Đề nghị kỷ luật 160 học sinh TP.HCM vi phạm luật giao thông
160 học sinh trên địa bàn vừa bị Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị các trường kỷ luật do vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ từ tháng 8 và tháng 9.
Ngày 9/10, Sở GD&ĐT TP.HCM có thông báo đến các trưởng phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng trường THPT; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên về việc đề nghị xử lý kỷ luật học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ từ tháng 8 và tháng 9/2019.
Nhiều học sinh ở TP.HCM sử dụng xe máy làm phương trện đến trường. Ảnh: Nguyễn Dũng.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, đây là danh sách do Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt – Công an TP.HCM cung cấp. Những lỗi vi phạm của học sinh chủ yếu là không đội mũ bảo hiểm; không có giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm; không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe moto; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe moto có dung tích xi lanh 50 cm3 trở lên…
Sau khi sử phạt hành vi, Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt – Công an TP.HCM đã gửi danh sách này cho Sở GD&ĐT TP.HCM.
Trước sự việc này, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị thủ trưởng các đơn vị phối hợp cùng gia đình học sinh giáo dục và xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm; đồng thời đây là cơ sở để đánh giá hạnh kiểm học sinh trong học kỳ 1 năm học 2019 – 2020. Sau khi tiến hành xử lý kỷ luật học sinh, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị có văn bản báo cáo trực tuyến cụ thể về việc xử lý kỷ luật học sinh…
Video đang HOT
Theo Tiền phong
Trường học thiếu nhân viên y tế: TP.HCM đã kiến nghị nhiều lần
Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ chủ trì rà soát để chỉnh sửa về vị trí việc làm và số lượng người làm việc chuyên ngành cho phù hợp.
Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16-3-2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm tại các trường mầm non công lập. Theo đó, các vị trí việc làm trong trường gồm kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ. Tuy nhiên, số lượng người làm việc tối đa không vượt quá hai người.
Thông tư này từ khi ra đời đã gây khó khăn cho các trường mầm non TP.HCM về vấn đề nhân viên y tế. Vì thế, TP.HCM đã liên tục kiến nghị nhưng vẫn chưa có kết quả.
Kiến nghị nhiều lần
Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 do Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM khi đó cho biết: Trong phiên họp nội bộ, các đại biểu kiến nghị lên Chính phủ và Bộ GD&ĐT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh kiến nghị với Chính phủ chấp thuận cho TP.HCM được thực hiện cơ chế đặc thù trong các luật về giáo dục và đào tạo.
Vào ngày 2-8, tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2017-2018 của 63 tỉnh, thành và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 do Bộ GD&ĐT tổ chức, Sở GD&ĐT đã kiến nghị với Bộ GD&ĐT có cơ chế đặc thù để ngành giáo dục TP thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, ngành giáo dục TP kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có định hướng mở trong biên chế giáo dục.
Phòng y tế Trường Mầm non 30/4, quận Bình Tân phối hợp với BV Bình Tân khám sức khỏe đầu năm cho học trò. Ảnh: TT
Yêu cầu phải tính toán kỹ lưỡng, phù hợp
Vấn đề lại tiếp tục được Sở GD&ĐT TP.HCM đề cập tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân vào chiều 13-8-2018.
Tại buổi làm việc, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, kiến nghị TP giao quyền cho một số trường đủ điều kiện được tự xây dựng mức thu đảm bảo thu đủ bù chi, không lợi nhuận, đồng thời cho tuyển dụng các chức danh nhân viên kế toán, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn tâm lý học đường (theo các quy định hiện hành, không có các vị trí việc làm này) để đảm bảo chất lượng giáo dục.
Đối với Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục TP kiến nghị xem xét lại nội dung Thông tư liên tịch số 06 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập chưa hợp lý (bốn chức danh nhưng chỉ có hai vị trí, số lượng trẻ trên giáo viên ở nhóm nhỏ, bảo vệ).
Xung quanh các kiến nghị về việc bố trí các đơn vị, vị trí việc làm của ngành GD&ĐT, Bí thư nhân yêu cầu ngành GD&ĐT phải tính toán kỹ lưỡng, phù hợp, xây dựng các phương án để làm rõ nhu cầu thực sự của ngành giáo dục TP đối với các vị trí việc làm, đơn vị chức năng trong điều kiện đặc thù của TP, từ đó kiến nghị, đề xuất với các cơ quan cấp trên có liên quan.
Việc tháo gỡ những vướng mắc do Thông tư 06 ban hành lại tiếp tục được TP.HCM đề cập tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018-2019 của 63 tỉnh, thành và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức vào ngày 6-8-2019.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, cho biết do đặc thù của một đô thị trung tâm nên TP.HCM còn một số khó khăn, vướng mắc, đề nghị các bộ, ngành trung ương quan tâm, tháo gỡ. Cụ thể, trong thời gian qua, việc tạm dừng kế toán và y tế trường học gây nhiều khó khăn cho các cơ sở giáo dục. Đây là đội ngũ quan trọng, cần thiết trong các nhà trường. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT nên quan tâm, nghiên cứu bổ sung biên chế đối với giáo viên tư vấn tâm lý và giám thị cho các trường.
Bộ Nội vụ sẽ có ý kiến chính thức
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ương 6 và Nghị quyết 27 của Trung ương 7 khóa XII có giao Bộ GD&ĐT chủ trì rà soát để chỉnh sửa về vị trí việc làm và số lượng người làm việc chuyên ngành cho phù hợp. Khi Bộ GD&ĐT (chủ trì Thông tư 06/2015) thực hiện, Bộ Nội vụ sẽ có ý kiến chính thức về vấn đề này.
Ông NGUYỄN DUY THĂNG, Thứ trưởng Bộ Nội vụ,
phụ trách mảng tổ chức, biên chế
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
"Xe ôm" ở Hà Nội sẽ phải đeo thẻ hành nghề? Kể từ ngày 1/1/2021, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn TP Hà Nội phải mang biển hiệu. Sở GTVT Hà Nội vừa gửi UBND TP tờ trình về quản sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô...