Đề nghị giám sát bô xít, hệ thống ngân hàng năm tới
Bàn về nội dung giám sát tối cao trong năm 2014, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nhiều ý kiến đề xuất chuyên đề tái cấu trúc kinh tế, nhất là với các tập đoàn, TCty nhà nước, hệ thống ngân hàng, dự án bô xít Tây Nguyên…
Chiều 11/6, Quốc hội dành thời gian thảo luận về chương trình giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 7, thứ 8 (năm 2014) ngay trước phiên họp kín để nghe báo cáo về tình hình, diễn biến mới trên biển Đông.
Tờ trình của UB Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày cho biết, tính đến ngày 1/4/2013, Văn phòng Quốc hội đã nhận được 207 nội dung kiến nghị từ 76 cơ quan cần xin ý kiến, tập trung vào một số nhóm vấn đề chính.
Trước hết, về lĩnh vực kinh tế, nhiều ý kiến hướng tới việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế, công tác quy hoạch sử dụng đất, thủy điện; công tác đấu thầu; tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, hệ thống ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công, chính sách đầu tư công; tính hiệu quả sử dụng vốn của một số ngành, công trình trọng điểm như hạ tầng giao thông, điện lực, dự án bô xít Tây Nguyên, chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng kiến nghị tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước; tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng, quản lý thị trường vàng, việc xử lý nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; quản lý giá và kết quả thực hiện bình ổn giá.
Trong lĩnh vực cơ cấu, chính sách, nhiều ý kiến muốn xem xét toàn diện vấn đề ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; công tác bổ nhiệm cán bộ, hiệu quả tổ chức bộ máy, năng lực ban hành chính sách của các cơ quan nhà nước; công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và tệ nạn xã hội, công tác xét xử, thi hành án, xử lý vi phạm hành chính, phòng chống tham nhũng.
Lĩnh vực xã hội cũng có nhiều nội dung được gợi ý như việc thực hiện chính sách, pháp luật về khám, chữa bệnh cho nhân dân; quản lý, sử dụng phí, viện phí, bảo hiểm xã hội; quản lý các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân; phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới; chính sách giảm nghèo; chính sách dân số; giáo dục đại học ngoài công lập và giáo dục đại học đối với đồng bào dân tộc thiểu số, giáo dục mầm non, công tác thanh niên…
Đại biểu Lê Trọng Sang: “Giám sát DNNN, hệ thống ngân hàng giúp Chính phủ không đơn độc gánh nhiệm vụ nặng nề này”.
Ghi nhận những ý kiến này, UB Thường vụ Quốc hội đưa ra 3 chuyên đề đề nghị Quốc hội xem xét quyết định.
Cụ thể, chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng và vận hành các công trình thuỷ điện (Giao UB Khoa học, công nghệ và môi trường chủ trì thực hiện).
Chuyên đề 2: Việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng (Giao UB Kinh tế chủ trì thực hiện).
Chuyên đề 3: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012 (Giao UB Các vấn đề xã hội chủ trì thực hiện).
Video đang HOT
Góp ý cho các chuyên đề được giới thiệu, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Bình Phước) “chấm” nội dung đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đầu tư công, trong doanh nghiêp nhà nước và trong hệ thống ngân hàng. Theo ông Hùng, đây là vấn đề lớn, bức xúc được nhiều đại biểu và cử tri cả nước quan tâm.
“Có thể nói đất nước có thể cất cánh được hay không trong thời gian tới cũng chờ ở việc tái cơ cấu có thành công hay không. Việc giám sát sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện đề án mà hiện nay đang được dư luận đánh giá chậm chạp và hiệu quả thấp” – đại biểu lập luận.
Tán thành quan điểm này, đại biểu Lê Trọng Sang (TPHCM) đánh giá, đây là việc hết sức cấp bách và bức xúc, là nỗi quan tâm của cử tri cả nước. Ông Sang hướng sự quan tâm đặc biệt tới hệ thống giải pháp của các bộ, ngành chức năng trong tham mưu cho Chính phủ xử lý vấn đề nợ xấu, xử lý việc đầu tư dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản, vấn đề giải quyết tình trạng tồn kho và khơi thông thị trường bất động sản.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đông tình với hướng khoanh gọn nội dung giám sát vào việc xử lý nợ xấu và hàng tồn kho.
Đánh giá thực tế vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, xử lý nợ xấu, hàng tồn kho đang là những nội dung cả nước phải quyết liệt tập trung, bà Khánh nhận định, giám sát sẽ “gánh” giúp Chính phủ, các bộ, ngành một phần khó khăn. Nếu để một chính Chính phủ, một mình ngân hàng hoặc một ngành nào đó phải lo việc quá lớn này sẽ nặng nề, khó khả thi.
Theo Dantri
Liên tiếp tai nạn đau lòng: Do không minh bạch và nhờn pháp luật?
" Tôi cho rằng chế tài xử phạt của chúng ta hiện nay khá đầy đủ. Vấn đề quan trọng là người thừa hành, thực hiện việc đó có nghiêm hay không chứ không phải như dư luận vẫn phản ánh là mức phạt quá thấp nên vẫn vi phạm", nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam trao đổi với VnMedia.
