Đề nghị hủy bỏ đề xuất “phạt báo chí 100 triệu đồng”
“Việc xử phạt báo chí phải để Quốc hội quyết định, không thể để các bộ ngành có công cụ để “trả đũa”, “trừng phạt” báo chí thường xuyên thông tin những vấn đề không tốt của ngành mình”.
Đó là quan điểm của luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đưa ra tại hội thảo “Chế tài hành chính về xử lý thông tin sai sự thật trên báo chí: Ai cũng được phạt báo chí?” do Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), tổ chức sáng ngày 5/2.
MEC cho biết sẽ kiến nghị Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan hủy bỏ đề xuất xử phạt báo chí 100 triệu đồng khi thông tin sai.
Theo nghiên cứu của MEC, pháp luật về báo chí hiện hành (Luật Báo chí sửa đổi 1999 và Quy chế 03/2007 về cải chính trên báo chí do Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành) đang trao cho các bộ, ngành quyền kết luận về các nội dung báo chí nêu liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình; từ đó có quyền yêu cầu báo chí cải chính, xin lỗi.
“Từ bất cập này, nhiều bộ ngành đã soạn thảo các nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý của mình bao gồm xử lý cả thông tin báo chí nêu về ngành với nhiều mức phạt khác nhau, đối với nhiều chủ thể khác nhau. Từ đây gây ra sự chồng chéo về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, tạo ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” có thể hạn chế tính phản biện, phê bình của báo chí đã được quy định tại Luật Báo chí”- đại diện MEC cho biết.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đặt vấn đề: Ngoài Bộ Thông tin và Truyền thông thì các cơ quan, bộ ngành khác lấy thẩm quyền ở đâu để triệu tập phóng viên các báo tới cơ quan mình, rồi lập biên bản vì thông tin sai sự thật và chuyển văn bản sang Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt? Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền để thẩm tra lại văn bản của thanh tra các bộ khác gửi sang hay không?
“Tôi cho rằng các bộ ngành hãy lo xử phạt ngay trong ngành mình trước đi. Đó là xử phạt đối với những cán bộ có thẩm quyền cung cấp thông tin sai sự thật cho báo chí hoặc cung cấp thông tin chậm, không kịp thời, không đầy đủ. Việc xử phạt báo chí thông tin sai hãy để cho cơ quan quản lý báo chí thực hiện. Bộ ngành thấy báo chí viết sai thì hãy gửi văn bản tới cơ quan báo chí đó, nếu họ không giải quyết thì gửi ngay đơn tới tòa án. Uy tín của tờ báo sẽ còn không khi tòa án phán quyết rằng tờ báo đó đã thông tin sai sự thật”- luật sư Truyền nói.
Đồng tình với quan điểm của ông Truyền, ông Đào Ngọc Tước – Phó Tổng biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam – cho rằng các cơ quan báo chí sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho đơn vị liên quan khi thông tin sai sự thật. Tuy nhiên việc bồi thường thiệt hại này cần phải được dựa trên phán quyết của tòa án, chứ không thể để xảy ra chuyện ngành nào cũng có thẩm quyền tự quyết việc xử phạt như thế nhiều bộ ngành đang mong muốn được.
Video đang HOT
Dẫn ra chuyện UBND tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã phải hủy bỏ quy định về việc xử phạt phóng viên các báo hoạt động trên địa bàn vào cuối năm 2014, ông Mai Phan Lợi – Phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TPHCM – cho rằng Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan cần phải đánh giá lại đề xuất xử phạt báo chí thông tin sai. “Tôi không hiểu họ lấy căn cứ ở đâu để đưa ra đề xuất xử phạt số tiền rất lớn, lên tới 100 triệu đồng, trong khi quy chế về phát ngôn với báo chí không được các bộ ngành thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Hơn nữa đến giờ vẫn chưa có chế tài về việc cung cấp thông tin chậm trễ, không kịp thời và thiếu chính xác cho báo chí thì xử ra sao?”- ông Lợi đặt vấn đề.
