Đề nghị suy tôn Thiếu úy Lữ Anh Dồi là liệt sĩ
Các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã thống nhất đề nghị Bộ LĐ-TB&XH suy tôn ông Lữ Anh Dồi, người bị bắn từ 37 năm trước, là liệt sĩ.
Sáng 18-7, ông Võ Hoàng Hiệp (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau) xác nhận đã có văn bản đề nghị suy tôn ông Lữ Anh Dồi (nguyên Thiếu úy công an vũ trang, nay thuộc lực lượng bộ đội biên phòng) là liệt sĩ. Văn bản này đã được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau gửi về Bộ LĐ-TB&XH cùng Cục Người có công từ tháng 4-2016 và đang chờ phản hồi.
Ông Hiệp cũng cho biết sẽ tiếp tục có văn bản đề nghị các cơ quan trung ương xem xét giải quyết dứt điểm trường hợp của ông Lữ Anh Dồi.
Thống nhất đề nghị suy tôn liệt sĩ
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, từ nhiều năm qua, vợ của ông Lữ Anh Dồi là bà Nguyễn Thị Mai đã đeo đuổi đề nghị các cơ quan chức năng công nhận chồng mình là liệt sĩ. Đến tháng 12-2015, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau chủ trì hợp bàn với các ngành chức năng của tỉnh về yêu cầu của bà Mai.
Tháng 2-2016, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đã chủ trì cuộc họp với sự tham dự của các cơ quan như công an, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Thanh tra, Bảo hiểm xã hội và Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau.
Tại cuộc họp này, các cơ quan trên đồng thống nhất đề nghị suy tôn ông Lữ Anh Dồi là liệt sĩ với ba lý do: Thứ nhất, TAND Tối cao đã có kiến nghị phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách cho ông Lữ Anh Dồi. Thứ hai, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Minh Hải đã có Giấy báo tử số 01/GBT ngày 14-9-1991 thể hiện ông Lữ Anh Dồi đã hy sinh. Thứ ba, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Minh Hải có xác nhận trường hợp ông Lữ Anh Dồi là được phân công đi công tác.
Bà Nguyễn Thị Mai, vợ của ông Lữ Anh Dồi, vẫn đang kiên trì đề nghị cơ quan chức năng công nhận chồng là liệt sĩ. Ảnh: T.VŨ
Video đang HOT
Di ảnh ông Lữ Anh Dồi. Ảnh: T.VŨ
Oan khuất từ 37 năm trước
Theo hồ sơ, vụ án Lữ Anh Dồi xảy ra tại tỉnh Minh Hải cũ (nay là tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu). Vào lúc 13 giờ ngày 27-3-1979, tại sàn lựa thủy sản của cửa hàng thu mua thủy sản Hộ Phòng (huyện Giá Rai, thuộc tỉnh Bạc Liêu ngày nay), Thiếu úy Lữ Anh Dồi đã bị bắn chết bởi bốn phát súng của đồng đội là chuẩn úy Thái Văn Hùng.
Trong 10 năm sau đó, ông Lữ Anh Dồi bị mang tai tiếng là kẻ phản bội tổ quốc, câu kết với ngụy quân, ngụy quyền, cha cố để đưa người đi vượt biên. Khi bị lực lượng công an vũ trang phát hiện, bắt quả tang, ông Lữ Anh Dồi không đầu hàng mà còn chống cự nên bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1988, tòa án quân sự các cấp đã làm rõ vụ án, phơi bày sự thật là ông Lữ Anh Dồi không phản bội tổ quốc. Tại các bản án liên quan kết luận ông Lữ Anh Dồi từng hai lần báo cáo cấp trên thông tin có một nhóm người tổ chức đưa người vượt biên ở khu vực Hộ Phòng (huyện Giá Rai). Sau đó, ông Lữ Anh Dồi được Nguyễn Ngọc (nguyên Phó ty Công an, Chỉ huy trưởng Công an vũ trang Minh Hải cũ, lãnh đạo trực tiếp của ông Lữ Anh Dồi) bí mật chỉ đạo cùng Thái Văn Hùng (thuyền trưởng tàu mang biển số 3209) trực tiếp đưa tàu 3209 cài vào đường dây để bắt quả tang, phá án.
Trưa 27-3-1979, Thái Văn Hùng cho tàu 3209 cập bến cửa hàng thu mua thủy sản Hộ Phòng (huyện Giá Rai). Chờ tất cả 53 người đi vượt biên xuống tàu xong, Thái Văn Hùng bắn chỉ thiên ba phát súng ra hiệu cho lực lượng đã phục kích sẵn tiến hành bắt quả tang những người vượt biên. Liền đó, Thái Văn Hùng rút súng ngắn bắn bốn phát vào ông Lữ Anh Dồi làm nạn nhân thiệt mạng.
Hành động của Thái Văn Hùng được tòa án quân sự các cấp xác định là làm theo chỉ đạo của Nguyễn Ngọc. Từ đó, tòa án quân sự các cấp đã tuyên phạt Thái Văn Hùng 18 năm tù về tội giết người; Nguyễn Ngọc 20 năm tù về tội giết người, ba năm tù về tội vu khống (vu khống ông Lữ Anh Dồi phản quốc – NV), tổng hợp hình phạt chung là 20 năm tù.
