Đề nghị tạm hoãn xuất cảnh người bị thanh tra xác định có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng
Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh đề nghị bổ sung tạm hoãn xuất cảnh đối với “người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt.
Sáng ngày 15/7, tại Phiên họp thứ 35, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Thu hẹp diện bị tạm hoãn xuất cảnh, tránh lạm dụng
Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt cho hay, có nhiều ý kiến khác nhau về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
Đây là nội dung có liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, liên quan đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe cộng đồng, là nội dung quan trọng của Dự thảo Luật.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Thường trực Uỷ ban này đã tiến hành rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan và đề nghị thiết kế lại điều luật cho rõ ràng hơn, thống nhất trong hệ thống pháp luật, có viện dẫn mà không sao chép; quy định chặt chẽ hơn các trường hợp bị tạm hoãn để tránh việc lạm dụng, lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền công dân…
“Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh đề nghị bổ sung tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp: “Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”, ông Việt nói.
“Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án” cũng được đề nghị bổ sung vào trường hợp tạm hoãn xuất cảnh.
Đối với khoản 6, Uỷ ban Quốc phòng An ninh đề nghị kết hợp giữa 2 phương án mà Chính phủ trình và bổ sung quy định cụ thể hơn như sau: “Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh và chữa bệnh”.
Đồng thời, đề nghị lược bỏ quy định “người có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính” vì quá rộng, thời hạn chấp hành ngắn (10 ngày) và nếu bị tạm hoãn xuất cảnh (tước quyền công dân) thì quá nghiêm khắc, không cần thiết.
Video đang HOT
Người bị tạm hoãn xuất cảnh cần ra nước ngoài chữa bệnh giải quyết thế nào?
Cũng theo ông Việt, không nên tạm hoãn xuất cảnh với người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mà chưa đóng BHXH, công dân thuộc diện gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
“BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho chính họ, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt cần phát huy ý thức tự giác chấp hành, không nên ép buộc và tước quyền công dân khi không chấp hành”, ông Việt cho biết quan điểm của Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh.
Còn trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH, nghĩa vụ quân sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an
Riêng trường hợp có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật nghiệp vụ, theo Uỷ ban Quốc phòng An ninh nên giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, diện đối tượng tạm hoãn xuất nhập cảnh “hơi quá rộng, chưa cụ thể” nên rất khó cho các cơ quan thực hiện.
“Có trường hợp nằm trong diện tạm hoãn xuất cảnh nhưng mắc bệnh hiểm nghèo, cần khẩn trương ra nước ngoài chữa bệnh như ung thư, cấp cứu… thì giải quyết thế nào?”, Thượng tướng băn khoăn và nhấn mạnh, đây là vấn đề khó, động chạm đến quyền con người, quyền công dân nên cần phải rà soát kỹ.
Thứ trưởng Bộ Công an nói thêm, phạm vi bị tạm hoãn nhập cảnh, xuất cần phải quy định hết sức chặt chẽ. “Trừ trường hợp có quyết định của cơ quan tố tụng còn lại nhiều nội dung khác từ thuế, hành chính, dân sự rất phức tạp”, ông Lê Quý Vương nêu quan điểm.
Điêu 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuât cảnh (Dự thảo Luật)
1. Bị can, bị cáo, người bị tô giác, người bị kiên nghị khởi tô theo quy định của Bộ luật Tô tụng hình sự.
2. Người châp hành án hình sự, người được tha tù trước thời hạn có điêu kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tô chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyêt định của tòa án, trọng tài thương mại đang có hiệu lực pháp luật, trừ các trường hợp có thể không bị xem xét tạm hoãn xuât cảnh theo quy định pháp luật thi hành án dân sự.
4. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tô tụng dân sự nêu có căn cứ cho thây việc giải quyêt vụ án có liên quan đên nghĩa vụ của họ đôi với Nhà nước, cơ quan, tô chức, cá nhân khác và việc xuât cảnh của họ ảnh hưởng đên việc giải quyêt vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức cá nhân khác hoặc đê bảo đảm thi hành án.
5. Người Việt Nam xuât cảnh đê định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuât cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuê theo quy định của pháp luật quản lý thuê.
6. Người bị thanh tra, kiêm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thây cân ngăn chặn ngay việc người đó trôn.
7. Người đang bị dịch bệnh nguy hiêm lây lan, truyên nhiêm và xét thây cân ngăn chặn ngay, không đê dịch bệnh lây lan, truyên nhiêm ra cộng đông, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh và chữa bệnh.
8. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuât cảnh của họ ảnh hưởng đên quôc phòng, an ninh.
