Đề nghị dừng sự kiện tôn giáo đông người
Ngày 20/3, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị các tổ chức tôn giáo, cơ sở thờ tự không tổ chức hoạt động đông người, dừng lễ hội, hội nghị.
Các sự kiện được đề nghị dừng tổ chức gồm: Lễ Phục sinh trong Công giáo và Tin lành; lễ Phật đản trong Phật giáo; Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer; đại hội nhiệm kỳ của Hội thánh Cao Đài; hội nghị thường niên của Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i và Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa…
Ban Tôn giáo Chính phủ khuyến cáo các tổ chức tôn giáo không cử người tham gia hoạt động ở nước ngoài; không đón tiếp chức sắc đến từ những nơi có dịch; tăng cường giảng lễ, thuyết pháp trực tuyến để tránh tập trung đông người.
Anh Lukman, 44 tuổi đang đọc kinh Koran (Qu’ran) trong giờ kinh trưa 12, tại thánh đường Hồi giáo 101, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, ngày 19/3 . Ảnh: Quốc Việt
Các cơ sở tôn giáo có nguy cơ lây nhiễm nCoV phải được thông báo đến nhà chức trách để dừng hoạt động và khử khuẩn. Tín đồ và người dân khi tham gia hành lễ phải đeo khẩu trang. Tín đồ người Việt Nam ở nước ngoài không về nước trong thời gian có dịch, nếu thật cần thiết phải nhập cảnh thì buộc khai báo y tế, cách ly.
Ban tôn giáo Chính phủ kêu gọi các tổ chức tôn giáo huy động tuệ tĩnh đường, phòng thuốc nam, phòng y tế… tham gia chống dịch.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 2/2020, Thủ tướng yêu cầu dừng tất cả lễ hội chưa khai mạc trong cả nước, lễ hội đang diễn ra phải giảm quy mô… để phòng chống Covid-19. Sau đó, nhiều lễ hội lớn ở miền Bắc như Tam Chúc, Yên Tử, đền Trần… không tổ chức lễ khai mạc.
Đến chiều 20/3, Việt Nam ghi nhận 91 người nhiễm nCoV, trong đó 17 người đã khỏi bệnh. Các ca bệnh xâm nhập chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, sau đó lây lan cộng đồng.
Viết Tuân
Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị dừng tổ chức Thánh lễ
Trong thư chúc mừng Lễ Phục sinh gửi đến Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ đã đề nghị dừng tổ chức các hoạt động tập trung đông người.
Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi thư chúc mừng Lễ Phục sinh đến Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Việt Nam.
Trong thư gửi đến hai Giáo hội này, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh đến việc Lễ Phục sinh năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới.
Ban Tôn giáo Chính phủ đánh giá cao những hoạt động thiết thực trong phòng, chống dịch mà Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục các Giáo phận cũng như Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam đã chủ động, tích cực hợp tác với chính quyền cùng nhân dân và tôn giáo cả nước thực hiện.
Tổng Giáo phận Sài Gòn đã ngưng các lớp giáo lý từ ngày 15-3. Ảnh: Quỳnh Trang
Trong thư cũng ghi rõ "Trong bối cảnh này, Ban Tôn giáo Chính phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương không thể tới thăm Giáo hội để chúc mừng lễ Phục sinh như thường lệ.
Tôi đề nghị Giáo hội cũng tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, không cử người tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài, hạn chế tiếp đón chức sắc đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch; có cách thức sinh hoạt tôn giáo phù hợp với tình hình thực tiễn và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế".
Trước đó, sau hai ca mắc COVID-19 vì tham gia sự kiện tôn giáo tại Malaysia, trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cũng lập tức có văn bản gửi Ban Tôn giáo các tỉnh, thành và Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo các địa phương rà soát những người đã tham gia sự kiện, hướng dẫn tự cách ly, thực hiện khai báo y tế và đến các sơ sở y tế để làm các xét nghiệm liên quan.
Từ ngày 2-2, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã quy định rước lễ trên tay thay vì miệng. Ảnh: Tư liệu
Riêng ba đại diện cộng đồng Hồi giáo các tỉnh thành TP.HCM, An Giang, Tây Ninh, Ninh Thuận, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng có văn bản gửi riêng về việc kiểm soát dịch COVID-19.
