Đề nghị giữ nguyên án tử hình với một số tội danh
“Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự theo xu hướng chung là giảm án tử hình nhưng không phải là áp dụng lúc này. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, cần phải dùng luật để răn đe. Cây muốn ngay phải uốn, quy định hình phạt tử hình là để răn đe, chứ không phải cứ quy định rồi bắt buộc phải áp án tử hình” – đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) góp ý trong phiên thảo luận ngày 26.5.
Nên hay không xử phạt hình sự pháp nhân
Một trong những vấn đề lớn của Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được nhiều đại biểu (ĐB) cho ý kiến là quy định xử lý hình sự với pháp nhân. Theo ĐB Lê Đông Phong (TP.HCM), trong thực tế có những vi phạm của pháp nhân nhưng cũng do con người điều hành pháp nhân đó quyết định. Hiện nay có một số nước đã đưa chủ thể là pháp nhân vào chịu trách nhiệm hình sự, nhưng ở Việt Nam thì quy định xử phạt hành chính cũng có đủ cơ sở để xử lý pháp nhân.
Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: Ý Như
“Nếu quy định như vậy, quá trình xử lý tố tụng hình sự sẽ kéo dài chứ không như xử lý hành chính. Vì thế nên cân nhắc, làm sao để Bộ luật Tố tụng hình sự vừa đảm bảo nghiêm minh, đủ tính răn đe. Tập thể quyết một việc nào đó thành hành vi tội phạm thì vẫn xử lý được theo mức độ của từng cá nhân trong đó. Tập thể quyết một việc phạm tội mà chỉ xử lý pháp nhân thì không ổn” – ĐB Phong nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm của ĐB Phong, ĐB Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho rằng: Trong các luật khác như Luật Hành chính, Luật Doanh nghiệp đã có các hình phạt như tước giấy phép hoặc các luật khác điều chỉnh rồi nên trong luật hình sự không nên đưa vấn đề liên quan trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân vào.
Video đang HOT
Trong khi đó, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) lại có quan điểm khác khi cho rằng, pháp nhân cũng có ý chí, có tài sản, có động cơ mục đích riêng nên dự thảo luật quy định phải trừng phạt hình sự đối với pháp nhân khi có sai phạm là hợp lý. Theo ĐB Đương, hiện 119 nước trên thế giới, 6 nước trong khu vực cũng quy định pháp nhân bị xử lý hình sự.
“Những hình phạt như đình chỉ, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động, phạt tiền đối với pháp nhận là thực hiện được. Pháp nhân, khi bị phạt tiền, mức độ sẽ cao hơn trong xử phạt hành chính” – ông Đương nói.
Cùng chung quan điểm với ĐB Đương, các ĐB Huỳnh Ngọc Ánh, Trương Trọng Nghĩa, Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng Bộ luật Tố tụng hình sự phải có quy định để xử lý pháp nhân khi có sai phạm. “Cùng với xu thế phát triển của đất nước, có nhiều loại hình pháp nhân khác nhau nên luật phải có quy định điều chỉnh” – luật sư Trương Trọng Nghĩa nói.
Cân nhắc khi bỏ hình phạt tử hình Tôi tán thành dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) bỏ thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với nhóm tội danh tham nhũng. Với tội phạm này, khi bắt được thì cơ quan pháp luật vẫn xử lý chứ không vì cứ phạm tội xong để vài năm không phát hiện rồi hết thời hiệu là vô can… ĐB Đỗ Văn Đương
Về đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 7/22 tội danh, theo ĐB Đỗ Văn Đương, chưa nên bỏ tội “phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”. ĐB Đương nêu ví dụ, nếu có đối tượng nào đó định phá hoại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đường dây 500kV Bắc Nam thì hậu quả rất lớn.
“Quy định hình phạt không phải để tước đoạt tính mạng mà là để răn đe phòng ngừa tội phạm” – ĐB Đương cho hay.
