Đề nghị thành lập Hội Thừa phát lại
Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình, Trưởng ban vận động thành lập Hội thừa phát lại Hà Nội cho hay, việc thành lập Hội thừa phát lại Hà Nội đang được các thành viên Ban vận động xúc tiến, nhằm đáp ứng mong mỏi của các thừa phát lại Thủ đô.
TP Hà Nội chính thức thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại từ năm 2014. Quá trình thí điểm hoàn tất, hoạt động của các Văn phòng thừa phát lại đã chứng minh sự cần thiết với đời sống xã hội.
Các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội đã và đang khẳng định vị trí vai trò trong việc hỗ trợ các cơ quan Tư pháp thực hiện một số công việc như tống đạt các văn bản tài liệu tố tụng, hỗ trợ các cơ quan tổ chức cá nhân tạo lập chứng cứ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật, trực tiếp tổ chức thi hành án, thu nhiều chục tỷ đồng cho người dân. TP Hà Nội có 8 văn phòng thừa phát lại, với 81 thừa phát lại. Hàng năm các văn phòng thừa phát lại tống đạt từ 50.000 đến 70.000 văn bản, lập trung bình khoảng 14.500 vi bằng, doanh thu trên 20 tỷ đồng.
Với xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện cơ chế thị trường sâu rộng, các văn phòng thừa phát lại sẽ phát triển và hình thành một hệ thống các văn phòng chuyên nghiệp có quy mô lớn. Hệ thống này sẽ góp phần bổ trợ, giúp cho hoạt động tư pháp hiệu quả, đúng pháp luật hơn. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ một số hoạt động tư pháp.
Trao đổi với khách hàng tại Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình. Ảnh: Bình An
Hoạt động của các văn phòng thừa phát lại cũng tạo cơ chế để người dân, xã hội tham gia sâu hơn, tích cực hơn vào quá trình quản lý xã hội, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, xây dựng nền tư pháp hiệu quả trong sạch. Nhu cầu tất yếu đòi hỏi những người hành nghề thừa phát lại phải hoạt động chuyên nghiệp suốt đời làm nghề, khi đó người làm nghề rất cần tuân thủ quy tắc đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp đặc thù.
Video đang HOT
Theo đơn đề nghị thành lập, Hội thừa phát lại Hà Nội là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các công dân và tổ chức Việt Nam đang sinh sống, hành nghề thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội tự nguyện thành lập nhằm mục đích tập hợp đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thừa phát lại là hội viên của Hội. Đồng thời, duy trì sự ổn định phát triển hoạt động thừa phát lại TP Hà Nội; xây dựng các giá trị chuẩn mực thừa phát lại Thủ đô; phát triển đội ngũ thừa phát lại có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi tinh thần trách nhiệm cao; đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội, thiết thực góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Ông Lạng cho hay, hầu hết các thừa phát lại đều mong muốn Hội thừa phát lại được thành lập để có một tổ chức nghề nghiệp của mình, tạo cơ hội giao lưu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như có tiếng nói bảo vệ các hội viên trong quá trình hành nghề.
Hội thừa phát lại Hà Nội có nhiệm vụ tuyên truyền mục đích hoạt động của hội; đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của hội. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ mục đích của hội theo quy định của pháp luật. Hội thừa phát lại cũng tham gia các chương trình dự án, đề tài nghiên cứu tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của các cơ quan Nhà nước; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền; tham gia các tổ chức đào tạo bồi dưỡng…
Hội thừa phát lại Hà Nội tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được UBND TP phê chuẩn, chịu sự quản lý của Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và các Sở, ngành có liên quan. Đồng thời, hoạt động theo nguyên tắc tự quản, tự bảo đảm về kinh phí, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, không vì mục đích lợi nhuận, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Tránh bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Tránh bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (TGPL) khi họ cần giúp đỡ pháp lý, tạo cơ chế linh hoạt hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác TGPL là những đề xuất của UBND TP Hà Nội sau thời gian thực hiện Đề án đổi mới công tác TGPL trên địa bàn TP.
Bảo đảm nguồn lực thực hiện TGPL
Sau khi Luật TGPL năm 2017 được ban hành, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ và nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật TGPL và đạt những kết quả nhất định. Số lượng vụ việc TGPL tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6/2020. Cụ thể, số lượng vụ việc tham gia tố tụng năm 2018 là 567 vụ thì năm 2019 là 612 vụ và 06 tháng đầu năm 2020 là 466 vụ.
Nguồn lực để thực hiện TGPL đã được đảm bảo nhất là đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý. Tỷ lệ số lượng Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu tham gia vụ việc tố tụng tăng từ 50-60% lên đến 94,9% qua các năm. Có nhiều Trợ giúp viên pháp lý đạt chỉ tiêu khá và tốt. Điều này cho thấy đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý ngày càng trưởng thành và khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện TGPL, nhất là lĩnh vực tham gia tố tụng. Chất lượng các vụ việc TGPL trong lĩnh vực tham gia tố tụng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, nhận được sự phản hồi tích cực của người được TGPL.
UBND Thành phố cũng ngày càng quan tâm đến công tác TGPL: nguồn kinh phí dành cho hoạt động TGPL được tăng dần qua các năm; đã đề ra những giải pháp nhằm nâng số lượng và chất lượng công tác TGPL.
Sau năm năm thực hiện Đề án đổi mới công tác TGPL, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, ban, ngành đoàn thể và các tổ chức, cá nhân về công tác TGPL trên địa bàn Thành phố đã nâng lên. Đặc biệt, nhận thức của Các cơ quan tiến hành tố tụng 2 cấp đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, phối hợp tương đối chặt chẽ, thường xuyên với Trung tâm để thực hiện TGPL trong tố tụng. Qua đó, góp phần bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trước pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng được TGPL.
Thực hiện Luật TGPL năm 2017, từ cuối năm 2017, UBND TP đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật TGPL trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố tiếp tục giao Sở Tư pháp tiến hành rà soát về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước theo hướng tinh giản biên chế, hoạt động hiệu quả. Theo đó, Trung tâm TGPL đã tinh giản bộ máy một cách tối đa. Kết quả biên chế làm việc tại Trung tâm và các Chi nhánh hiện nay là 78 biên chế trên tổng sổ 84 biên chế được giao. Số trợ giúp viên pháp lý là 42 người.
Tháng 5/2020 UBND TP cũng đã giải thể Chi nhánh số 8 thuộc Trung tâm TGPL nhà nước thành phố Hà Nội. Hiện nay, Trung tâm TGPL nhà nước có 10 Chi nhánh đặt tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Mỗi Chi nhánh phụ trách hoạt động TGPL của từ 2- 3 quận, huyện.
Cần chuyên nghiệp hóa hoạt động TGPL
Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND TP hà Nội cho biết công tác TGPL còn nhiều khó khăn. Đó là công tác truyền thông về TGPL đã được thực hiện bằng nhiều hình thức, tuy nhiên hiệu quả truyền thông chưa đạt được như mong muốn. Số lượng vụ việc TGPL có tăng mạnh nhưng vẫn chưa phản ánh được đúng nhu cầu TGPL của người dân trên địa bàn do nhiều người chưa biết đến TGPL và các tổ chức thực hiện TGPL.
Bên cạnh đó, một số Trợ giúp viên pháp lý còn trẻ, mới được bổ nhiệm nên chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến chất lượng vụ việc TGPL chưa cao. Do đó cần có các giải pháp để đảm bảo chất lượng vụ việc TGPL. Chức danh Trợ giúp viên pháp lý còn rất mới trong nhận thức của người dân, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế về người thực hiện TGPL phải là Luật sư, dẫn tới sự nhìn nhận khác nhau giữa Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới công tác TGPL, phù hợp với với Luật TGPL 2017 và tình hình thực tiễn ở các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thì Bộ Tư pháp cần sớm tham mưu Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Đề án với mục tiêu tạo bước chuyển biến căn bản, đột phá trong việc nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa hoạt động TGPL đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp, cải cách hành chính xây dựng nhà nước pháp quyền hội nhập kinh tế, quốc tế. Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu, cơ chế đảm bảo quyền được TGPL, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL làm trọng tâm tránh bỏ sót người thuộc diện được TGPL khi họ cần giúp đỡ pháp lý, tạo cơ chế linh hoạt hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác TGPL, lấy lực lượng Trợ giúp viên pháp lý làm nòng cốt thực hiện TGPL, Trung tâm TGPL là đơn vị điều phối, thực hiện hoạt động TGPL tại các địa phương.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Bộ Tư pháp ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ TGPL đầy đủ, đồng thời, ban hành Kế hoạch TGPL cho từng nhóm đối tượng được TGPL để UBND Thành phố có căn cứ triển khai công tác TGPL trên địa bàn. Bộ cũng tham mưu cho Chính phủ duy trì và quan tâm đến chế độ bồi dưỡng cho Trợ giúp viên pháp lý, giúp họ yên tâm thực hiện công tác TGPL và nhiệm vụ chính trị được giao.
Thiếu "thầy" và "thợ" trong bảo tồn di sản Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Việc quản lý chủ yếu là theo ngành dọc của các bộ, ngành, cơ quan chủ quản mà chưa có sự tham gia của các ngành, lĩnh vực liên quan....