Đề nghị địa phương bố trí ngân sách xóa lối đi tự mở qua đường sắt
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 385).
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị triển khai Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt. Ảnh tư liệu: Báo Tin tức
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua chỉ đạo, đôn đốc cơ quan chức năng của địa phương khẩn trương lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách dọc theo đường sắt để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt.
“Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt theo kế hoạch, lộ trình được phê duyệt; Duy trì thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, chế độ báo cáo theo quy định tại Quyết định 358″, Bộ Giao thông vận tải đề nghị.
Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ưu tiên bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Quyết định 358 nhằm xóa các lối đi tự mở qua đường sắt, đảm bảo tiến độ theo quy định.
Một số địa phương như Bình Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Lâm Đồng và Lạng Sơn chưa phê duyệt kế hoạch, lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có trên địa bàn, khẩn trương lập, phê duyệt kế hoạch và gửi về Bộ Giao thông Vận tải để cùng phối hợp thực hiện.
Video đang HOT
Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, bổ sung đầy đủ biển cảnh báo “Chú ý tàu hỏa”, thu hẹp các lối đi tự mở qua đường sắt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; Phối hợp với địa phương triển khai Quyết định 358 và Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 358.
Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các khu Quản lý đường bộ rà soát, bổ sung đầy đủ các biển báo hiệu, vạch dừng, gờ, gồ giảm tốc còn thiếu tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt trong phạm vi quản lý; Chủ trì, phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và đơn vị liên quan trong việc kết nối tín hiệu đường bộ, đường sắt tại các đường ngang giao cắt quốc lộ thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo, qua hơn 2 năm thực hiện Đề án 358, với sự phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải, đường sắt, các địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến ngày 30/9/2022, đã xóa bỏ được 418 lối đi tự mở, còn lại 3.606 lối đi.
Cùng đó xây dựng đường gom, hàng rào được 7,737km/650,221km, đạt 1,19% kế hoạch tại Đề án; Xây dựng 4/297 đường ngang, đạt 1,35%; Xây dựng hầm chui được 1 hầm/149 hầm, đạt 0,67%.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện Đề án còn chậm, trong khi còn tồn tại số lối đi tự mợ lớn, đồng nghĩa nguy cơ cao xảy ra mất an toàn giao thông vì đa số các vụ tai nạn (trên 80%) xảy ra tại các lối đi tự mở và dọc 2 bên đường sắt.
Bàn giao nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ để xếp hạng di tích ra sao?
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan về điều chuyển, tiếp nhận quản lý bảo tồn nhịp số 1, 2 và tháp canh phía Thủ Đức của cầu sắt Bình Lợi cũ.
Hai nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ - Ảnh: ĐỨC PHÚ
Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND TP xem xét, chỉ đạo đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam bổ sung các thông tin để làm rõ vai trò, trách nhiệm các chủ thể quản lý tài sản nói chung, khẩn trương giải quyết rõ ràng, dứt điểm tài sản còn lại tại cầu sắt Bình Lợi cũ.
Đó là thông tin về diện tích đất, mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản...
Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan đầu mối tiếp tục chủ trì phối hợp cơ quan liên quan tiếp nhận đầy đủ tài liệu, hoàn thiện hồ sơ báo cáo. Sau khi đã đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam tham mưu trình Bộ Giao thông vận tải xem xét đề nghị cấp thẩm quyền điều chuyển tài sản hoặc trả lời kiến nghị của UBND TP...
Căn cứ ý kiến của UBND TP, ý kiến của các cơ quan đơn vị liên quan, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét, đề xuất Bộ Tài chính phương án xử lý tài sản theo quy định.
Cầu đường sắt Bình Lợi là cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902.
Cây cầu này có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển lịch sử của Sài Gòn - TP.HCM và ngành đường sắt Việt Nam, có đủ tiêu chí để xếp hạng di tích theo quy định hiện hành.
Năm 2019, cầu sắt Bình Lợi mới đã đưa vào khai thác, từ đó cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 117 năm hoạt động. Trên cơ sở đề nghị của TP, hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cũ bên phía bờ TP Thủ Đức được giữ lại để bảo tồn. Các phần cầu còn lại được hoàn thành tháo dỡ từ năm 2020 và thanh lý theo quy định.
TP.HCM hiện đang lên phương án bảo tồn và chuẩn bị hồ sơ để xếp hạng cầu sắt Bình Lợi thành di tích. Tuy nhiên, theo Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM, việc xếp hạng di tích trước hết phải có đơn đề nghị từ Cục Đường sắt Việt Nam hoặc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (đơn vị quản lý tài sản - PV).
Trường hợp Bộ Giao thông vận tải bàn giao về TP.HCM thì phải có đơn đề nghị xếp hạng di tích của đơn vị được TP giao quản lý trực tiếp. Sở sẽ lập hồ sơ xếp hạng di tích ngay sau khi có đơn đề nghị xếp hạng di tích của đơn vị, tổ chức được giao quản lý trực tiếp công trình.
Theo ghi nhận , hiện hai nhịp cầu sắt đang được rào lại để bảo quản tài sản.
Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước Cứ 10 ngày lại điều chỉnh một lần, giá xăng liên tục tăng khiến các doanh nghiệp vận tải hành khách "đứng ngồi không yên". Chưa kịp phục hồi sau dịch, giá xăng dầu tăng mạnh khiến các doanh nghiệp vận tải lâm vào tình cảnh khốn khó. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN. Theo Bộ Tài chính, khoảng 80 - 90% doanh nghiệp vận tải...