‘Đề nghị di dời Trạm thu phí BOT Bến Thủy là vớ vẩn’
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị giảm phí, di dời Trạm thu phí BOT đặt đầu cầu Bến Thủy 1, cầu Bến Thủy 2, còn phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nói: “Cái đó liên quan gì đến Hà Tĩnh đâu”.
Vừa qua, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 (Cienco 4) – nhà đầu tư và cơ quan chức năng kiến nghị di chuyển vị trí hai trạm thu phí đầu cầu Bến Thủy 1, cầu Bến Thủy 2 (nối quốc lộ 1A qua sông Lam thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) về vị trí phù hợp.
Đồng thời, đề nghị khẩn trương giảm mức phí đối với các phương tiện đi lại, đặc biệt tính toán giảm 60% giá vé cho người dân ở huyện Nghi Xuân, một số xã, phường của huyện Đức Thọ, huyện Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Người dân thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phàn nàn mỗi lần lái xe hơi từ nhà sang TP Vinh (Nghệ An) chỉ 3 km (cả đi và về) nhưng mất 90.000 đồng tiền phí qua Trạm thu phí Bến Thủy 1. Ảnh: Đ.LAM
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh, vị trí đặt trạm thu phí trên không phù hợp với việc đầu tư các công trình đã đầu tư và mức thu phí quá cao (hiện ô tô con là 45.000 đồng/lượt). Điều này là không phù hợp với thu nhập của người dân.
Đặc biệt, các phương tiện đi lại của nhân dân ở huyện Nghi Xuân (trừ xã Xuân Lĩnh), một số xã, phường của huyện Đức Thọ, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh… (Hà Tĩnh) khi qua cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2 không tham gia giao thông trên quốc lộ 1, tuyến tránh TP Vinh (Nghệ An) và quốc lộ 1 đoạn phía nam cầu Bến Thủy đến phía bắc, tuyến tránh TP Hà Tĩnh nhưng đã phải trả phí qua cầu nhiều năm nay dẫn đến người dân bức xúc.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng lập luận việc đặt hai trạm thu phí làm ảnh hưởng đến việc liên kết vùng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, khách du lịch từ Nghệ An sang huyện Nghi Xuân – quê hương Đại thi hào Nguyễn Du.
Video đang HOT
Chiều 22-9, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GTVT (do Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa dẫn đầu), lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục kiến nghị nhà đầu tư giảm giá vé ở Trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2, di dời hai trạm thu phí trên.
Ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Tại buổi làm việc, tỉnh Hà Tĩnh đã kiến nghị, đề xuất rõ ràng cụ thể và các bên đã phân tích nhiều về việc di dời hai trạm thu phí.
Phía nhà đầu tư có đặt ra các vấn đề nếu di dời thì lại phải đề xuất với tỉnh Nghệ An, di dời vào Hà Tĩnh cũng phải xét lại là dân đi ra đi vô, ai đi được lợi nhiều hơn. Hiện họ chưa quyết định có di dời hai trạm thu phí hay không”.
Trạm thu phí đầu cầu Bến Thủy 2 (Nghệ An). Ảnh: NGUYỄN LÂN
Sáng 23-9, trao đổi qua điện thoại về việc có nên di dời hai trạm thu phí đầu cầu Bến Thủy 1 và Bến Thủy 2 đang nằm trên địa bàn Nghệ An hay không? Ông Lê Ngọc Hoa, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cienco 4, hiện là phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết: “Nên hay không nên không phải là một câu trả lời mà được. Mà cái này Hà Tĩnh vớ vẩn, khi triển khai cả dự án này, phương án tài chính, vị trí đặt trạm thu phí, rồi tính toán lưu lượng các thứ là người ta đã làm việc với cả nhà đầu tư, nhà tín dụng và cả địa phương, cả Bộ GTVT. Cái đó liên quan gì đến Hà Tĩnh đâu. Trạm thu phí đang nằm ở Nghệ An mà xe là xe cả nước đi qua chứ chắc xe huyện Nghi Xuân đâu.
Mà tôi được biết xe của người dân Nghi Xuân thì Tổng Công ty Cienco 4 đã tạo điều kiện cho rất nhiều người dân ở ngay đầu cầu được hưởng lợi rồi bằng việc tạo điều kiện cho họ đi qua bằng vé tháng ưu đãi (giảm giá – NV) ấy. Còn trạm thì nằm ở Nghệ An mà trạm của cả nước, xe cả nước đi qua chứ chắc xe của Hà Tĩnh đâu. Nếu trạm của Hà Tĩnh thì họ đề nghị vậy là được”.
