=S’Đề nghị giữ án tử hình với tội nhận hối lộ
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị xem xét giữ hình phạt thi hành án tử hình với tội nhận hối lộ vì đây là tội rất nghiêm trọng.
Ngày 14.9, trong phiên khai mạc phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho biết: Về nội dung hạn chế hình phạt tử hình hiện có 3 loại ý kiến khác nhau gồm: Tán thành bỏ hình phạt tử hình ở 7 tội danh như dự thảo. Đề nghị không bỏ hình phạt tử hình với các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh; vận chuyển trái phép chất ma túy; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; cướp tài sản; đầu hàng địch; chống mệnh lệnh; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm. Nghiên cứu bỏ hình phạt tử hình với các tội tham ô; nhận hối lộ; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì thực tế việc xét xử các tội này rất ít.
Phòng tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc (ảnh minh họa).
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị xem xét giữ hình phạt thi hành án tử hình với tội nhận hối lộ vì đây là tội rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ông Cường cũng nhấn mạnh: “Tội tham ô tài sản cũng là tham nhũng, nhưng có rất nhiều hình thức tham ô, bản chất khác nhau, đôi khi do quản lý không chặt chẽ cũng tạo điều kiện cho người ta tham ô, nên có thể bỏ hình phạt tử hình hoặc nếu giữ án tử hình thì cần cân nhắc quy định cụ thể hơn”.
Chủ trì phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng tán thành với quan điểm này. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu làm rõ khung hình phạt, trong đó phải quy định rõ định lượng nhận hối lộ bao nhiêu thì bị xử lý hình sự và mức bao nhiêu thì bị xử tử hình trong luật này.
Video đang HOT
Cho ý kiến xung quanh 38 tội danh mới gồm nhiều hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, đặc thù và có tính nguy hiểm được bổ sung vào dự án luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cơ bản tán thành việc bổ sung tội danh mới, nhưng cho rằng các tội mới được bổ sung phải trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khách thể cần bảo vệ cũng như đặc thù của hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Theo Danviet
Dự thảo Bộ Luật Hình sự: Bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình?
Dự thảo quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ 70 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
Theo tin tức trên báo Infonet, ngày 20/5, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trình bày nội dung tờ trình Dự thảo luật Hình sự (sửa đổi).
Bỏ án tử hình với 7 tội danh
Tại dự thảo này, hình phạt tử hình của 7 tội danh được đề nghị bãi bỏ. Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh (các điều 167, 316, 407, 413, 436, 437, 438).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.
Nội dung kể trên nằm trong nội dung về "sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt tử hình (Điều 39) theo hướng tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế hình phạt tử hình được xác định tại các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 49/NQ-TW và bám sát tinh thần nội dung Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân"-Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết.
Quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này, theo đó hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với một số đối tượng phạm một số loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể:
Về đối tượng: Người phạm tội thuộc một trong các đối tượng là người tổ chức, ngươi phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, người thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng.
Về loại tội: Xuất phát từ tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như đặc điểm nhân thân của người phạm tội; yêu cầu bảo vệ khách thể bị xâm hại và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngoài tử hình, trên cơ sở cân nhắc thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước (như: Trung quốc, Nga, Ka-dắc-xtăng, ...) thì thấy rằng, hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc loại tội chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm tính mạng con người; tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định.
Trên tinh thần đó, dự thảo Bộ luật bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh. Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh (các điều 167, 316, 407, 413, 436, 437, 438). Đồng thời, dự thảo Bộ luật tách tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 của BLHS hiện hành) thành các tội danh độc lập và chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Còn đối với các tội danh khác thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân (các điều 250, 251, 252, 253).
Bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình, đó là người từ 70 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Việc bổ sung đối tượng này vào diện không áp dụng hình phạt tử hình thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với những người đã đến tuổi thượng thọ - đối tượng được hưởng chế độ chúc thọ, mừng thọ của Nhà nước; được đặc cách hưởng chính sách bảo trợ xã hội (khoản 2 Điều 39).
Mở rộng hình phạt cải tạo không giam giữ?
Theo báo VOV, đối với hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 36), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết dự thảo mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với cả tội rất nghiêm trọng do vô ý (theo quy định hiện hành chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng), đồng thời, quy định trường hợp người bị kết án không thực hiện các nghĩa vụ thì hình phạt này được chuyển thành hình phạt tù có thời hạn theo tỷ lệ cứ 3 ngày cải tạo không giam giữ bằng 1 ngày tù nhằm tăng tính cưỡng chế và ý nghĩa răn đe, phòng ngừa của hình phạt cải tạo không giam giữ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng quy định hình phạt tiền cần có sự cân nhắc đối với từng nhóm tội cụ thể cũng như bảo đảm sự cân đối với các hình phạt lựa chọn khác trong cùng một khung hình phạt, tránh tạo ra kẽ hở dẫn đến tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật.
"Dự thảo có nhiều điều luật quy định về hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ (hình phạt lựa chọn), nhưng không có sự tương quan thống nhất giữa các hình phạt cũng như tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội", ông Nguyễn Văn Hiện cho biết.
Về quy định này, đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn: "Cải tạo không giam giữ tôi không hiểu là ai cải tạo, ông phường à? Rồi đánh giá và chuyển hình phạt thế nào? Hướng quy định nên tùy mức độ mà xử từ vi cảnh (ví dụ quét dọn đường phố) đến phạt tiền, phạt tù và cao nhất là tử hình".
Theo nghị trình, cả ngày 16/6 Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
KIM THÀNH (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Không cưỡng chế thi hành án dân sự trong Tết Nguyên đán Trong dịp Tết Nguyên đán (từ ngày 4-2 đến hết ngày 8-3), các cơ quan Thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng. Ngày 4-2, tin từ Bộ Tư pháp cho biết Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTP về việc tổ chức Tết Nguyên...