Đại diện MEC cho biết sẽ tổng hợp ý kiến phát biểu, khảo sát tại buổi hội thảo này để chính thức có văn bản kiến nghị gửi tới Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan đề nghị hủy bỏ đề xuất bổ sung Điều 8a (trong đó có quy định xử phạt báo chí thông tin sai 100 triệu đồng – PV) vào sau Điều 8 của Nghị định 159/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản.
Đồng thời MEC sẽ kiến nghị Chính phủ thống nhất giao một đầu mối là Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, xử phạt thông tin sai sự thật theo Nghị định 159/2013; bổ sung chế tài đối với cơ quan quản lý nhà nước vào Điều 9 Nghị định 159/2013 về việc chậm cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai và cung cấp thông tin không đầy đủ.
Một số bộ ngành liên quan có cử đại diện tới tham dự hội thảo nhưng không ai đăng ký phát biểu, phản hồi.
Thế Kha
Theo Dantri
Chính phủ thống nhất xem xét tăng giá điện theo sát thực tế
Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 1/2015 của Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo hàng hóa, giá cả trong dịp Tết. Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương trình phương án điều chỉnh giá điện đúng với điều kiện thực tế.
Trong Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương nỗ lực, quyết tâm cao nhất thực hiện các mục tiêu đã được Quốc hội thông qua, phấn đấu năm 2015 đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 5%; đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện, tổ chức Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đầm ấm, vui tươi, an toàn và tiết kiệm.
Phiên họp Chính phủ tháng 1/2015 diễn ra ngày 31/1 vừa qua dưới sự chủ trì của Thủ tướng (ảnh: Chinhphu.vn).
Không để tăng giá đột biến dịp Tết
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, tăng giá đột biến; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, sản xuất, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời điều hành hợp lý giá xăng dầu bán lẻ trong nước; đề xuất phương án điều chỉnh giá điện phù hợp với điều kiện thực tế.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo thực hiện các biện pháp tổ chức phương tiện giao thông để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, điều hành quản lý giá cước vận tải phù hợp, bảo đảm lợi ích của đơn vị kinh doanh vận tải và người sử dụng dịch vụ.
Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện, điều kiện kinh doanh vận tải, giá cước vận tải trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chất lượng các công trình giao thông.
Dịp Tết Nguyên đán đã cận kề, Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thực hiện quyết liệt công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau quả, bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và sau Tết Nguyên đán; chủ động phương án ứng phó với diễn biến thời tiết, phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu gia súc, gia cầm qua biên giới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tăng cường chất lượng các hoạt động nghệ thuật phục vụ nhu cầu nhân dân trong dịp Tết; quản lý hoạt động lễ hội Xuân bảo đảm văn minh, lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục; ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các biểu hiện tiêu cực tại các lễ hội, các điểm du lịch.
Cũng liên quan đến việc chuẩn bị Tết, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với người có công với cách mạng, người nghèo và đối tượng chính sách khác trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi; thực hiện hỗ trợ gạo kịp thời, đúng đối tượng.
Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng cường công tác y tế dự phòng; chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, nhất là trước và trong dịp Tết Nguyên đán.
Phấn đấu giảm nợ xấu xuống dưới mức 3%
Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 của Chính phủ; tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến thực sự trong năm 2015, nhất là về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án trong 3 năm 2013-2015 và đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm gắn với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu, phấn đấu giảm nợ xấu xuống dưới mức 3% vào cuối năm 2015; kiên quyết tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo lộ trình; bảo đảm cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế, nhất là trước và sau Tết Nguyên đán.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thúc đẩy đầu tư; tích cực thực hiện các giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư huy động nguồn lực xã hội.
Bộ Tài chính bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước, nhất là kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2015, kể cả trong trường hợp giá dầu thế giới tiếp tục giảm; quản lý chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm các khoản chi ngân sách nhà nước; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
P.Thảo
Theo Dantri
Lạ: Xe CSGT dẫn nông dân đi xem cao tốc đẹp nhất VN Hàng chục bà con nông dân được trân trọng mời đi xem cao tốc, có cả xe ô tô CSGT dẫn đường. Đây là hoạt động nằm trong chương trình tuyên truyền "Văn hóa giao thông trên đường cao tốc" do Công ty CP dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) tổ chức sáng 3/2. Ban tổ chức hy...