Xung quanh việc thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn xe khách làm chết nhiều người, VnMedia đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam về nguyên nhân của các vụ tai nạn thảm khốc này.
- Thưa ông, thời gian gần đây trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông xe khách làm chết nhiều người. Theo ông, nguyên nhân do đâu?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Tai nạn giao thông trong tháng vừa qua xảy ra liên tục và rất nhiều vụ nghiêm trọng do xe khách gây ra hoặc container gây ra. Việc này Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã dự báo trước, từ năm 2012 và đã có hội thảo toàn quốc tìm nguyên nhân, giải pháp cho tai nạn giao thông, tổ chức vận tải và quản lý đội ngũ lái xe.
Tuy nhiên, rất tiếc kết quả của hội thảo này chưa truyền tải được đến cơ quan nhà nước nên chưa có thay đổi lớn về công tác vận tải, đặc biệt là đội ngũ lái xe. Theo tôi những vụ tai nạn vừa qua là hậu quả của việc buông lỏng công tác quản lý lái xe, buông lỏng công tác trật tự vận tải.
- Ông vừa nói tại hội thảo của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tổ chức có đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế tai nạn giao thông. Ông có thể nói rõ hơn về các giải pháp này?
Hội thảo do Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức ở 2 khu vực Hà Nội và TPHCM. Tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu đến từ 2 miền và cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương. Tại cuộc họp chúng tôi đã đề xuất rất nhiều biện pháp cụ thể để giảm tai nạn giao thông, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề an toàn giao thông.
Mặc dù, nhà nước đưa ra rất nhiều nguyên nhân, giải pháp nhưng dưới góc độ chuyên ngành chúng tôi rất quan tâm đến đội ngũ lái xe. Thực sự trong những năm qua các doanh nghiệp quản lý đội ngũ lái xe này rất thiếu chặt chẽ và coi như "chợ lao động". Tôi cần thì gọi đi lái không cần thì cho nghỉ ở nhà nên làm cho đội ngũ lái xe không gắn bó với nghề .
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Nhất là trong tình hình hiện nay, lái xe chở khách và container đang thiếu nghiêm trọng cho nên thái độ của doanh nghiệp trong việc sử dụng đội ngũ lái xe chưa tốt và nhà nước thì thực sự không quan tâm đến vấn đề này. Bộ Y tế thì buông lỏng không khám sức khỏe định kỳ cho lái xe nên ảnh hưởng đến quá trình lái xe.
Đặc biệt dư luận xã hội và cơ quan công vụ khi xử lý lái xe thì coi lái xe như "tội phạm", từ đó làm cho đội ngũ này lạnh nhạt với nghề. Do thiếu nghiêm trọng lái xe container và xe chở khách, dẫn đến các doanh nghiệp vơ bèo vạt tép, có lái xe thì quý và không cần phải gì nữa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vấn đề cần làm là thay đổi cách nhìn nhận, cách quản lý, sử dụng đội ngũ lái xe là rất quan trọng. Tuy nhiên, cả doanh nghiệp và nhà nước đều không coi trọng việc này, dẫn đến tình trạng là xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Thức hai là việc tổ chức vận tải, tại sao lái xe chạy quá tốc độ quy định, lấn làn đường? Tại sao lại tranh chấp nhau trên đường?.. Tất cả những hiện tượng trên đều là phương thức vận tải không tốt, việc lấn làn, vượt tốc độ chẳng qua chỉ là tranh cướp khách trên đường.
Tổ chức vận tải hiện nay có rất nhiều chồng chéo, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, do đó phải thay đổi lại công tác tổ chức vận tải trong cả nước. Hiện nay nhà nước đang sửa đổi Thông tư 14 và doanh nghiệp cũng đang có nhiều băn khoăn, vì vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc ban hành thông tư để lập lại trật tự vận tải.
Cái gì thuộc lĩnh vực của nhà nước thì nhà nước làm, thuộc doanh nghiệp thì doanh nghiệp làm chứ đừng lẫn lộn, nhà nước đừng làm thay doanh nghiệp. Việc tổ chức đã lộn xộn rồi, nhà nước lại làm thay doanh nghiệp, còn cái nhà nước phải làm thì không làm, gây ra bức xúc cho doanh nghiệp, ức chế cho hoạt động vận tải.
- Mới đây, khi ban hành các giải pháp kìm chế tai nạn xe khách, Bộ Giao thông có chỉ ra một trong nhiều nguyên nhân gây ra các vụ tại nạn là do bến xe buông lỏng quản lý. Ông có đồng nhất với quan điểm này?
Theo tôi không thể quy trách nhiệm cho bến xe được. Bến xe là doanh nghiệp chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước. Bến xe cũng chỉ bình đẳng như các doanh nghiệp vận tải khác. Bến xe thực hiện dịch vụ vận tải cho hành khách đi xe nên không phải là cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, nếu quy cho bến xe thì tôi thấy cũng "khổ" cho bến xe vì không được giao quyền.
