Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào Hiến pháp
Thành phố Hà Nội đã hoàn thành tổng hợp ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn. Theo đó, các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã phát huy quyền làm chủ, thể hiện sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ để tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Việt Nam
(Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam nhìn từ trên cao)
Video đang HOT
Theo HĐND TP Hà Nội, đã có 67 báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức (gồm 38 sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể của TP và 29 quận, huyện, thị xã, tổng hợp ý kiến của 138.664 người, đại diện các tầng lớp nhân dân trên địa bàn) và 1.087 ý kiến cá nhân trực tiếp đóng góp và gửi cho các hội nghị cấp thành phố tổ chức đóng góp về Dự thảo Hiến pháp. Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh đánh giá, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp đã được quan tâm, tuyên truyền sâu rộng đến người dân. Các ý kiến tham gia đều được nghiên cứu sâu và có chất lượng, thể hiện quyền và ý chí của mình, khẳng định được vai trò của người dân (chủ thể quyền lực) trong việc đóng góp ý kiến về Dự thảo Hiến pháp, văn bản pháp lý quan trọng nhất của đất nước.
Liên quan tới những góp ý cụ thể vào Dự thảo Hiến pháp, trong tổng số 1.023 ý kiến đóng góp về Điều 4 Dự thảo Hiến pháp, tất cả đều đồng tình và thống nhất cao với việc cần thiết phải tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc quy định về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân và dân tộc Việt Nam. Thực tế cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo xã hội thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước. Một số ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” vào cuối Khoản 1, để thể hiện rõ trách nhiệm của Đảng trước nhân dân. Đáng chú ý, có ý kiến đề nghị bổ sung thêm đoạn “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của nước CHXHCN Việt Nam” vào Điều 1 Dự thảo Hiến pháp, để khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nhiều ý kiến góp ý tập trung vào vấn đề liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản, vấn đề quản lý và sử dụng đất, Nhà nước thu hồi đất của tổ chức, cá nhân. Một số ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế – xã hội” để tránh tình trạng lợi dụng việc thực hiện các dự án kinh tế – xã hội tại địa phương để thu hồi đất đai của người dân một cách tuỳ tiện, lợi dụng các chính sách của Nhà nước để kinh doanh trục lợi. Có ý kiến đề xuất đổi cụm từ “bồi thường theo quy định của pháp luật” thành “bồi thường theo giá thị trường” trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
HĐND TP Hà Nội thống nhất việc tiếp tục ghi nhận về hình thức sở hữu toàn dân, trong đó khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, để khắc phục những bất cập trong công tác quản lý đất đai trong thời gian qua, cần phải hiến định về nội dung này, làm cơ sở cho Luật Đất đai quy định cụ thể (đặc biệt vấn đề giá đất, việc thu hồi đất trong các dự án phát triển kinh tế – xã hội).
Xung quanh Chương IV (Bảo vệ Tổ quốc), HĐND TP Hà Nội cơ bản nhất trí như dự thảo. Theo đó, khẳng định bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt; tiếp tục khẳng định lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tuyệt đối trung thành với Đảng và bảo vệ Đảng.
Trao bản tổng hợp hơn 8 triệu ý kiến góp ý Dự thảo Hiến pháp
Ngày 1-4, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tiếp nhận bàn giao bản tổng hợp ý kiến tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Trân trọng trao bản tổng hợp hơn 8 triệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân thông qua hệ thống MTTQ góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, chưa có lần nào các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi, góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp nhiều như lần này. Các tầng lớp nhân dân đều rất tâm huyết, nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ. Ông Huỳnh Đảm cũng nhấn mạnh, MTTQ cùng các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền các cấp sẽ tạo mọi điều kiện và có những hình thức phù hợp để nhân dân đóng góp ý kiến cho dự thảo cho đến ngày 30-9-2013, với mong muốn Hiến pháp thực sự là của dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
Theo ANTD
"Đặt hàng" người dân góp ý, tố cáo sai phạm
Sáng 12-12, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình sau kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XIV. Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã phản ánh nhiều vấn đề dân sinh bức xúc đang tồn tại trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề lạm thu trong trường học và quản lý đất đai.
