Đề nghị mở rộng điều tra việc lộ thông tin cho Nguyễn Xuân Đường
Đáng lưu ý, cử tri đề nghị Bộ Công an mở rộng điều tra làm rõ có hay không việc để lộ thông tin cho đối tượng Nguyễn Xuân Đường khi đối tượng này bỏ trốn ngay khi có quyết định khởi tố bị can; bảo đảm sự công khai, nghiêm minh trong quá trình xử lý tội phạm.
Một phiên tòa xét xử Nguyễn Xuân Đường
Theo Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải quyết kiến nghị cử tri đã gửi đến kỳ họp thứ 9, cử tri nhiều địa phương như Nghệ An, Ninh Bình, Đồng Tháp… bày tỏ lo lắng trước tình hình phức tạp của các loại tội phạm về ma túy, cho vay nặng lãi, băng nhóm xã hội đen…
Trả lời kiến nghị này, Bộ Công an cho biết, đã chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ tổ chức thanh tra, xác định: tại thời điểm khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Dương (ngày 7-4-2020) về tội cố ý gây thương tích. Do chưa đủ tài liệu, chứng cứ khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Đường nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình chưa áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Nguyễn Xuân Đường. Sau khi củng cố chứng cứ xác định Nguyễn Xuân Đường là đối tượng liên quan, Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã và phối hợp các lực lượng truy bắt. Đến ngày 10-4-2020, Nguyễn Xuân Đường đã bị bắt tại Lý Nhân, Hà Nam. Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, chưa có tài liệu chứng minh lộ lọt thông tin dẫn đến đối tượng Nguyễn Xuân Đường bỏ trốn ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.
Hiện nay, Bộ Công an đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của Bộ phối hợp, hướng dẫn Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khẩn trương điều tra làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của Nguyễn Xuân Đường và các đối tượng liên quan; làm rõ và đề nghị xử lý cá nhân, tổ chức liên quan câu kết, bao che cho các trường hợp vi phạm (nếu có); phối hợp Viện Kiểm sát, Tòa án sớm đưa các vụ án ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật; kịp thời cung cấp thông tin để cử tri theo dõi, giám sát, tiếp tục phát hiện, tố giác tội phạm.
Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, hoạt động xã hội đen kiểu “Đường Nhuệ” diễn ra ở rất nhiều địa phương, chỉ khác nhau ở mức độ trắng trợn, tinh vi. Vai trò quản lý của cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền như thế nào khi để băng nhóm xã hội đen lộng hành trong một thời gian dài – cử tri chất vấn.
Trả lời cử tri, Bộ Công an ghi nhận sự quan tâm theo dõi và chia sẻ về lo lắng, băn khoăn của cử tri, thừa nhận việc ở một số địa bàn, địa phương, hoạt động của các băng ổ nhóm tội phạm còn tiềm ẩn phức tạp. Các ổ nhóm tội phạm có tổ chức nói chung đều hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt, đối tượng cầm đầu không trực tiếp ra mặt mà chỉ đạo đàn em thực hiện (vụ “Đường Nhuệ” đã xử lý 20 vụ, 15 đối tượng, trong đó có đối tượng bị xử lý nhiều lần) nên việc xử lý triệt để rất khó khăn. Đối với tất cả các vụ án, ngoài việc chứng minh tội phạm, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ, kiến nghị các vấn đề liên quan đến trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, quản lý địa bàn, lĩnh vực, khắc phục sơ hở, thiếu sót và phòng ngừa tội phạm.
Hiện tượng doanh nghiệp có tính chất “côn đồ” cấu kết với các cá nhân trong các cơ quan nhà nước để thực hiện các hành vi thao túng, đe dọa, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng được cử tri phản ánh, đề nghị Chính phủ chỉ đạo điều tra, xử lý.
Bộ Công an cho biết, ngay từ năm 2010, Bộ Công an đã thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành các đề án, kế hoạch, hướng dẫn công an các địa phương đấu tranh, triển khai các đợt cao điểm tấn công, truy quét. Kết quả trung bình hàng năm triệt phá trên 2.000 băng ổ nhóm tội phạm các loại (trong đó có nhiều băng ổ nhóm tội phạm núp bóng doanh nghiệp).