Hương Giang
Theo thanhtra
Hai lô "đất vàng" của vợ nguyên Bí thư Quảng Nam: Phức tạp nên gia hạn thanh tra?
Dù đã đến ngày báo cáo kết quả thanh tra về hai lô "đất vàng" của bà Nguyễn Thị Ánh, vợ nguyên Bí thư Quảng Nam Vũ Ngọc Hoàng, nhưng ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã cho gia hạn thêm 20 ngày.
Ngày 15/7, trao đổi với Dân Việt xung quanh về việc kết luận thanh tra hai lô đất vàng A51, 52 thuộc Khu phố mới Tân Thạnh (Tam Kỳ) của bà Nguyễn Thị Ánh (vợ ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam đang cho gia hạn thanh tra thêm 20 ngày.
Ông Trần Minh Thái, Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam (trưởng đoàn Thanh tra), xác nhận UBND tỉnh Quảng Nam đã gia hạn thêm 20 ngày về việc thanh tra hai lô đất A51, 52 của vợ nguyên Bí thư tỉnh Quảng Nam.
Trao đổi với Dân Việt, một luật sư ở Quảng Nam cho biết, liên quan đến vụ việc phức tạp thì được phép gia hạn thanh tra, nếu không gia hạn thì vụ việc sẽ bị "chìm xuồng". Việc gia hạn này do UBND tỉnh sẽ quyết định.
Được biết, ngày mai (16/7) UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức họp báo quý II.2019. Theo kế hoạch, cuộc họp báo do ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Quảng Nam, chủ trì. Phóng viên Dân Việt đã đặt câu hỏi về hai lô "đất vàng" A51, 52 với ông Toàn, nhưng không nhận được câu trả lời từ ông Toàn.
Căn biệt thự của bà Nguyễn Thị Ánh (vợ ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) nằm trên lô đất A51, 52 được UBND tỉnh yêu cầu thanh tra theo kêt luận của KTNN
Trước kết luận của Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ sai phạm hai lô đất được bán cho bà Nguyễn Thị Ánh, vợ nguyên bí thư Quảng Nam Vũ Ngọc Hoàng, ngày 21/5 ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã ký quyết định số 1492 về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quá trình thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với lô A51 và A52 có tổng diện tích 1.261m2 tại Khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam.
Ông Đinh Văn Thu yêu cầu: Thanh tra việc chấp hành pháp luật của tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với lô A51 và A52, có tổng diện tích 1.261m2 tại Khu phố mới Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam (nay đã chuyển thành Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam).
Thời hạn thanh tra là 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ theo chế độ quy định), kể từ ngày công bố Quyết định này. Việc thanh tra này nhằm mục đích làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với lô A51 và A52", quyết định 1492 nêu rõ.
Quyết định 1492 còn nhấn mạnh, giao Trưởng Đoàn thanh tra là ông Trần Minh Thái báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền.
Như Dân Việt thông tin, Kiểm toán Nhà nước khu vực III có báo cáo kết quả kiểm toán về quản lý, sử dụng đất đai của DNNN sau cổ phần hóa tại tỉnh, trong đó kiểm toán nêu Quảng Nam cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam chuyển nhượng hai thửa đất lô A51 và lô A52 tại Khu phố mới Tân Thạnh cho bà Nguyễn Thị Ánh (vợ ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) trái quy định luật đất đai.
UBND TP Tam Kỳ giao thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam không thông qua đấu giá theo quy định tại Luật Đất đai 2003, không ban hành quyết định giao đất, mà giao đất bằng các thông báo, không đúng theo quy định tại Thông tư số 14/2009 và Thông tư số 30/2014 của Bộ TNMT. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) tại Khu phố mới Tân Thạnh cho bên mua là bà Nguyễn Thị Ánh khi bản thân doanh nghiệp chuyển nhượng (Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam) chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định tại Luật Đất đai 2013.
Kiểm toán Nhà nước kết luận chỉ ra nhiều sai phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp sau CPH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2017. Cụ thể: Giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; cho gia hạn tiền sử dụng đất, cho miễn tiền phạt chậm nộp không đúng thẩm quyền đối với thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) không đúng quy định pháp luật đất đai dẫn đến gây thất thu cho NSNN về tiền sử dụng đất...
Dân Việt tiếp tục thông tin./.
Theo Danviet
1 năm tiếp 11 đoàn thanh tra, tỉnh kêu với Thủ tướng Chủ tịch tỉnh Hậu Giang kêu với Thủ tướng, riêng năm 2018, tỉnh tiếp 11 đoàn: "Chúng tôi thấy quá nhiều, địa phương mất rất nhiều công sức phục vụ các đoàn". Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 4/7, Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Lê Tiến Châu nêu thực tế việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán...