Đề nghị làm rõ dấu hiệu oan sai trong vụ án lừa đảo ở tỉnh Lai Châu
Bị thay đổi tội danh 2 lần trong hơn một năm bị bắt tạm giam, nhưng bà Tạ Thị Minh Nguyệt lại được đình chỉ điều tra do Cơ quan CSĐT không đủ chứng cứ. Cho rằng việc tạm giam là oan sai, bà Nguyệt đã viết đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
Đơn tố cáo bà Tạ Thị Minh Nguyệt gửi đến tòa soạn báo Dân trí
Trong đơn kêu cứu khẩn cấp gửi báo Dân trí, bà Tạ Thị Minh Nguyệt, HKTT: Tổ 6, phường Trung Thành, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên phản ánh: Tháng 6/2011, bà Nguyệt bị Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng không đưa ra chứng cứ thuyết phục khiến bà phải chịu oan ức, doanh nghiệp phá sản, gia đình ly tán. Xét thấy cáo trạng của Viện KSND tỉnh Lai Châu chưa đủ chứng cứ buộc tội, Tòa án tỉnh Lai Châu quyết định trả hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung. Do không buộc được tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bà Nguyệt, Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Lai Châu quyết định đổi tội danh của bà Nguyệt thành tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản“. Ngày 18/9/2012, Viện KSND tỉnh Lai Châu truy tố bà Nguyệt về tội mới, nhưng chứng cứ buộc tội vẫn là chứng cứ cũ.
5 tháng sau khi ban hành cáo trạng, ngày 18/1/2013, Viện KSND tỉnh Lai Châu ban hành quyết định “ miễn trách nhiệm hình sự” đối với bà Tạ Thị Minh Nguyệt. Tuy nhiên, quyết định miễn trách nhiệm hình sự không được Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu và Viện KSND tỉnh Lai Châu tống đạt đến bà Nguyệt theo quy định pháp luật. Sai sót của cơ quan bảo vệ pháp luật khiến bà Nguyệt phải mang tiếng là bị can, không dám đi khỏi nơi cư trú suốt nhiều tháng.
Trở lại vụ án, ngày 22/6/2011, bà Tạ Thị Minh Nguyệt bị Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu bắt tạm giam theo Quyết định khởi tố vụ án số 04 ngày 22/6/2011 của Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu, Quyết định khởi tố bị can số 06 ngày 22/6/2011 của Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“, quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Lai Châu bị Tòa án trả lại và yêu cầu điều tra bổ sung
Ngày 3/2/2012, Viện KSND tỉnh Lai Châu ra cáo trạng số 04/KSĐT-TA truy tố bị can Nguyệt về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“. Nhận thấy không có đủ bằng chứng, ngày 28/6/2012, HĐXX Tòa án tỉnh Lai Châu ra Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung. Ngày 3/7/2012, Viện KSND tỉnh Lai Châu ra Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung gửi Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu. Đến ngày 30/7/2012, Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Lai Châu ra Quyết định số 02 thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can. Bị can Nguyệt chuyển sang bị truy tố về tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản“, thay cho tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“.
Ngày 8/9/2012, Viện KSND tỉnh Lai Châu ra cáo trạng số 28/KSĐT – KT truy tố bị can Nguyệt về tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ luật Hình sự. Mặc dù Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu và Viện KSND tỉnh Lai Châu đã thay đổi tội danh đối với bị can Nguyệt, Tòa án tỉnh Lai Châu vẫn trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung và ra Quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử số 01/2012/HSST-QĐ thêm 30 ngày, tính từ ngày 17/12/2012.
Quyết định thay đổi tội danh khởi tố và bản cáo trạng của Viện KSND tỉnh Lai Châu
Đến ngày 26/12/2012, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu ra Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Nguyệt, kèm theo lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 01/L-PC44. Như vậy, sau 18 tháng 3 ngày bà Nguyệt bị tạm giam, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu đã 2 lần khởi tố vụ án, Viện KSND tỉnh Lai Châu 2 lần ra cáo trạng và có đến 4 quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu không tìm ra chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can Nguyệt về tội danh “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản“; “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“.
Video đang HOT
Trong thời gian bà Nguyệt được tại ngoại, ngày 18/1/2013, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu đã ra Quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với bà Nguyệt. Viện KSND tỉnh Lai Châu ra Quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyệt. Tuy nhiên, những Quyết định nêu trên không được Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu tống đạt cho bà Nguyệt và chính quyền địa phương. Đồng nghĩa, bà Nguyệt vẫn mang tiếng bị can nhiều tháng và không dám đi khỏi nơi cư trú.
Quyết định đình chỉ điều tra được ký ngày 18/1/2013
Đến ngày 7/6/2013 bà Nguyệt mới nhận được Quyết định đình chỉ điều tra
Gia đình bà Nguyệt chỉ biết đến Quyết định đình chỉ vụ án khi bố bà Nguyện là ông Tạ Huy Hùng có đơn gửi Viện KSND tỉnh Lai Châu. Ngày 11/5/2013, ông Huy nhận được giấy báo tin số 01/VKS-KT do Kiểm sát viên Triệu Thị Hồng thông báo việc Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định đình chỉ điều tra bị can, Viện KSND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyệt.
Ngày 7/6/2013, bà Tạ Thị Minh Nguyệt và luật sư đã đến Công an tỉnh Lai Châu và Viện KSND tỉnh Lai Châu làm việc thì mới nhận được 2 Quyết định nêu trên. Như vậy, phải mất gần 6 tháng sau khi Công an tỉnh Lai Châu, Viện KSND tỉnh Lai Châu ra Quyết định đình chỉ điều tra và miễn trách nhiệm hình sự, bà Nguyệt mới nhận được quyết định do tự đến hỏi, chứ không phải do Công an tỉnh Lai Châu tống đạt.
Làm việc với PV Dân trí, bà Tạ Thị Minh Nguyệt cho rằng việc ra Quyết định đình chỉ điều tra bị can của Công an tỉnh Lai Châu và Quyết định miễn trách nhiệm hình sự của Viện KSND tỉnh Lai Châu được viện dẫn theo Điều 25 Bộ luật hình sự chỉ nhằm né tránh trách nhiệm bồi thường oan sai bằng khái niệm “ Chuyển biến tình hình“. Theo trình bày của bà Nguyệt, nội dung cáo trạng số 04/KSĐT-TA ngày 3/2/2012; số 28/KSĐT – TA ngày 18/9/2012 và Quyết định miễn nhiệm trách nhiệm hình sự số 01/KSĐT-KT ngày 18/1/2013 của Viện KSND tỉnh Lai Châu đã thể hiện nhiều điểm mâu thuẫn bất thường.
Bà Nguyệt cho rằng Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện KSND tỉnh Lai Châu chưa thỏa đáng
Trong 2 bản cáo trạng người được coi là bị hại của vụ án được xác định là bà Liên, nhưng tại Quyết định miễn trách nhiệm hình sự số 01/KSĐT-KT ngày 18/1/2013 Viện KSND tỉnh Lai Châu lại đổi người bị hại sang bà Phượng và quy số tiền bà Nguyệt chiếm đoạt là 446.000.000đ, mặc dù trước đó cáo trạng số 04/KSĐT-TA ngày 3/2/2012 đã kết luận không đủ căn cứ để xử lý bà Nguyệt. Bà Nguyệt cho biết trong quá trình bị tạm giam bà luôn khẳng định mình vô tội, nhưng Quyết định miễn trách nhiệm hình sự lại ghi bà Nguyệt thành khẩn khai báo.
Sau khi bà Nguyệt có đơn khiếu nại Quyết định miễn nhiệm trách nhiệm hình sự số 01/KSĐT-KT ngày 18/1/2013 Viện KSND tỉnh Lai Châu; Quyết định đình chỉ điều tra bị can số 01/QĐ-PC44 của Công an tỉnh Lai Châu. Ngày 9/7/2013, ông Nông Văn Hải – Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 01/QĐ-VKSLC.P1 bác toàn đơn khiếu nại của bà Nguyệt.
Cho rằng Quyết định giải quyết khiếu nại số 01/QĐ-VKSLC.P1 của Viện KSND tỉnh Lai Châu chưa thỏa đáng, bà Nguyệt tiếp tục gửi đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp đến các cơ quan bảo vệ pháp luật đề nghị điều tra, làm rõ những mâu thuẫn trong các Quyết định đã ban hành của Viện KSND tỉnh Lai Châu và Công an tỉnh Lai Châu. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp có dấu hiệu bị xâm hại, bà Tạ Thị Minh Nguyệt khẩn thiết đề nghị Cơ quan CSĐT – Bộ Công an, Viện KSND tối cao, Cục Điều tra hình sự – Viện KSND tối cao vào cuộc điều tra, xử lý những hành vi vi phạm của các cán bộ điều tra liên quan; Tuyên bà Nguyệt không phạm tội; Sớm phuc hồi, bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, vật chất mà bà Nguyệt và gia đình phải gánh chịu từ tháng 6/2011 cho đến nay.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ngọc Cương
Theo Dantri
Lá thư lạ lùng của "quan tham" gửi những người hôi của
Kính gửi hàng trăm "anh chủ, chị chủ" đã tham gia "Ngày Hội Hôi Bia" thành công rực rỡ ở Đồng Nai.
Em xin tự giới thiệu, em là Trần Văn Cạp, một cán bộ có vị trí "quan phụ mẫu" nhưng vẫn được gọi là đầy tớ, là công bộc, là "osin" của nhân dân. Vì là đầy tớ, nên em không nề hà gì việc Cạp: Cạp đất, Cạp sắt, Cạp đường, Cạp tiền, Cạp quà biếu...thậm chí Cạp cả giấy vệ sinh.
Sau nhiều năm tháng tủi nhục, những ngày này em đang sung sướng.
Nhưng nói đúng ra, cái ngọn lửa sung sướng ấy đã nhen nhóm cách đây vài tháng, khi được chứng kiến cảnh một người bị cướp ở TP.HCM, tiền lẻ rơi tung tóe xuống mặt đường. Chỉ chờ có thế, "các anh chủ, chị chủ nhân dân" mặt đỏ như gấc, lao vào tranh cướp như bầy gà chọi trên sới đấu.
Lá thư lạ lùng của "quan tham" gửi những người hôi của
Nhưng niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Cách đây mấy tháng, chúng em đã run sợ lắm khi chứng kiến cả triệu người dân kiên nhẫn, trật tự xếp hàng dài hàng km trong nhiều tiếng đồng hồ, để có thể được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu nói của ông Dương Trung Quốc lại càng khiến họ Cạp chúng em lo sợ bội phần: "Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau".
Nếu lúc nào hàng triệu người cũng biết nắm tay nhau, nhường nhịn, yêu thương nhau, không chen lấn xô đẩy, không "tham lam" dù chỉ là một bước chân xếp hàng trước như thế, thì họ đủ sức đánh bại đế chế Cạp, vương triều Tham chúng em.
Nhưng hình như số chúng em chưa tận. Cái ngày cách đây hai tháng, chứng kiến các "ông bà chủ nhân dân" quần áo đầu tóc rũ rượi ra sức dẫm đạp nhau, chửi bới nhau chỉ để có được một miếng Shusi khuyến mại, thì lũ "osin", đầy tớ chúng em lại mừng rơi nước mắt.
Và đến ngày 4/12, thì cả họ Cạp chúng em ôm nhau khóc rống lên vì cảm động và sướng vui khi chứng kiến hàng trăm "anh chủ, chị chủ, ông chủ, bà chủ, em chủ, cháu chủ" biến vòng xoay ở Biên Hòa thành Ngày Hội Hôi Bia - lễ hội độc đáo nhất trên thế giới.
Tại sao chúng em mừng đến thế? Xin thưa, bao nhiêu năm nay bọn em đơn độc làm bia trên "trường bắn dư luận" của hàng chục triệu người. Họ gọi chúng em là "quan tham", chứ có bao giờ bọn em được gọi họ là "dân tham" đâu. Các ĐBQH xỉ vả chúng em, báo chí xỉ vả chúng em và đôi khi một kẻ đeo mặt nạ trong số chúng em cũng giảng đạo đức để xỉ vả chúng em.
Nay, từ "dân tham" đã chính thức xuất hiện trên từ điển và báo chí.
Nhìn những gương mặt rạng ngời của các "ông bà chủ" khi cầm lon bia trên tay, bọn em như trút được gánh nặng ngàn cân.