Theo Bộ Công an, nhìn chung, hoạt động của tội phạm có tổ chức nói chung, tội phạm núp bóng doanh nghiệp nói riêng đã được kiềm chế, không để hình thành các băng ổ nhóm tội phạm theo kiểu “xã hội đen” hoạt động lộng hành. Thời gian tới, Bộ Công an cho biết sẽ chỉ đạo công an các địa phương trong toàn quốc tăng cường rà soát, đấu tranh quyết liệt, điều tra, xử lý nghiêm các băng ổ nhóm tội phạm có tổ chức với phương châm làm tan rã băng ổ nhóm “ngay từ trong trứng”.
Video đang HOT
Tiếp tục mở rộng điều tra liên quan đến băng nhóm Đường Nhuệ
Thông tin từ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết, hiện Công an tỉnh này đang tập trung chỉ đạo các đơn vị điều tra mở rộng vụ án liên quan đến băng nhóm Đường Nhuệ.
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan băng nhóm Đường Nhuệ
Tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình khoá XVI (từ ngày 9 - 11/7), Đại tá Nguyễn Thanh Trường - Gíam đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, Công an tỉnh Thái Bình đã mở 3 đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; lập các tổ công tác phòng chống tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Các lực lượng chức năng Công an tỉnh Thái Bình đã triệt xoá 21 băng ổ nhóm.
Kết quả đã khám phá 454 vụ vi phạm pháp luật về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 84,7%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Công an tỉnh Thái Bình hiện đang tập trung mở rộng điều tra liên quan đến băng nhóm Đường Nhuệ.
Đáng chú ý, Công an tỉnh Thái Bình đã chủ động xác lập chuyên án, đấu tranh triệt phá băng nhóm tội phạm do Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, SN 1971, TP.Thái Bình) cầm đầu.
Liên quan đến băng nhóm này, cơ quan chức năng đã khởi tố 3 vụ án, 13 bị can; phục hồi 1 vụ, 1 bị can; chuyển đề nghị truy tố 2 vụ, 7 bị can.
Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cũng cho biết, Công an tỉnh này đang tập trung chỉ đạo các đơn vị điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cũng liên quan đến băng nhóm tội phạm do Đường Nhuệ cầm đầu, phát biểu tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực, phụ trách Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình Đàm Văn Vượng nhìn nhận, với những vụ án đã rõ hồ sơ, đầy đủ chứng cứ do Đường Nhuệ cầm đầu, ngành công an phối hợp với các ngành cùng khối, chủ động đẩy nhanh tiến độ điều tra, đưa ra truy tố, xét xử để báo cáo với cử tri, nhân dân.
Đường Nhuệ là ai?
Nguyễn Xuân Đường quê quán xã Nam Cao (Kiến Xương, Thái Bình). Cuối năm 2007, sau khi đi lao động tự do tại Liên bang Nga về địa phương, Đường thường xuyên có biểu hiện tụ tập một số đối tượng không có công ăn, việc làm, gây ra một số vụ cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng.
Năm 2008, Đường kết hôn với Nguyễn Thị Dương (quê xã An Ninh, Tiền Hải). Sau khi cưới, vợ chồng Đường Nhuệ bắt đầu hoạt động môi giới, buôn bán bất động sản.
Qua rà soát từ năm 2010 đến nay, lực lượng Công an đã xử lý đối với 20 vụ, 12 đối tượng có mối quan hệ với Đường, Dương.
Trong các vụ việc này, chủ yếu là do đàn em của Đường thực hiện, Đường không trực tiếp ra mặt nên việc đấu tranh, xử lý đối với Đường gặp nhiều khó khăn.
Vợ chồng Đường Nhuệ được biết đến là những người có "máu mặt" ở Thái Bình.