Tòa án quân sự các cấp cũng giải oan, khẳng định ông Lữ Anh Dồi không phải là kẻ phản quốc, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách cho ông Lữ Anh Dồi.
“Đã 26 năm đi đề nghị công nhận danh hiệu liệt sĩ cho anh Dồi, tôi mòn mỏi lắm. Tôi chỉ mong rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ sớm xem xét giải quyết dứt điểm trường hợp của chồng tôi” – bà Nguyễn Thị Mai tâm sự.
Chuyển hồ sơ đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Chiều 18-7, tại buổi họp báo thông tin về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân kỷ niệm 69 năm ngày thương binh – liệt sĩ do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, trả lời Pháp Luật TP.HCM về trường hợp của ông Lữ Anh Dồi, bà Đỗ Thị Hồng Hà (Cục phó Cục Người có công, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết hiện đơn đề nghị công nhận liệt sĩ với ông Lữ Anh Dồi đang trong quá trình xem xét. “Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Cục Người có công đã nhận được đơn đề nghị công nhận liệt sĩ đối với Thiếu úy Lữ Anh Dồi. Hiện Cục Người có công đã soạn thảo văn bản chuyển sang Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng) đề nghị hoàn thiện hồ sơ. Đây là trường hợp thuộc ngành quân đội, sau khi hoàn thiện hồ sơ mới chuyển lại Bộ LĐ-TB&XH xem xét đề nghị công nhận liệt sĩ” – bà Hà cho biết. ĐẶNG TRUNG
TRẦN VŨ
Bộ Quốc phòng: Đã xác định được vị trí máy bay SU 30 gặp nạn
Những ngày tới, sẽ trục vớt máy bay SU30 và tiếp tục tìm kiếm một thành viên trên máy bay CASA 212 đang mất tích.
Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương chiều 1/7, Trung tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng về các nội dung liên quan đến máy bay SU30 và Casa 212 gặp nạn.
Thứ trưởng Lê Chiêm cho biết: Đến giờ này, chúng tôi đã tập trung giải quyết cứu được 1 phi công và tìm thấy 1 liệt sĩ của SU 30, 8 liệt sĩ trên máy bay CASA 212. Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ tang cấp cao cho các liệt sĩ vào ngày 30/6.
Bộ Quốc phòng: Đã xác định được vị trí máy bay SU 30 gặp nạn
"Bộ Quốc phòng đã tổ chức mai táng cho các đồng chí nghiêm túc, thể hiện tình cảm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với các đồng chí hy sinh. Trên 400 đoàn đến viếng các đồng chí" - Trung tướng Lê Chiêm nói.
Đến thời điểm hiện tại, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã vớt được máy của CASA 212 và đã xác định được vị trí SU 30, tiếp tục tìm kiếm một quân nhân trên CASA 212.
"Đây là tai nạn nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn về người và tài sản quốc gia" - Trung tướng Lê Chiêm nói.
Về chế độ chính sách, theo Trung tướng Lê Chiêm, hoàn cảnh của 9 đồng chí đều rất éo le, vợ không có công ăn việc làm, con nhỏ. Một số nơi đã nhận các chị vào làm việc. "Trách nhiệm của chúng tôi làm tốt việc này hơn nữa. Sẽ tiếp tục làm tốt chính sách hậu phương quân đội." - Trung tướng Lê Chiêm nói.
Nhiệm vụ những ngày tiếp theo là tiếp tục tìm kiếm 1 đồng chí trong phi hành đoàn CASA 212 và trục vớt máy bay SU 30. Hiện tại đã tìm thấy hộp đen của CASA 212 sau đó sẽ giải mã, rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân.
"Thực chất đây là vấn đề rất nghiêm trọng, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, trong đó có tâm lý cán bộ, chiến sĩ, niềm tin của toàn Đảng, toàn dân đối với lực lượng quân đội, đặc biệt là khi lực lượng này đang tiến lên chính quy, hiện đại", Thứ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh.
Liên quan đến an toàn bay, theo Trung tướng Lê Chiêm, với các nước tiên tiến như Nga, Mỹ bình quân 6.000 - 9.000 giờ thì xảy ra một vụ tai nạn, còn với Việt Nam là trên 12.000 giờ.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là tai nạn nghiêm trọng không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng gặp phải, vấn đề là phải tìm bằng được nguyên nhân, nghiêm túc rút kinh nghiệm để hạn chế các rủi ro, bảo đảm an toàn bay.
Theo VOV
Nghẹn ngào tiễn biệt các anh Lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chính phủ, quân đội cùng đồng bào, đồng đội, người thân đã đội mưa, rơi lệ tiễn đưa 9 quân nhân trên máy bay CASA-212 hy sinh trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn chiếc Su-30 MK2. Từ sáng sớm 30-6, hàng ngàn người là thân nhân, đồng đội của 9 quân nhân hy sinh đã đến Nhà...