Đề nghị hủy việc phát mãi kho cà phê của đại gia
Cho rằng TAND quận 4 chấp nhận thỏa thuận để Ngân hàng Phương Đông siết nợ kho cà phê mà công ty Trường Ngân đang cầm cố cho nhiều ngân hàng là vi phạm tố tụng, VKSND TP HCM đề nghị tuyên hủy quyết định này.
Kho cà phê công ty Trường Ngân dùng để thế chấp cho 7 ngân hàng chiếm phân nửa là rác. Ảnh: Nguyệt Triều.
Theo VKSND TP HCM, số cà phê công ty TNHH Trường Ngân (trụ sở tại Dĩ An, Bình Dương) cầm cố vay của Ngân hàng Phương Đông (OCB) trong kho có vị trí ở khoang số 2. Trong khi đó, hợp đồng tín dụng của một số ngân hàng với công ty này cũng xác định số cà phê cầm cố ở vị trí này.
Video đang HOT
“Việc TAND quận 4 công nhận cho ngân hàng OCB siết nợ của Trường Ngân mà không triệu tập các ngân hàng khác với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của những ngân hàng còn lại”, bản kháng nghị của Viện nêu.
Viện KSND TP HCM cũng cho rằng, công ty Trường Ngân đã có “hành vi gian dối, vi phạm luật hình sự” khi biết có sự tranh chấp giữa các ngân hàng khác về cùng kho hàng nhưng vẫn không có ý kiến gì trong quá trình TAND quận 4 giải quyết vụ án với ngân hàng OCB. Do đó, cơ quan công tố đề nghị giám đốc thẩm, tuyên hủy quyết định này.
Trước đó, TAND quận 4 đã chuyển hồ sơ vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng với Công ty Trường Ngân qua Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP HCM vì cơ quan xét xử nhận thấy vụ án có dấu hiệu hình sự.
Vụ tranh chấp tại kho hàng của Công ty Trường Ngân liên quan tới 7 nhà băng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Công Thương (Vietinbank), Phương Đông (OCB), Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Hàng Hải (MaritimeBank), Quân Đội (MB), Quốc Tế (VIB). Sau khi cơ quan thi hành án thực hiện phát mãi 3.360 tấn cà phê Trường Ngân thế chấp tại OCB, các đơn vị còn lại đều không đồng tình và va chạm giữa các bên bắt đầu nổ ra. Thậm chí, trước cửa kho hàng của Trường Ngân, một số cán bộ nhân viên ngân hàng còn suýt ẩu đả lẫn nhau để tranh giành tài sản thế chấp.
Theo VNE
Hoãn xử vụ cựu lãnh đạo ĐH Hùng Vương kiện UBND TP HCM
Cho rằng cần phải làm rõ một số vấn đề trong vụ án và triệu tập thêm người liên quan, toà hoãn xử vụ nguyên hiệu trưởng đại học Hùng Vương kiện UBND TP HCM.
Chiều 4/12, phiên tòa xét xử vụ kiện hành chính giữa nguyên hiệu trưởng ĐH Hùng Vương Lê Văn Lý và UBND TP HCM tiếp tục với phần xét hỏi. Tuy nhiên, sau đó đại diện VKSND TP HCM đã đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập thêm người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
HĐXX cho biết phiên xử sẽ được mở lại trong thời gian sớm nhất. Ảnh: H. D.
Theo VKS, trong vụ án này, tất cả các thành viên Hội đồng quản trị của ĐH Hùng Vương được xác định là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nhưng trước đó ông Đinh Ngọc Sơn đã chuyển nhượng tư cách thành viên cho ông Nguyễn Quốc Sỹ nhưng chưa được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông của trường. Vì vậy, VKS đề nghị triệu tập thêm ông Sơn với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Theo nội dung vụ án, UBND TP HCM cho rằng trong quá trình giữ chức hiệu trưởng, ông Lý đã có những sai phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của trường, nhất là đối với các sinh viên và cán bộ, nhân viên. Ngoài ra, ông Lý còn phát tán trong trường các tài liệu trái pháp luật và không đủ chuyên môn để giữ chức hiệu trưởng.
Từ đó, ngày 14/6, UBND TP HCM ra quyết định không công nhận chức vụ Hiệu trưởng ĐH Hùng Vương đối với ông Lê Văn Lý, đồng thời yêu cầu ông này bàn giao nhiệm vụ, con dấu, hồ sơ và giấy tờ liên quan cho Hội đồng quản trị của trường.
Cho rằng quyết định trên không có căn cứ, trái luật và xâm hại đến uy tín, danh dự cũng như quyền lợi hợp pháp của mình, ngày 19/7, ông Lý đã làm đơn kiện UBND TP HCM ra tòa, yêu cầu hủy quyết định trên.
Theo VNE
Náo loạn vì phát mãi tài sản đại gia nợ hàng trăm tỷ Hàng chục cảnh sát, lực lượng chức năng được huy động đến buổi phát mãi 3.600 tấn cà phê mà Công ty Trường Ngân đã cầm cố để vay của 7 ngân hàng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Người của các ngân hàng có tranh chấp phải đứng ở ngoài kho vì không được phép vào hiện trường thi...