Theo Đắc Lam ( Pháp Luật TPHCM)
Trạm BOT gian lận tiền thu phí sẽ bị tạm dừng hoạt động
Bộ Giao thông Vận tải vừa có dự thảo quy định cụ thể những trường hợp tạm dừng thu phí và các cơ quan có quyền quyết định tạm dừng thu phí.
Trạm thu phí An Phú đường ĐT 743 (thị xã Thuận An) được UBND tỉnh Bình Dương mua lại để "xóa sổ"
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tham gia ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, quy định cụ thể những trường hợp tạm dừng thu phí và các cơ quan có quyền quyết định tạm dừng thu phí.
Theo dự thảo, có 10 trường hợp sẽ được tạm dừng thu phí. Trong đó, có trường hợp sẽ tạm dừng thu phí tối thiểu 1 ngày khi nhà đầu tư vi phạm chất lượng bảo trì công trình đường bộ hoặc để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến đường, công trình đường bộ.
Trong trường hợp, đơn vị thu phí để xảy ra gian lận phí sử dụng đường bộ, biển thủ tiền phí hoặc tự ý can thiệp vào hệ thống công nghệ giám sát, quản lý thu phí, hệ thống kiểm tra tải trọng nhằm gian lận doanh thu phí thì trạm thu phí cũng được tạm dừng để thu phí.
Dự thảo cũng quy định rõ trường hợp được tạm dừng thu phí khi đơn vị thu phí không chấp hành việc nâng cấp hệ thống công nghệ thu phí theo chủ trường của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc hệ thống công nghệ quản lý thu phí bị hỏng.
Tạm dừng thu phí đối với đơn vị thu phí để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất hơn 100 xe hoặc chiều dài từ 750m trở lên hoặc để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm lớn hơn 10 phút. Thời gian tạm dừng thu tối thiểu một lần là 3 giờ.
Ngoài ra, dự thảo còn quy đinh những trường hợp được tạm dừng thu phí khác như: Nhà đầu tư chậm nộp báo cáo quyết toán công trình BOT, các đơn vị thu phí không thực hiện việc sao lưu dữ liệu thu phí, không thực hiện báo cáo theo quy định....
Đối với các trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải có quyền quyết định tạm dừng thu phí với các trạm thu phí có thời gian dừng từ 10 ngày trở lên trong khi Tổng cục Đường bộ quyết định trong trường hợp dưới 10 ngày.
Đối với các trạm thu phí trên hệ thống đường địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc uỷ quyền quyết định việc tạm dừng thu phí theo thẩm quyền.
Liên quan tới việc tạm dừng thu phí, mới đây, Tổng Cục đường bộ Việt Nam gửi công văn đến UBND tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Cục Đường bộ IV và chủ đầu tư - Tổng công ty 319 thông báo về việc tạm ngừng thu phí Quốc lộ 1 qua trạm Sông Phan (Bình Thuận).
Nguyên nhân là đoạn Quốc lộ 1 có vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng qua Bình Thuận và Đồng Nai bị hư hỏng nặng, nhiều đoạn lún bánh xe tạo thành các rạch gây mất an toàn giao thông. Dù liên tục được yêu cầu nhưng tới ngày 20/5 theo kiểm tra thực tế của Cục đường bộ IV, chủ đầu tư chỉ mới khắc phục 3.800 m2 đường hằn lún trong số hơn 15.000 m2 phải khắc phục.
Hay như mới đây, một vụ việc cũng gây ra nhiều dư luận trái chiều như việc UBND tỉnh Bình Dương đã mua lại Trạm thu phí An Phú đường ĐT 743 (thị xã Thuận An) từ Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Bình Dương. Sau đó, tỉnh này bàn giao lại tuyến đường cho Tổng công ty Becamex IDC (trực thuộc UBND tỉnh) nâng cấp, mở rộng tuyến đường mà không thu phí.
Phương Dung
Theo Dantri
Bình Dương mua lại trạm thu phí rồi xóa sổ Bình Dương mua lại và xóa một trạm thu phí, dừng kế hoạch lập hai trạm thu phí mới, đồng thời không kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT. UBND tỉnh Bình Dương vừa mua lại một trạm phu phí giao thông của các chủ đầu tư BOT rồi xóa bỏ trạm này. Ngoài ra, tỉnh này cũng đang chuyển đổi hình...