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình
Cử tri Phạm Đạt (phường Giảng Võ) kiến nghị với đoàn đại biểu: Tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, nội dung về dạy thêm, học thêm, lạm thu trong các trường học đã được chất vấn khá sôi nổi. Tuy nhiên, các cử tri đều cảm thấy phần trả lời chất vấn vẫn chưa rõ ràng, chưa thể hiện rõ chủ trương có được dạy thêm, học thêm nữa hay không? Hay việc lạm thu tại các trường tiểu học, THCS rất phổ biến, nhưng tiền đó đi đâu, đã có bao nhiêu trường trả lại phụ huynh học sinh... thì còn rất "mù mờ". Việc xây dựng, cải tạo nhà chung cư cũng cần làm rõ trình tự, các quá trình liên quan đến khiếu nại của người dân thì cấp nào có quyền giải quyết?
Cử tri Vũ Mạnh Hiền (phường Điện Biên) cho biết, phường chưa có trường THCS. Dân đã kiến nghị với phường có thể dùng 4 mảnh đất phù hợp cho việc mở trường THCS trên địa bàn, thế nhưng sau đó cả 4 mảnh đất này đều không được sử dụng vào việc xây trường mà lại dùng vào mục đích khác. Tương tự, cử tri phường Ngọc Khánh kiến nghị, hiện phường thiếu trường mẫu giáo trầm trọng. Cả phường có đến 3 vạn dân nhưng chỉ có duy nhất một trường mẫu giáo... Các cử tri đề nghị HĐND TP kiểm tra việc này.
Tiếp thu ý kiến mà cử tri của quận Ba Đình kiến nghị, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh khẳng định, những nội dung kiến nghị nào liên quan đến thẩm quyền của quận, thành phố thì HĐND TP sẽ đôn đốc, đề nghị thành phố, quận khẩn trương giải quyết. Còn những nội dung liên quan đến thẩm quyền của trung ương, chẳng hạn như lương hưu, HĐND TP sẽ tiếp thu, chuyển tới đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố. Riêng với nội dung về lạm thu trong các trường học, Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, UBND TP đã chỉ đạo các trường có tình trạng lạm thu, thu các khoản phí không hợp lý đều phải trả lại cho phụ huynh học sinh. Vì vậy, nếu cử tri phát hiện trường nào vẫn còn lạm thu, thu các khoản ngoài quy định thì cần thông tin để HĐND biết, giám sát và yêu cầu thực hiện đúng quy định.
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cũng cho biết, kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XIV là kỳ họp dài nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cũng là kỳ họp có nhiều điểm mới và giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng. Như ý kiến của cử tri, các vấn đề chất vấn tại kỳ họp cũng đã đúng và trúng hơn. Vấn đề đặt ra bây giờ là các tổ Đại biểu HĐND phải giám sát việc thực hiện các giải pháp đã nêu trong phiên chất vấn. Một nội dung cũng rất cần sự vào cuộc của cử tri, đó là đóng góp ý kiến cho dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Bên cạnh đó, cử tri cũng cần phối hợp, chung tay với thành phố để cụ thể hóa Luật Thủ đô vào đời sống trong năm 2013. "Đây không chỉ là báo cáo mà cũng là lời đặt hàng của HĐND TP với các cử tri, mong muốn được cử tri tiếp tục theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND TP, hoạt động của chính quyền các cấp. Đặc biệt là đóng góp ý kiến, hiến kế cho các công việc chung của thành phố, để thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm tới" - Chủ tịch HĐND TP chia sẻ với các cử tri quận Ba Đình.
Đại biểu HĐND sẽ tiếp dân tại quận/ huyện
Thường trực HĐND TP Hà Nội cho biết, trong năm 2013, công tác tiếp dân của HĐND TP sẽ có đổi mới. Cụ thể, từ tháng 1-2013, các đại biểu HĐND TP sẽ thực hiện tiếp công dân ngay tại quận, huyện (nơi đại biểu ứng cử) vào một ngày cố định trong tháng, thay vì chỉ tiếp dân tại trụ sở thành phố như hiện nay. Thời gian, địa điểm tiếp xúc công dân sẽ được công khai để người dân biết. Đề án đổi mới này sẽ giúp các đại biểu HĐND TP gần gũi với dân hơn, nắm được tâm tư nguyện vọng và vướng mắc của dân, từ đó có kiến nghị kịp thời tới các cấp chính quyền giải quyết.
Theo ANTD
Kiến nghị Nhà nước không cưỡng chế đất dự án kinh tế Chiều 18-3, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Văn Hoạt đã dự hội nghị cán bộ, công chức cơ quan văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP lấy ý kiến, góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Về cơ chế thu hồi đất, có ý kiến cho rằng, nếu Hiến định Nhà nước thu hồi đất để...