Đề nghị giữ giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn
Chiều 4/6, Quốc hội đã nghe tờ trình cũng như các báo cáo thẩm tra về hai dự án luật, đó là Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, tại Tờ trình dự án Luật Hộ tịch, Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội và đề nghị trong giai đoạn hiện nay cần duy trì việc cấp Giấy khai sinh cho trẻ em và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho người dân.
Ông Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban pháp cũng luật tán thành với đề nghị của Chính phủ là cần duy trì việc cấp Giấy khai sinh để làm cơ sở cho các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với công dân và để công dân thực hiện các quyền cơ bản như học tập, khám chữa bệnh, cư trú, đi lại.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, theo quy định của Luật căn cước công dân thì Thẻ căn cước công dân sẽ được cấp cho cá nhân khi làm thủ tục khai sinh, do đó, đề nghị cân nhắc lại việc cấp Giấy khai sinh để tránh làm phát sinh thêm giấy tờ đối với người dân. Một số ý kiến đề nghị Chính phủ có giải trình rõ để quy định thống nhất vấn đề này trong Luật căn cước công dân và Luật hộ tịch.
Ngoài ra, liên quan đến việc đơn giản hóa các giấy tờ về hộ tịch khác, Ủy ban pháp luật cho rằng, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý đất nước trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, trong đó có thời kỳ trải qua chiến tranh, thời kỳ quản lý tập trung, bao cấp, nên hiện nay công dân có rất nhiều loại giấy tờ tùy thân. Các loại giấy tờ này cần được rà soát lại, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp để từng bước loại bỏ.
Đồng thời, để việc đơn giản hóa các giấy tờ và thủ tục hành chính cho công dân đạt kết quả (giảm 21/46 thủ tục hành chính và bỏ hầu hết các giấy tờ về hộ tịch) thì còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thành của việc xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặt ra trong Đề án số 896. Theo Ủy ban Pháp luật, điều quan trọng là Chính phủ cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nhằm thực hiện đúng hoặc sớm hơn lộ trình hoàn thành Đề án này, bảo đảm kết nối liên thông, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương thì mới có thể loại bỏ được giấy tờ, thủ tục không cần thiết trong công tác quản lý.
Về lệ phí hộ tịch quy định tại Điều 11, ông Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban pháp luật cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về việc không thu lệ phí trong các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ. Đối với các trường hợp khác, khi đăng ký hộ tịch thì phải nộp lệ phí. Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị cần nghiên cứu, rà soát để quy định phù hợp với Hiến pháp như những việc hộ tịch nào thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước thì không được thu lệ phí. Ngoài ra, việc miễn lệ phí cần phù hợp với chính sách khuyến khích việc đăng ký hộ tịch đối với đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa và người nghèo. Do đó, đề nghị rà soát để quy định theo hướng mở rộng hơn nữa phạm vi và đối tượng được miễn lệ phí hộ tịch.
Liên quan đến vấn đề quản lý thông tin cá nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban pháp luật cho rằng, các thông tin cơ bản về hộ tịch của công dân như về khai sinh, kết hôn, khai tử… có nhiều thông tin được nêu lại trong các dữ liệu về hộ khẩu, căn cước công dân. Đây đều là vấn đề về quản lý dân cư, nếu để hai bộ quản lý sẽ tạo ra chồng chéo, trùng lắp, gây lãng phí, tốn kém cho Nhà nước và nhất là gây phiền hà cho công dân trong việc kê khai, đăng ký và thực hiện quyền của mình. Do đó, ý kiến này đề nghị Chính phủ giao thống nhất nội dung về quản lý dân cư cho một cơ quan (Bộ Tư pháp hoặc Bộ Công an) thực hiện để tránh chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày báo cáo thẩm tra về Luật Hộ tịch
Video đang HOT
Về Luật Căn cước công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (QPAN) Nguyễn Kim Khoa cho biết, Ủy ban QPAN tán thành với việc quy định số định danh cá nhân trong Luật và cho rằng, đây là bước đột phá quan trọng về cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân theo Đề án 896.
Tuy nhiên, để bảo đảm cơ sở pháp lý và tính khả thi, Ủy ban QPAN cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung một số quy định cụ thể hơn về phương thức xác lập số định danh cá nhân, thủ tục và thẩm quyền cấp số định danh cá nhân; việc cấp số định danh cá nhân đối với những người đã có chứng minh nhân dân (đã có dữ liệu cá nhân); việc cấp số định danh cá nhân trước và sau khi xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giá trị sử dụng số định danh cá nhân; thời điểm, phương thức cấp số định danh cá nhân, thẻ (giấy tờ) ghi số định danh cá nhân v.v…
Đối với vấn đề thẻ căn cước công dân, ông Nguyễn Kim Khoa cho biết, nhiều ý kiến nhất trí quy định cấp thẻ Căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân và được cấp ngay từ khi công dân sinh ra, góp phần đơn giản hóa nhiều loại thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, khó làm giả, đồng thời phù hợp với xu hướng hiện đại trong quản lý nhà nước về dân cư.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về tuổi cấp thẻ và hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân cho phù hợp với quá trình phát triển sinh học của con người Việt Nam nói chung, phù hợp các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân. Một số ý kiến đề nghị quy định nội dung thông tin trên thẻ Căn cước công dân cần phải bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, phù hợp thông tin được xác lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và yêu cầu quản lý nhà nước về dân cư. Có ý kiến đề nghị lấy tên gọi “thẻ công dân” để tránh hiểu lầm giữa căn cước công dân và thẻ căn cước công dân.
Sau khi nghe các ý kiến, Ủy ban QPAN cơ bản thống nhất với dự thảo Luật và cho rằng: việc cấp thẻ Căn cước công dân như dự thảo Luật với mục tiêu tiến tới thực hiện quản lý dân cư bằng thẻ công dân điện tử và thông qua việc cấp thẻ Căn cước công dân, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân, trong tương lai việc quản lý dân cư sẽ được thực hiện đơn giản, thuận tiện cho công dân, thay thế được nhiều loại giấy tờ cá nhân hiện nay như giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và những giấy tờ khác trong việc giao dịch, đi lại của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, vừa tránh gây phiền hà cho nhân dân, bảo đảm yêu cầu Nhà nước phục vụ nhân dân.
Ngọc Quỳnh
Theo_VnMedia
Tiếp dân để giải quyết khiếu nại - không làm "phồng" bộ máy
Kiến nghị trao quyền cho hệ thống cơ quan tiếp dân có con dấu độc lập, Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ không làm phồng to bộ máy nhà nước. Nhiều ủy viên Thường vụ QH vẫn lo bộ phận này quy mô lớn, quyền hạn to nhưng đơn vẫn... lòng vòng.
Dự thảo luật Tiếp công dân được trình UB Thường vụ QH cho ý kiến ngày 16/9 với nội dung giải trình, tiếp thu cho thấy quan điểm rõ hơn về hoạt động tiếp công dân đặt trong mối liên hệ với việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo luật đã dành một chương riêng quy định về việc tiếp công dân tại các cơ quan hành chính nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, kiểm toán nhà nước. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp dân.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tán thành quan điểm đề cao yêu cầu đối với của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân. "Khi có vụ việc nóng, chẳng hạn như khiếu kiện đông người thì thủ trưởng cơ quan phải ra tiếp để nhanh chóng giải tỏa bức xúc chứ không được ủy quyền cho cán bộ khác" - ông Phúc nêu nguyên tắc.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phê dự luật mới chỉ đề cập chung chung, mờ nhạt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc này. Vậy nên thực tế, nhiều lãnh đạo cơ quan vẫn "lánh"cố tình né tránh trách nhiệm bằng cách cử cấp phó hay cán bộ cấp vụ, cấp phòng làm việc này. Ông Phúc mong muốn có quy định để xử lý trách nhiệm những người "né" nhiệm vụ như thế.
"Khi có kiến nghị hết sức bức xúc của người dân vào những thời điểm cần tháo van, tháo điểm nổ rồi mà vẫn cử cán bộ đi thì không giải quyết được gì trong khi nếu lãnh đạo cơ quan đứng ra giải quyết thì hiệu quả cao nhất" - Ông Phúc nhận định, quy định như dự thảo luật sẽ chỉ lặp lại tình trạng "cử cán bộ tiếp dân mà thôi".
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn lo ngại trao con dấu, tư cách pháp lý cho cơ quan tiếp dân sẽ làm phồng to bộ máy nhà nước.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị tổ chức cơ quan tiếp dân theo mô hình "một cửa" - trụ sở tiếp dân là nơi tiếp nhận đơn thư cũng là nơi trả lời. Ông Phúc cho rằng, cán bộ trực ở trụ sở tiếp dân của TƯ Đảng, nhà nước cần xem xét đơn thuộc cơ quan nào, đôn đốc giải quyết và trả lời trực tiếp đến người dân chứ ko phải chỉ làm động thái thông báo đơn đã chuyển đến cơ quan nào là xong.
Trách nhiệm đối với việc tiếp dân, theo ông Phúc là "phải theo đuổi đến cùng, nếu không, đơn thư lên TƯ xong lại trả về tỉnh, chuyển tiếp đến sở nọ phòng kia lan man, rồi người dân vẫn không đồng thuận, tiếp tục kéo lên TƯ thành một quy trình lòng vòng, luẩn quẩn, không đến đâu.
Tán thành quan điểm này, Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị quy định rõ trong Luật về việc văn phòng tiếp công dân các cấp, đồng thời là nơi trả lời về kết qủa giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân.
