Đề nghị miễn nhiệm giám đốc Sở Du lịch Bình Định sau vụ đánh golf
Sau vụ chơi golf trong thời gian giãn cách xã hội, ông Nguyễn Văn Dũng (Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định) và 2 cán bộ khác bị kỷ luật.
Ngày 1/9, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định xác nhận đơn vị đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xử lý về chính quyền, miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, bố trí công tác khác đối với ông Nguyễn Văn Dũng và bà Huỳnh Thị Kim Bình (Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Định).
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định cũng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy có văn bản đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính xem xét, xử lý về chính quyền đối với vi phạm của ông Nguyễn Công Thành, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định. Ảnh: M.H.
Tại kỳ họp vừa diễn ra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định đã xem xét việc ông Nguyễn Văn Dũng và ông Nguyễn Công Thành cùng 2 doanh nhân chơi golf trong thời gian giãn cách xã hội. Họ đã tiếp xúc gần với nữ nhân viên sân golf nhiễm nCoV.
Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, ông Dũng và Thành đã vi phạm các quy định về phòng chống dịch Covid-19, vi phạm Quy định số 101 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Còn bà Huỳnh Thị Kim Bình, Phó bí thư Chi bộ Sở Du lịch, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Định, đã trực tiếp soạn thảo, ký ban hành giấy mời của trung tâm nhằm hợp thức hóa, giúp ông Dũng và một số đảng viên khác báo cáo sai sự thật, che giấu khuyết điểm, vi phạm.
Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, bà Bình đã gây khó khăn, thiếu hợp tác với tổ kiểm tra. Việc này vi phạm Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm; vi phạm Quy chế làm việc của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Bình Định.
Video đang HOT
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác định vi phạm của các 3 cán bộ trên là nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt, công tác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và hậu quả vi phạm của từng người, căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Dũng, ông Nguyễn Công Thành và bà Huỳnh Thị Kim Bình.
Theo ngành y tế Bình Định, ngày 3/8, nữ nhân viên của sân golf FLC Quy Nhơn được xác định dương tính SARS-CoV-2. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy có 11 người tiếp xúc gần với F0 này.
Trong số những F1 có ông Nguyễn Công Thành (Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định), ông Nguyễn Văn Dũng (Giám đốc Sở Du lịch), ông Lê Văn Thảo (Tổng giám đốc Công ty CP Phú Tài), ông Nguyễn Hữu Lộc (doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản titan).
Núi lửa triệu năm tuổi và những cảnh đẹp hút hồn du khách ở đảo Lý Sơn
Đảo Lý Sơn được hình thành từ quá trình phun trào của núi lửa hàng triệu năm trước.
Cấu tạo độc đáo đó tạo nên cho Lý Sơn vẻ đẹp đến nao lòng.
Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Huyện có diện tích khoảng 10,3 km2 với trên 22.000 dân. Đảo Lý Sơn hội tụ nhiều thế mạnh về di sản địa chất, văn hóa, sản phẩm nông nghiệp. Do đó, huyện đảo là điểm đến ưa thích của du khách.
Toàn cảnh Lý Sơn nhìn từ trên cao.
Huyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này hiện có vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho thấy, cụm núi lửa ở Lý Sơn và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.
Cụm núi lửa ở phía Tây đảo Lớn, miệng núi lửa lớn nhất trong số này là núi Giếng Tiền cao 86 m.
Thới Lới là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn. Đỉnh núi cao hơn 149 m, đây cũng là điểm cao nhất trên đảo. Ngọn núi lửa này có đường kính đáy 1,4 km, đường kính miệng 0,35 km. Tường phía trong miệng núi lửa Thới Lới có dạng dốc đứng, ở giữa khá sâu tạo thành hồ nước.
Miệng núi lửa Thới Lới được xây dựng thành hồ chứa nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của huyện đảo.
Đường lên đỉnh Thới Lới được xem là cung đường đẹp nhất ở huyện đảo Lý Sơn.
Quá trình phun trào của núi lửa Thới Lới đã tạo nên những cảnh quan ngoạn mục, đặc biệt là vách đá Hang Câu. Vách đá Hang Câu có khung cảnh kỳ vĩ. Thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, núi Thới Lới và thắng cảnh Hang Câu là điểm thu hút hàng nghìn du khách mỗi ngày.
Vách đá Hang Câu sừng sững bên bờ biển.
Cách đảo Lớn về phía Tây khoảng 3 hải lý là đảo Bé. Đảo Bé chỉ có trên 100 hộ dân chủ yếu sinh sống bằng dịch vụ du lịch, trồng hành tỏi.
Toàn cảnh đảo Bé nhìn từ trên cao.
Nham thạch núi lửa gặp nước biển đông cứng lại tạo ra những vòm đá kỳ thú được gọi là cổng Tò Vò. Ngoài cổng Tò Vò trên cạn ở đảo Lớn, các chuyên gia khảo cổ còn phát hiện một vòm đá khác nằm sâu dưới đáy biển. Vòm đá này nằm ở vùng biển cách đảo Bé khoảng 1 hải lý. Tổng thể khối nham thạch tạo nên vòm đá kéo dài gần 100 m, trong đó phần mái vòm dài khoảng 20 m. Tính từ đáy biển lên, nơi cao nhất của vòm đá khoảng 5 m.
Vòm đá nham thạch được phát hiện vào năm 2014 ngoài khơi đảo Bé.
Quá trình phun trào của núi lửa tạo nên nhiều vách đá nham thạch. Qua thời gian, nham thạch bị sóng biển mài mòn tạo nên nhiều hang đá độc đáo. Hang đá lớn nhất trên đảo Lý Sơn chính là chùa Hang. Hang đá này nằm dưới chân núi Thới Lới với chiều sâu 24 m, rộng 20 m, cao 3,2 m.
Ngoài việc tạo nên những di sản địa chất độc đáo, dung nham núi lửa bị phong hóa đã hình thành nên nền đất đỏ bazan chứa nhiều khoáng chất. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây tỏi. Tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon và nhiều dược tính quý nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nham thạch núi lửa phong hóa tạo nên loại đất đặc biệt giúp hành, tỏi Lý Sơn có chất lượng thơm ngon.
Toàn huyện đảo có trên 300 ha đất nông nghiệp.
Ngoài hoạt động du lịch và nông nghiệp, đảo Lý Sơn có hàng nghìn người tham gia khai thác hải sản xa bờ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, mỗi năm huyện đảo đón từ 260.000 - 280.000 lượt khách du lịch. Riêng các ngày lễ, cuối tuần có khoảng 2.000 - 4.000 lượt khách đến với Lý Sơn.
Một góc đảo Bé thanh bình giữa đại dịch Covid-19.
"Năm nay dịch bệnh phức tạp nên lượng khách du lịch sụt giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, huyện đảo đón được khoảng 40 nghìn lượt du khách, giảm khoảng 30 nghìn lượt so với cùng thời điểm năm ngoái. Lượng khách này chưa bằng 1/4 so với thời điểm chưa có dịch Covid-19", ông Ninh thông tin.
Khám phá cảnh quan 'Lưng rồng' Nguyên Bình là một trong những điểm đến tuyệt vời trong hành trình du lịch đến mảnh đất Cao Bằng. Nơi đây quyến rũ khách thập phương bởi vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ và những giá trị địa chất độc đáo từ cảnh quan đá vôi, thung lũng, các hóa thạch, khoáng sản... Điển hình là cảnh quan Lưng rồng...