Với Dương, từ cuối năm 2010 đến nay Dương 3 lần đăng ký kinh doanh hộ cá thể, trong đó 2 lần ở TP.Thái Bình và 1 lần ở Tiền Hải.
Tất cả các lần đăng ký và hoạt động kinh doanh đều báo cáo không phát sinh doanh thu và thực hiện việc nộp thuế.
Ngày 6/2/2015, Dương thành lập Công ty TNHH MTV Đường Dương (tên đề là Công ty bất động sản), hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh doanh bất động sản, vốn điều lệ và vốn pháp định là 6 tỷ đồng.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH MTV Đường Dương chưa thay đổi đăng ký kinh doanh và chỉ nộp tiền thuế môn bài hằng năm, ngoài ra không phát sinh doanh thu và các khoản thuế khác.
Vợ chồng Đường Nhuệ tham gia các cuộc đấu giá tài sản, chủ yếu là đấu giá đất và đều lấy tư cách cá nhân.
Cuối năm 2017, vợ chồng Đường Nhuệ tự đứng ra thành lập cái gọi là "Hiệp hội tang lễ Thái Bình" và hoạt động có dấu hiệu bảo kê, cưỡng đoạt tài sản.
Băng nhóm do Đường Nhuệ cầm đầu trong thời gian vừa qua đã gây ra nhiều vụ án gây bức xúc trong dư luận, đơn cử như vụ hành hung người tại trụ sở Công an phường Trần Lãm vào năm 2014, cưỡng đoạt tài sản liên quan đến dịch vụ tang lễ...
Thời gian gần đây, vợ chồng Đường Nhuệ có nhiều dấu hiệu bất minh về kinh tế như xây dựng nhà cao tầng, mua sắm xe ô tô và đồ gia dụng đắt tiền; sở hữu nhiều lô đất có giá trị ở các huyện, thành phố; hoạt động từ thiện, đóng phim đăng tải lên youtube, tổ chức các sự kiện mời rất nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng tham dự.
Trong những năm gần đây, qua tiếp nhận đơn thư phản ánh của một số tổ chức, cá nhân về các hoạt động có dấu hiệu tội phạm của vợ chồng Đường Nhuệ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo, yêu cầu Công an tỉnh và các ngành chức năng tập trung đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Về hành vi cưỡng đoạt tài sản, núp bóng dưới hình thức hoạt động của "Hiệp hội tang lễ Thái Bình":
Từ tháng 12/2017, bằng nhiều thủ đoạn đe doạ, gây rối, khống chế, Nguyễn Xuân Đường và đồng bọn đã buộc Công ty Thành Phát - là công ty làm dịch vụ hoả táng cho Công ty Cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long (Nam Định) phải ngừng hoạt động tại Thái Bình.
Tiếp đó Đường cùng Lợi đã tìm cách thâu tóm địa bàn bằng cách tự tuyên bố là Chủ tịch cái gọi là "Hiệp hội tang lễ" (đã được các công ty dịch vụ tang lễ thành lập từ trước nhưng không xin phép chính quyền).
Đường đã đứng ra phân chia địa bàn hoạt động cho các công ty dịch vụ tang lễ và tự ý đặt ra quy định về các khoản nộp bắt buộc tính trên số ca hoả táng, được gọi là hội phí và quỹ từ thiện, nhưng toàn bộ số tiền đó là do Đường thu và toàn quyền quyết định.
Bằng các hành vi đe doạ, cưỡng ép, Đường đã buộc các công ty hoạt động dịch vụ tang lễ trên địa bàn phải chấp nhận các quy định của chính mình.
Do sợ bị trả thù, các công ty này không giám tố cáo đến các cơ quan chức năng về hành vi của Đường. Ngày 22/4, Đường và Lợi đã bị khởi tố về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Vợ Nguyễn Xuân Đường bị khởi tố thêm tội danh Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Dương - vợ của Nguyễn Xuân Đường. Chiều 22/6, Công an tỉnh Thái Bình vừa thông tin diễn biến tiếp theo vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ngày 20/12/2019, tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài...