Đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế
Mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp các thông tin người nộp thuế theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020.
Nội dung này được thực hiện theo Nghị định 126/2020 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Quản lý thuế, trong đó có kinh doanh online trên các nền tảng xuyên biên giới.
Đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế/Ảnh minh họa
Trước đó, Tổng cục Thuế đã thí điểm triển khai việc cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế cho cơ quan thuế với 5 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngoại Thương (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển (BIDV), Quân đội (MB) và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank).
Video đang HOT
Cụ thể, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cung cấp cho cơ quan thuế tên chủ tài khoản, số hiệu, ngày mở (hoạt động, ngày đóng tài khoản cho cơ quan thuế (qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế). Trách nhiệm của cơ quan thuế là khai thác, truyền nhận, lưu trữ và bảo mật hoàn toàn các thông tin của người nộp thuế mà ngân hàng cung cấp.
Tổng cục Thuế cung cấp mã số thuế của người nộp thuế cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài các tài khoản thanh toán của khách hàng có thông tin mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đối chiếu và cung cấp thông tin tài khoản thanh toán theo mã số thuế.
Trường hợp khách hàng không có mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đối chiếu với số, loại giấy tờ do Tổng cục Thuế cung cấp theo mã số thuế của người nộp thuế. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm bảo mật và chỉ sử dụng thông tin do Tổng cục thuế cung cấp để phục vụ việc trao đổi thông tin với Tổng cục Thuế.
Thời gian chậm nhất trong thời gian 90 ngày, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập và gửi danh sách tài khoản thanh toán của người nộp thuế lần đầu đến Tổng cục Thuế, bao gồm toàn bộ các tài khoản thanh toán của người nộp thuế còn hiệu lực của tháng liền kề tháng cung cấp thông tin. Định kỳ hàng tháng (chậm nhất ngày 10 của tháng kế tiếp), các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin số hiệu tài khoản phát sinh mới trong kỳ và các tài khoản có ngày đóng trong kỳ.
Chế độ báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự thảo nêu rõ, các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng. Khi có chỉnh sửa đối với số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường thì đơn vị báo cáo phải gửi lại báo cáo kèm các thuyết minh, gửi các thuyết minh báo cáo bằng điện tử hoặc văn bản cho đơn vị nhận báo cáo.
Theo dự thảo, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định kỳ gửi báo cáo theo: Kỳ báo cáo ngày được xác định theo ngày làm việc; kỳ báo cáo 10 ngày (hay 3 kỳ/tháng): Kỳ 1 được tính từ ngày 1 đến ngày 10 của tháng báo cáo; kỳ 2 được tính từ ngày 11 đến ngày 20 của tháng báo cáo; kỳ 3 được tính từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; kỳ báo cáo 15 ngày (hay 2 kỳ/tháng): kỳ 1 được tính từ ngày 1 đến ngày 15 của tháng báo cáo; kỳ 2 được tính từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; các kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm được xác định theo lịch dương.
Báo cáo ngày: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày báo cáo; báo cáo 10 ngày (3 kỳ/tháng), 15 ngày (2 kỳ/tháng): các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất 2 ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
Báo cáo tháng: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 8 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo quý: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 18 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo 6 tháng: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo năm: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì hạn gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó hoặc theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Trường hợp báo cáo gửi bằng văn bản, ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày ghi trên dấu của bưu điện nơi tiếp nhận báo cáo gửi đi. Trường hợp báo cáo gửi qua kênh báo cáo điện tử, ngày gửi báo cáo là ngày truyền file báo cáo thành công về Cục Công nghệ thông tin.
Trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất, đơn vị báo cáo phải gửi báo cáo qua fax hoặc qua thư điện tử cho đơn vị nhận báo cáo. Sau khi gửi báo cáo qua fax hoặc thư điện tử, đơn vị báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo chính thức bằng văn bản theo quy định. Ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày fax báo cáo, ngày gửi thư thành công cho đơn vị nhận báo cáo.
Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Thông tư quy định một số nội dung về hóa đơn điện tử gồm ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; mẫu hiển...