Đề nghị sớm công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt
Hội nghề cá Việt Nam đề nghị sớm xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung để trấn an dư luận.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc trả lời báo chí rằng “đã đủ căn cứ khoa học thuyết phục về nguyên nhân cá chết”, nhưng đến nay, câu trả lời đó vẫn chưa công bố
Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Phạm Việt Thắng vừa ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đề nghị đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung .
Văn bản đề nghị của Hội nghề cá nêu rõ, nếu càng kéo dài thời gian việc truy tìm chính xác nguyên nhân cá chết sẽ càng khó khăn, vì khi đó, chất độc trong trầm tích ở đáy biển càng bị pha loãng dần, các mẫu cá chết ở thời điểm đầu tháng 4/2016 đã được lưu tại các phòng kiểm nghiệm hết hạn lưu mẫu sẽ được tiêu hủy.
Theo đánh giá của Hội nghề cá Việt Nam, việc xác định chính xác nguyên nhân cá chết là hết sức cần thiết, không những trấn an dư luận, làm cho người tiêu dùng an tâm hơn mà còn là sự tuân thủ quy định tại Điều 5, Hiệp định SPS của WTO.
Video đang HOT
Đại diện Hội nghề cá cho biết, hiện các gia đình ngư dân bị thiệt hại do cá chết đã được hỗ trợ mỗi người 15 kg gạo/tháng (trong 1,5 tháng) và các chính sách giãn nợ, giảm lãi suất cho vay đã được áp dụng. Tuy nhiên, đến nay dù đã 1,5 tháng nhưng chưa xác định được nguyên nhân cá chết, người dân ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế chưa thể đi đánh cá ven biển, các hộ nuôi cá, nuôi tôm sử dụng nước biển chưa thể nuôi.
Trước tình hình đó, Hội nghề cá đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ mỗi thành viên của gia đình bị thiệt hại do cá chết đến khi xác định được nguyên nhân và sản xuất được phục hồi.
Quan trọng hơn, nếu xác định nguyên nhân cá chết do con người gây ra thì thủ phạm ngoài việc phải chịu những hình phạt do phát luật quy định, còn phải chi trả toàn bộ chi phí hỗ trợ cho ngư dân mà Chính phủ đã ứng trước.
Đồng thời, các tổ chức, cá nhân gây ra việc này phải chi trả những thiệt hại về tài nguyên sinh vật biển bị hủy hoại và chi phí phục hồi môi trường sinh thái của vùng biển chịu tác động.
Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu xuất hiện ở Hà Tĩnh từ 6/4, sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và chấm dứt vào đầu tháng 5. Dù nhiều đoàn kiểm tra vào cuộc, song nguyên nhân cuối cùng vẫn chưa xác định.
Gần đây nhất, ngày 14/5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc trả lời báo chí rằng “đã đủ cơ sở khoa học thuyết phục để nói về nguyên nhân cá chết hàng loạt”, nhưng đến nay, câu trả lời đó vẫn chưa được công bố.
Theo Lan Ngọc
Nên loại trừ nguyên nhân cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ
Chiều 28-4, Trung ương Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Tài chính kiến nghị, nên loại trừ nguyên nhân cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ như công bố của Bộ TN-MT trước đó.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phụ trách thủy sản) cho rằng, Hội nghề cá đồng tình với nguyên nhân cá chết có thể do độc tố mà Bộ TN-MT đưa ra tại cuộc họp ngày 27-4 vừa qua.
Tuy nhiên, nguyên nhân do thủy triều đỏ (hay còn gọi tảo nở hoa) nên được loại trừ. Những biểu hiện đặc trưng của thủy triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế như lượng tảo phát triển nhiều gây đổi màu nước biển; cá ở tầng mặt chết hàng loạt và xác tảo trôi dạt vào bờ từng mảng lớn gây ô nhiễm..
Ngoài ra, Hội này cũng cho biết, đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân cá chết do tác động từ động đất, sóng thần. Vì vậy, giả thiết chất độc do con người gây ra là tương đối có cơ sở. "Hội nghề cá cũng bày tỏ nguyện vọng của ngư dân, mong muốn sớm có câu trả lời nguồn độc tố từ đâu ra", ông Nguyễn Việt Thắng cho hay.
Bên cạnh đó, Hội nghề cá cho rằng, các bộ, ngành cần xác định xem chất độc có tồn dư trong đất và nước biển hay không, tồn dư trong bao lâu?. Bởi, hiện nay ngư dân đánh cá ven biển không dám đi biển. Còn, người nuôi cá lồng trên biển không dám tiếp tục nuôi; người nuôi tôm, cá nước lợ không dám sử dụng nước biển để nuôi tôm, cá.
Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, nên loại trừ nguyên nhân cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ
Chủ tịch Hội nghề cá nhấn mạnh: "Một hệ lụy khác là người tiêu dùng hoang mang, lo lắng nên đã hạn chế, thậm chí không sử dụng cá biển. Đáng nói, nếu câu trả lời này không sớm được tìm ra thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, các ngành kinh tế khác như du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tất cả đang chờ đợi câu trả lời từ cơ quan có trách nhiệm".
Để sớm khắc phục tình trạng trên, Hội nghề cá Việt Nam kiến nghị, trong khi chưa xác định được cá chết do nguyên nhân gì đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ TN-MT chỉ đạo các tỉnh bố trí lực lượng thu gom cá chết để tiêu hủy; không để xảy ra tình trạng người dân tự do gom cá chết mang đi nơi khác bán hoặc chế biến thức ăn gia súc, nước mắm...
Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT khẩn trương xác định chính xác nguyên nhân gây cá chết hàng loạt, trên cơ sở đó có các biện pháp tiếp theo nhằm phục hồi sản xuất nghề cá và các ngành nghề khác liên quan.
Hội nghề cá Việt Nam kiến nghị Chính phủ có chủ trương, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các tỉnh thống kê những hộ nuôi trồng ven biển, hộ ngư dân khai thác thủy sản ven bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế bị thiệt hại để hỗ trợ. Mức hỗ trợ ít nhất là 15kg gạo/người/tháng, tính từ tháng 4-2016 đến khi có giải pháp khôi phục sản xuất.
Theo_An ninh thủ đô
19h tối nay, công bố nguyên nhân cá chết ở miền Trung Ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng, Bộ TN&TM vừa cho biết, Bộ sẽ họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung vào lúc 19h ngày 27.4. Ông Vũ Minh Sơn- Vụ trưởng vụ thi đua và khen thưởng- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cho biết, tối nay sẽ công bố nguyên nhân...