Hiện trường vụ tai nạn giữa xe tải và xe khách làm 6 người chết ngày 11/5 vừa qua.
- Nhiều người khi bàn luận về các vụ tai nạn giao thông thường cho rằng, sở dĩ thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn xe khách làm chết nhiều người là do công tác sát hạch lái xe hiện nay còn nhiều kẽ hở. Ông nói sao về điều này?
Theo tôi việc quy kết như vậy là hơi vội vàng nên phải xem người vi phạm là lái xe lâu năm hay mới vào nghề. Tôi tin lái xe chở khách, chở container đều là lái xe lâu năm. Đã có thâm niên mà quy cho các anh đào tạo là áp đặt quá, không đúng.
Tất nhiên, công tác đào tạo có vấn đề cần phải chấn chỉnh nhưng rõ ràng lái xe container gây ra tai nạn nhiều, xe chở khách gây tai nạn nhiều nhưng cả hai đều có thâm niên cho nên nếu quy như vậy là không khách quan, gây ra sự chuẩn đoán không đúng bệnh nên điều trị bệnh không đúng.
Bản thân người lái xe cũng biết chạy quá tốc độ là nguy hiểm nhưng tại sao người ta vẫn chạy quá tốc độ?, đó là do cơ chế quản lý của doanh nghiệp hiện nay nếu anh không chạy vượt tốc độ để đủ doanh thu thì sẽ bị sa thải cho nên dù nguy hiểm người ta vẫn phải làm, vì miếng cơm manh áo. Cho nên cần phải nhìn vào quy chế chứ không thể nhìn vào hiện tượng rồi quy chụp được nên gây ra việc bắt mạch không đúng bệnh.
- Trong rất nhiều vụ tai nạn giao thông, khi xảy ra tai nạn tài xế thường giật mình tỉnh ngủ. Hiện có rất nhiều tuyến xe khách đang chạy đường dài qua đêm, việc này ảnh hưởng như thế nào đến việc lái xe?
Việc này trong luật đã quy định, lái xe không được làm việc quá 10 tiếng một ngày, không được cầm vô lăng liên tục quá 4 tiếng. Rõ ràng khi chạy đường dài thì phải có trạm dừng nghỉ để thay lái xe.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp không quan tâm đến việc này, để cho một lái một xe chạy liên tục 18-20 tiếng trong một ngày thì rất dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nên nhà nước và doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề này. Phải tôn trọng luật pháp, nếu làm đúng quy định thì làm gì có chuyện lái xe buồn ngủ khi chạy ban đêm được.
- Như vậy, rõ ràng nếu việc kiểm soát được quan tâm và chặt chẽ thì sẽ hạn chế được các vụ tai nạn giao thông nhưng trên thực tế hiện nay không có lực lượng nào kiểm soát việc này?
Hiện trên xe khách và container đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị này giám sát được tốc độ lái xe, công việc của lái xe. Chính cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề này. Cơ quan nhà nước phải có cách thức cập nhật thông tin để chỉ đạo trên toàn quốc.
Hiện nay thiết bị đã được lắp nhưng chỉ để đối phó với thủ tục hành chính, doanh nghiệp không quan tâm khai thác đến vấn đề này, đặc biệt nhà nước thì không biết việc này là như thế nào cả. Chỉ đến khi xảy ra tai nạn thì mới tìm xem lúc tai nạn xe chạy với tốc độ bao nhiêu. Vì vậy, nếu anh khai thác tốt thiết bị quản lý thì sẽ tạo cho công tác vận tải được tốt hơn.
- Đã từng đi trên rất nhiều tuyến xe khách tôi đã từng chứng kiến cảnh lái phụ xe nhồi nhét khách nhưng khi kiểm tra cảnh sát giao thông thường chỉ kiểm tra giấy tờ của lái xe. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn xe khách chết người có lỗi của cảnh sát giao thông. Ông nói sao về điều này?
Tôi cho rằng chế tài xử phạt của chúng ta hiện nay khá đầy đủ. Mặc dù, hiện nay Bộ Giao thông đang soạn thảo để sửa đổi Nghị định 71 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng theo tôi bản thân các quy định hiện nay đã đầy đủ.
Vấn đề quan trọng là người thừa hành, thực hiện việc đó có nghiêm hay không chứ không phải như dư luận vẫn phản ánh là mức phạt thấp quá, không nghiêm nên vẫn vi phạm. Vấn đề ở đây là do ta xử lý không nghiêm, không minh bạch cho nên pháp luật bị nhờn. Mức phạt hiện nay tôi cho là quá cao, vượt quá thu nhập bình quân của người lao động là không nên.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Theo vietbao
Án nặng cho nhóm giết GĐ BV Thanh Nhàn Tổ chức giết Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn không thành, nhưng kẻ nhận mức án nhẹ nhất trong 4 bị cáo cũng phải trả giá bằng 17 năm tù. Hôm nay 15/5, TAND TP. Hà Nôị đã mở phiên tòa xét xử vụ án "truy sát Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn" xảy ra hồi đầu tháng 3 năm nay. Theo cáo...