Vào ngày 17-3, Tổng Giáo phận Huế cũng đã có những lưu ý mục vụ trong mùa Chay năm nay. Trong thông báo, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh cũng ghi rõ: "Linh mục có bổn phận đưa Mình Thánh Chúa hoặc xức dầu bệnh nhân. Tuy nhiên, vì COVID-19 có thể lây lan khi tiếp xúc tay chân, các Cha có thể mang găng tay khi cử hành nghi thức này".
Về việc Giải tội tập thể, thông báo cho biết: "Thông thường, hối nhân xưng tội cá thể, linh mục xá giải cá thể. Nhưng trong một số trường hợp như tĩnh tâm chung, cử hành sám hối cộng đồng, Giáo Hội cho phép xưng tội cá thể nhưng xá giải và làm việc đền tội chung.
Đặc biệt, khi có nhiều người nguy tử, thiếu linh mục và không đủ thời gian xưng tội cá thể, hoặc lâm những tình huống tương tự như động đất, bom đạn... Giáo hội có thể cho phép giải tội tập thể, với điều kiện phải có phép của đấng Bản Quyền (x. Giáo luật điều 960-963; Tông huấn "Sám hối và hoà giải", số 32-33, ngày 02/12/1984, Tự sắc "Lòng Thương Xót Chúa" ngày 07/04/2002 của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong phần phụ lục).
Căn cứ quy định trên, tôi chấp thuận cho các linh mục Giáo phận Huế được giải tội tập thể với các điều kiện sau đây: Chỉ được giải tội tập thể trong lãnh thổ Giáo phận Huế. Không được tự ý giải tội tập thể ngoài quy định dưới đây. Trước khi cử hành, phải giải thích cho cộng đoàn hiểu rõ về giải tội tập thể. Chỉ giải tội tập thể trong Tuần Thánh 2020, từ Lễ Lá đến đêm vọng Phục Sinh. Nên giải tội tập thể trước mỗi Thánh lễ hoặc trước khi cử hành nghi thức Tam Nhật Thánh theo nghi thức trong phần phụ lục. Hối nhân buộc phải xưng lại các tội trọng trong lần xưng tội sau. Hối nhân buộc phải xưng các tội trọng nếu lãnh ơn xá giải chung một lần nữa".
Về các sinh hoạt giáo lý, thiếu nhi có thể đình chỉ nếu có nguy cơ dịch bệnh lan rộng. Hạn chế rước sách hoặc sinh hoạt đông người. Cử hành, giảng giải, đọc kinh đơn giản và vắn gọn. Riêng người trên 60 tuổi hoặc khả nghi bị nhiễm COVID-19, có thể ở nhà đọc kinh hoặc làm việc lành thay thế vào Ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng mùa Chay.
Trước đó, Tòa Tổng giám mục Sài Gòn cũng thông báo tạm ngưng tất cả các lớp giáo lý trên địa bàn Tổng Giáo phận kể từ ngày 15-3, tức Chúa nhật thứ 3 Mùa Chay cho đến khi có thông báo mới.
Tòa Giám mục Phan Thiết ngày 14-3 cũng thông báo tạm ngưng việc cử hành Thánh lễ tập trung đông người tại nhà thờ, tạm ngưng các sinh hoạt khác như giáo lý, hội họp, học hỏi, chúc mừng... TP Phan Thiết. Riêng các giáo xứ khác trong tỉnh Bình Thuận, khi cử hành Thánh lễ cần ngắn gọn, hạn chế tối đa sinh hoạt tập trung đông người tại nhà thờ. Giáo dân khi tham dự Thánh lễ cần đeo khẩu trang và rửa tay diệt khuẩn.
Ngày 9-3, Đức Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên cũng ra thông báo về việc tạm ngưng các lớp giáo lý và các sinh hoạt thiếu nhi trên địa bàn Giáo phận Hà Nội do COVID-19 đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng.
QUỲNH TRANG (plo.vn)
Khách tăng mạnh, Yên Tử rốt ráo đối phó Covid-19 Du khách đến Yên Tử , trong đó có khách nước ngoài tăng nên các đơn vị quản lý Yên Tử (Quảng Ninh) đang tăng cường biện pháp phòng chống Covid -19. Du khách Hàn Quốc đến Yên Tử dù giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng mạnh so với những ngày sau tết Theo thông tin từ ngành du lịch...