Đề nghị tháo các chốt chặn gây ùn ứ ở Hà Nội
Lãnh đạo Công an Hà Nội đánh giá việc dựng chốt chắn toàn bộ các trục đường chính để kiểm soát 100% phương tiện không hiệu quả và có thể gây tụ tập đông người.
Trước tình trạng ùn tắc tại nhiều tuyến đường ở Hà Nội do các quận, huyện lập chốt chặn để kiểm soát người dân, trao đổi với Zing ngày 29/7, đại tá Trần Ngọc Dương, Phó giám đốc Công an Hà Nội cho biết đã đề nghị thành phố chỉ đạo dừng các chốt chặn tại các trục chính.
Đại tá Dương đánh giá việc các địa phương lập chốt kiểm soát là nên làm và đúng chỉ đạo của TP do mỗi quận, huyện có đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, ông cho rằng các chốt này chỉ nên phát hiện, xử lý các vi phạm thay vì chặn toàn bộ các xe đi qua. Đồng thời, các địa phương nên tăng cường các chốt nằm ở vùng lõi các khu dân cư để tuyên truyền, vận động người dân.
“Việc chặn toàn bộ các trục chính, các tuyến đường liên kết quận, huyện có thể gây ảnh hưởng tới những người đi làm, đồng thời dẫn đến tình trạng tụ tập đông người do ùn tắc, vi phạm quy định về giãn cách trong phòng, chống dịch”, đại tá Dương nói.
Lực lượng chức năng dựng chốt gây ùn tắc trên khu vực phố Đào Tấn. Ảnh: Việt Linh.
Phó giám đốc Công an Hà Nội cũng cho biết ông đã báo cáo UBND TP đồng thời thời chỉ đạo công an các quận, huyện tham mưu cho chính quyền địa phương tháo các chốt chặn tại các trục chính và các chốt gây ùn tắc trên địa bàn bởi việc kiểm soát như vậy không hiệu quả.
Video đang HOT
Lý giải về tình trạng ùn ứ ở các chốt trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết qua kiểm tra, lực lượng chức năng nhận thấy nhiều người lao động vẫn đi làm dù cơ quan, doanh nghiệp của họ không nằm trong nhóm đơn vị sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu. Lãnh đạo quận cho biết sẽ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp trên địa bàn để yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của UBND TP, cho nhân viên làm việc trực tuyến.
“Tình trạng ùn ứ có thể xảy ra trong 1, 2 ngày đầu. Những ngày tới quận sẽ siết chặt việc quản lý, tình hình sẽ được cải thiện”, ông Chiến nói với Zing sáng 29/7.
Trước đó, theo ghi nhận của Zing vào sáng 28-29/7, nhiều tuyến đường trung tâm Hà Nội lâm vào cảnh ùn ứ do lực lượng chức năng dựng các barie chắn ngang để kiểm soát 100% người ra đường. Tại một số tuyến như Đào Tấn, Đê La Thành… cảnh ùn ứ kéo dài hàng trăm mét.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp
Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành.
Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần so với tổng số ca nhiễm của đợt dịch trước đó (liên quan Hải Dương, Quảng Ninh).
Ngày hôm nay, Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo ca tử vong thứ 44 . Đó là BN4807, nữ, 38 tuổi, là công nhân khu công nghiẹp. Bẹnh nhân tử vong lúc 4h30. Chẩn đoán tử vong do sốc nhiễm khuẩn trên bẹnh nhân viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển ARDS.
Bắc Giang vẫn là điểm nóng khi ghi nhận thêm 105 ca Covid-19, nâng tổng số bệnh nhân mắc bệnh trong đợt dịch mới tại địa phương này lên 1.024 người. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, các ca mắc mới chủ yếu là công nhân tại Khu công nghiệp Quang Châu, trong đó Công ty TNHH Hosiden Việt Nam vẫn chiếm cao nhất, do đến nay đang thực hiện xét nghiệm quay đầu lần 2, lần 3 đối với công nhân của công ty này.
Lực lượng tham gia chống dịch tại Bắc Giang
Bắc Ninh ghi nhận thêm 38 ca mắc Covid-19 mới . Sáng nay, 12 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Bắc Ninh đặt tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Du được công bố khỏi bệnh sau khi xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 và không còn khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Với quy mô 300 giường bệnh, hiện tại Bệnh viện Dã chiến số 1 đang điều trị cho 150 trường hợp F0,
Hà Nội trong hôm nay ghi nhận thêm 21 ca Covid-19 mới. Tình hình dịch tại thủ đô nóng lên sau khi xuất hiện chùm ca bệnh tại Times City . Khởi đầu với gia đình 4 người sống tại Park11, Times City cùng mắc Covid-19, đến nay đã có 14 trường hợp liên quan có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, nằm rải rác trên 8 quận huyện. Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong 4 chùm ca bệnh mới phát sinh, phức tạp nhất là chùm ca bệnh liên quan đến T&T Group và Park 11 ở Times City.
Tòa nhà của T&T Group tại số 2A Phạm Sư Mạnh đã bị UBND quận Hoàn Kiếm phong tỏa (Ảnh: Thành Trung).
Ông Hạnh nhận định, trong thời gian tới, Hà Nội có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới trong cộng đồng vì thời gian các ca bệnh ở trong cộng đồng dài, đã di chuyển đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.
TPHCM cũng đã ghi nhận ca Covid-19 thứ 7 trong đợt dịch mới này. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết trong các ngày từ 18 đến 20/5 trên địa bàn thành phố ghi nhận 2 chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng . Chuỗi lây nhiễm thứ nhất tại một công ty ở quận 3. Kết quả giải mã bộ gen của virus cho thấy 2 bệnh nhân có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Chuỗi lây nhiễm thứ 2 tại một quán ăn ở quận 3. Kết quả giải mã bộ gen virus trên bệnh nhân cho thấy, bệnh nhân nhiễm biến chủng B.1.1.7 (biến chủng Anh).
Ngành y tế TPHCM đang thực hiện xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 đối với người đàn ông ngụ tại quận Gò Vấp nghi nhiễm (ảnh: Nguyễn Quang).
Lạng Sơn thêm 11 ca bệnh mới, trong đó đa số đều là công nhân tại Khu công nghiệp Quang Châu. Hải Dương ghi nhận thêm 5 ca Covid-19, đều ở trong vùng phong tỏa hoặc được cách ly y tế từ trước. Điện biên cũng có thêm 2 ca mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch mới tại địa phương này lên 54 ca.
Đà Nẵng thêm 1 ca bệnh là nữ sinh 18 tuổi tại quận Cẩm Lệ. Đáng chú ý, trường hợp này có kết quả dương tính sau 4 lần xét nghiệm. Sáng nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện bắt đầu triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, với số lượng ước tính lên đến hàng chục nghìn người.
Tại Công ty TNHH MTV The Blues (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu), việc lấy mẫu xét nghiệm được tổ chức ngay tại công ty. Gần 800 người lao động đang làm việc tại đây đã được lấy mẫu.
Mục đích của việc xét nghiệm nhằm phát hiện sớm người mắc Covid-19 để nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để dịch Covid-19 lây lan trong khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ông Đinh Tiến Dũng: Không có chuyện giãn cách Hà Nội Trước dư luận xôn xao cho rằng Hà Nội sẽ thực hiện giãn cách toàn thành phố, trao đổi với VietNamNet trưa nay (24/5), Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng khẳng định không có chuyện đó. Theo ông Dũng, hiện nay các cơ quan chức năng của Hà Nội vẫn thực hiện rất tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Những khu...