Ông Khoa phân tích: "Văn phòng tiếp dân các cấp không phải là nơi giải quyết được khiếu nại, kiến nghị của công dân, nhưng phải là đầu mối trả lời cho nhân dân; phải có trách nhiệm đôn đốc Chính phủ, các cơ quan trung ương và Quốc hội giải quyết đúng thời hạn để người dân chỉ việc đến đó nhận câu trả lời mà không phải đi lòng vòng".
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh yêu cầu kết nối giữa các văn phòng để phối hợp xử lý đơn thư, tránh trường hợp trùng lắp do công dân kiến nghị đồng thời đến nhiều người, nhiều cơ quan khác nhau. Bà Mai còn đề nghị ghi hẳn vào Luật: khi người dân có yêu cầu thì đại biểu Quốc hội phải tiếp công dân. Theo bà, đã là đại biểu dân cử thì việc tiếp dân là một trách nhiệm quan trọng.
Tán thành cao với kiến nghị "kết nối nối các văn phòng" của bà Trương Thị Mai, song Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đặt câu hỏi: "Qua thực tiễn thấy có nhiều công dân đến nhiều lần vì cùng một vụ việc, nhiều khi không có tình tiết gì mới, hoặc đã được cấp thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật. Quy định "phải tiếp" nhiều khi là rất khó cho đại biểu Quốc hội".
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì lo lắng vì cảm giác quy mô luật quá lớn, khi áp dụng thì phải xây dựng có trụ sở tiếp công dân từ cấp TƯ đến tỉnh, huyện, ở cơ sở. Theo đề xuất của cơ quan soạn thảo (Thanh tra Chính phủ), cơ quan tiếp dân còn có cả con dấu, có tư cách pháp nhân thì quy mô càng lớn. Ông Sơn băn khoăn về việc quy mô của cơ quan tiếp dân có tương xứng với kết quả sẽ đem lại vì luật chỉ chủ trương khuôn hoạt động tiếp dân ở việc nhận đơn thư, hẹn ngày trả lời chứ ngay cấp TƯ khi tiếp nhận đơn cũng ko có thẩm quyền giải quyết và thực tế cũng khó có thể giải quyết những sự việc xảy ra tại địa phương.
"Quy mô lớn thế nhưng cũng chỉ là việc cử cán bộ tới ngồi nghe thôi, tiếp nhận rồi lại chuyển đơn đến nơi này nơi kia. Chuyện trả lời cho người dân lại là từ khâu khác" - ông Sơn chỉ rõ.
Không thể gọi trụ sở là cơ quan được, không ai cấp con dấu cho trụ sở được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. Ông cũng lưu ý nếu vụ việc nào có quyết định giải quyết ở cấp cao nhất đã có hiệu lực rồi thì luật cũng phải nói rõ là không tiếp dân đến vì việc đó nữa.
Dù dự thảo luật đã có quy định nếu cấp cao nhất đã giải quyết rồi thì có quyền từ chối tiếp công dân đến vì vụ việc cụ thể đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho rằng việc đó chỉ làm được ở cấp tỉnh, còn ở cấp Trung ương thì không thể khước từ ngay việc tiếp dân được, vì chưa thể kiểm tra ngay hồ sơ.
Hơn nữa "chúng tôi có niềm tin là 80% bà con đến trụ sở tiếp dân ở Trung ương là oan ức, nên phải xem hai ba lần nữa, chứ không thì oan bà con" - ông Thanh giãi bày.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng gạt lo lắng về việc phát sinh bộ máy cơ quan tiếp dân vì hiện các đơn vị đều đã có bộ phận, cán bộ làm việc này. Thanh tra Chính phủ có một ban với 38 cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân. TP Hà Nội cũng có 27 người, TPHCM 42 người, các tỉnh thành trung bình có 5 cán bộ, cấp huyện có 3 người chuyên trách. Đánh giá tỉnh thành nào càng đầu tư cho công tác này tốt, tỷ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp càng thấp, như TPHCM hầu như không có vụ nào công dân kéo tới TƯ trình bày bức xúc, ông Thanh khẳng định, luật này không thiết lập hệ thống mới, cũng không làm phồng to bộ máy mà chỉ củng cố địa vị pháp lý để bộ phận cán bộ tiếp dân hoạt động tốt hơn.
P.Thảo
Theo Dantri
Sẽ không phải làm giấy khai sinh cho trẻ từ tháng 7/2015 Dự kiến từ đầu tháng 7/2015, Bộ Công an làm thẻ căn cước công dân trên toàn quốc. Khi thẻ căn cước được áp dụng sẽ thay thế chứng minh thư nhân dân, trẻ em không phải làm giấy khai sinh. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội vừa cho ý kiến về Luật Căn cước công dân. Theo dự kiến của Bộ Công...