Vài lon bia đã đủ sức đánh gục lòng tự trọng của anh chị như thế, thì thử hỏi nếu các anh chị được bổ nhiệm làm "đầy tớ cấp cao" như chúng em, đối mặt với bao của ngon vật lạ, liệu các anh chị có không Cạp?
Cạm bẫy lắm. Cả trăm ngàn đô la nó đập vào mặt, gái xinh chân dài tới nách, nách dài đến... vô cùng, nó ôm ấp, xoa xít, vỗ bồm bộp vào người, liệu lương tâm của các anh chị có "cứng" được nữa không? Khéo lại Cạp điên cuồng hơn chúng em ấy chứ.
Chúng em mừng vì đã có đồng minh Cạp. Phận "osin" như chúng em, cứ đợi "chủ nhà cơ chế" lơi lỏng, thì mới tranh thủ Cạp một ít. Mà chúng em cũng vẫn phải bảo vệ lẫn nhau để còn Cạp được lâu dài. Nhưng "ông chủ" các anh thì Cạp cả của những người đồng cảnh ngộ, kể cả khi người đó chỉ là một lái xe nghèo - người đã phải vái sống các anh van xin đừng Cạp nữa.
Em còn nhớ cô em mịn màng và sáng lóa Ngọc Trinh đã nói một câu rực rỡ như body và nội y của cô ấy: "Không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à". Thiếu miếng ăn thì đôi khi phải Cạp tiền. Tưởng là câu đó đúng 100% nhưng không phải. Trong Lễ Hội Hôi Bia, đã có người hăng say hôi bia dù "nhà mình có uống đâu mà mẹ lấy". Không có nhu cầu uống bia mà vẫn Cạp bia, thế mới tài.
Mà không chỉ dân ta nhìn dân ta Cạp nhé. Còn gì phấn khởi hơn khi một Đài truyền hình xứ người - nước Nga - cũng đưa ra phát hiện to đùng: "Ở Việt Nam, rơi cái gì coi như mất!".
Kính thưa các vị chủ! Lúc viết những dòng cuối cùng của bức thư cảm xúc này, chúng em vừa Cạp được một mẻ có giá bằng 100.000 thùng bia. Cạp trong khi nghĩ rằng mình có nhiều đồng minh, vui sướng lắm.
Nhưng không hiểu sao, em lại bắt đầu thấy lo lắng. Lo vì vẫn có "một anh chủ nhân dân" căng tấm băng rôn thay mặt người Đồng Nai xin lỗi. Lo vì vẫn có hàng triệu vị chủ khác cảm thấy nhục nhã và giận dữ thay những hành động trong Lễ Hội Hôi Bia. Có người còn gọi đó là Quốc nhục.
Chúng em biết, nếu số lượng "ông chủ" giận dữ với hành động hôi bia tăng lên, thì số "ông chủ" hôi bia sẽ giảm xuống. Điều này lại đe dọa đến sự tồn vong của họ Cạp chúng em và có thể đe dọa cả đến danh hiệu của cô em Ngọc Trinh nõn nà nữa.
Cho nên, trong vài ngày tới, chúng em thề, chúng em hứa, chúng em đảm bảo sẽ chi tiền hiến dâng các "ông chủ dân tham" vài vụ đổ bia, rơi tiền lẻ ra đường, ăn miễn phí Shusi...nữa để cho lực lượng "đồng minh tham" của chúng em đông lên theo cấp số nhân.
Em nghĩ, có đổ tóe mắm tôm ra đường, chắc cũng có nhiều người bịt mũi lao tới như tên bắn.
Và điều tuyệt vời nhất có thể xảy đến là, hôi được mắm tôm xong, khệ nệ bê về nhà, có người mới giật mình nhớ ra rằng mình không hề ăn được mắm tôm và thịt chó.
Kính bút
Trần Văn Cạp
(Trí Thức Trẻ)
Xe lật sữa không ai 'hôi của': Người Quảng Ninh tự trọng cao hơn Đồng Nai? Cùng tai nạn lật xe khiến hàng hóa đổ ra đường nhưng người dân ở Quảng Ninh không nhào ra hôi của như ở Đồng Nai, khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Phải chăng lòng tự trọng của người Quảng Ninh cao hơn Đồng Nai? Người dân Đồng Nai "hôi của" khi chiếc xe tải gặp nạn. Theo tin đã đưa, ngày...