Theo ĐB Ngô Ngọc Bình (TP.HCM), không nên bỏ hình phạt tử hình đối với tội “chống mệnh lệnh” vì hậu quả của tội này đặc biệt nghiêm trọng, có thể người chống mệnh lệnh sẽ chỉ điểm, giết hàng chục, hàng trăm đồng đội của mình.
Còn ĐB Lê Đông Phong cho rằng với tội “cướp tài sản” thì chưa nên bỏ hình phạt tử hình vì tội này hiện gây nguy hiểm cho xã hội nên cần phải có hình phạt nghiêm khắc để răn đe. ĐB Đặng Văn Hiếu (Thanh Hóa) cũng cho rằng nên cân nhắc việc bỏ tử hình với tội danh này.
ĐB Phạm Văn Gòn (TP.HCM) cho rằng không nên bỏ hình phạt tử hình với tội danh “ vận chuyển trái phép chất ma túy”, bởi đây cũng là hành vi đặc biệt nguy hiểm.
Theo Ngọc Lương (Danviet.vn)
Giám đốc Công an Hà Nội: "Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho IPU-132"
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết, với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng, với trách nhiệm của từng chiến sĩ, Công an Hà Nội xác định bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đại biểu đến Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới.
Ngày 17/3, lãnh đạo các Sở, ngành của Hà Nội đã thông tin về công tác chuẩn bị phục vụ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) được tổ chức từ ngày 28/3 đến 1/4/2015 tại tòa nhà Quốc hội và Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin việc bảo đảm an ninh cho IPU-132
Tính đến thời điểm này đã có trên 150 đoàn trong tổng số 164 đoàn đăng ký tham dự IPU-132, với tổng số khoảng 1.500 đại biểu, trong đó có 35 Chủ tịch, 35 Phó Chủ tịch. Việt Nam có 12 đại biểu Quốc hội tham gia và phát biểu tại 15 diễn đàn của Đại hội.
Ông Nguyễn Minh Khánh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội - cho biết, đến nay, công tác chuẩn bị cho Đại hội IPU-132 cơ bản hoàn thành. Hà Nội cũng nâng cấp các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng văn minh hiện đại. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Đại hội, Hà Nội quyết không để xảy ra tình trạng ép mua, ép bán, đeo bám du khách, bán hàng rong trên địa bàn.
Vấn đề bảo an ninh trên địa bàn trong thời gian diễn ra Đại hội IPU-132 cũng được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung phân tích kỹ. Công an Hà Nội đã xây dựng 11 kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đại biểu tham dự IPU-132.
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, Công an TP Hà Nội đã quán triệt nhiệm vụ đến từng chiến sĩ. Công an TP Hà Nội còn chủ động phối hợp với công an các tỉnh như Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam... đảm bảo không cho đối tượng xấu kéo về Hà Nội trong thời gian diễn ra Đại hội.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Đại hội IPU-132 lần này có sự khác biệt rất lớn so với các sự kiện quốc tế quan trọng đã diễn ra trên địa bàn thành phố. Các hoạt động lần này đa dạng hơn, các đại biểu tham dự Đại hội còn tham gia nhiều sự kiện khác nhau. Do vậy, công an thành phố không chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đại biểu trong khu vực diễn ra Đại hội mà còn cả bên ngoài khi họ đi tham quan, mua sắm...; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng móc túi, chèo kéo du khách trong các địa điểm du lịch.
Trong 3 ngày qua, Công an TP đã tổng duyệt theo đúng kế hoạch. Trong đó có kế hoạch dẫn đoàn đại biểu từ sân bay về chỗ ở, Công an TP Hà Nội đã dành thời gian khảo sát từng tuyến đường; đảm bảo đưa đón đại biểu đúng giờ, an toàn.
Quang Phong
Theo Dantri
Công an Hà Nội xác minh nhóm người ngăn người dân đặt hoa tại đài Quyết tử Trước thông tin, nhóm người mặc áo in chữ "DLV" ngăn cản người dân đặt hoa tại tượng đài Quyết tử (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra ngày 14/3, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an Hà Nội - khẳng định nhóm người này không thuộc quản lý của công an và Ban Tuyên giáo. Ngày 17/3, Thiếu tướng Nguyễn...