiều vấn đề luật khác đang điều chỉnh từ BHYT, khám chữa bệnh, cấp phép xây dựng cho đến báo tử.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ với sự khó khăn của người dân về sổ hộ khẩu. "Người nghèo đưa cả gia đình lên thành phố lao động nhưng con cái không đi học được vì không có sổ hộ khẩu" - Chủ tịch Quốc hội nói. Theo Chủ tịch Quốc hội, xu hướng chung, tiến bộ của các nước là không có sổ hộ khẩu, cầm sổ lương hưu đi đâu cũng rút được tiền thay vì phải về nơi cư trú. "Luật phải tạo mọi thuận lợi cho người dân và nâng cao quản lý nhà nước. Chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện nền kinh tế số, Chính phủ điện tử, Quốc hội điện tử mà dân đi đâu cũng kè kè sổ hộ khẩu. Mất sổ hộ khẩu như mất sổ gạo" - Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Tháng 7-2021 có thể áp dụng
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhìn nhận việc thay đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân phù hợp với chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử.
Tuy nhiên, ông Đỗ Bá Tỵ băn khoăn tính khả thi vì hiện mới có 16 triệu người được cấp mã số định danh và CSDL quốc gia về dân cư cũng chưa hoàn thành. "Tháng 7-2021 luật có hiệu lực thì có thể áp dụng bỏ sổ hộ khẩu được không?" - ông Đỗ Bá Tỵ đặt vấn đề. Mặt khác, theo ông Đỗ Bá Tỵ, do luật còn liên quan đến nhiều luật khác có các vấn đề liên quan đến sổ hộ khẩu nên cần có những quy định chuyển tiếp và hướng dẫn cụ thể để không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân. Bởi bỏ sổ hộ khẩu sẽ đơn giản thủ tục hành chính nhưng lại phát sinh thêm một số thủ tục như: bản khai nhân khẩu, giấy tờ chứng minh hợp pháp.
Giải trình làm rõ các băn khoăn, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết vừa qua, đã báo cáo Chính phủ, đủ điều kiện tháng 4-2021 đưa vào hoạt động và đến tháng 6-2021 hoạt động bình thường. Hiện CSDL cập nhật 80 triệu phiếu dân cư, 16 triệu số định danh cá nhân cơ bản đang được cập nhật vào hệ thống. Theo Bộ trưởng Tô Lâm, luật này chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam. Còn căn cứ vào Luật Quốc tịch, người Việt Nam ở nước ngoài có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, có nhu cầu đăng ký cư trú thì cơ quan chức năng sẽ xác minh còn quốc tịch hay không, từ đó lựa chọn đăng ký như công dân Việt Nam hay theo Luật Xuất nhập cảnh với người nước ngoài.
UBTVQH thống nhất dự án Luật Cư trú (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 khi đủ điều kiện, bảo đảm chất lượng.
Theo tờ trình dự luật, Chính phủ thống nhất bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, dự thảo luật quy định bãi bỏ khoản 3, khoản 4 điều 19 Luật Thủ đô quy định về điều kiện đăng ký thường trú ở thủ đô.
Đồng ý thành lập 3 thị xã mới
Cùng ngày, UBTVQH cũng biểu quyết thông qua việc thành lập thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và các phường trực thuộc các thị xã này.
Thế Dũng
Bảo vệ trẻ em và người yếu thế trong Luật Bảo đảm TTATGT Ngày 24/10, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tô Lâm sẽ trình bày 3 dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo là: Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Luật Phòng chống ma tuý (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở. Một trong những dự án Luật được nhiều...