Đề nghị đầu tư kè trăm tỉ cứu phố cổ Hội An
Ngày 7/11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư dự án kè bảo vệ khu đô thị cổ Hội An.
Theo đó, đoạn kè được đầu tư từ chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam (TP Hội An) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong khu vực và bảo vệ khu đô thị cổ Hội An. Được biết, dự án kè đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án ưu tiên của chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dọc bờ sông Hoài từ Chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam (Hội An) có nguy cơ bị sạt lở nghiêm trọng nếu không có kè bảo vệ
Trên cơ sở danh mục dự án ưu tiên được phê duyệt, đến nay địa phương đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư và UBND tỉnh Quảng Nam đã trình Bộ KH-ĐT thẩm định nguồn vốn của dự án với tổng mức đầu tư của dự án khoảng 150 tỉ đồng, trong đo đê nghi ngân sach Trung ương hô trơ co muc tiêu hơn 100 tỉ đông, còn lại là vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Dư an đươc thưc hiên trong 3 năm, băt đâu tư năm 2015.
Công trình được thực hiện sẽ góp phần phòng chống bão lụt, bảo đảm an toàn cho các công trình kiến trúc cổ, tính mạng, tài sản nhân dân và phục vụ khách du lịch đô thị cổ Hội An; giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu đến đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng hưởng lợi; đồng thời, tăng cường khả năng thích ứng và sống chung với lũ lụt và nước biển dâng do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu; tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong khu vực.
Hiện tại, do bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sau các đợt mưa lũ, tuyến kè cũ trước đây được gia cố bằng hệ thống cọc cừ nay đã bị mục nát, xói lở đất, gây sụt lún hư hỏng nặng đường đỉnh kè, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà cửa của dân và các công trình kiến trúc cổ trong khu vực. Nếu không triển khai dự án sớm sẽ ảnh hưởng đến an toàn của khu phố cổ Hội An.
Công Bính
Video đang HOT
Theo Dantri
Lạ lẫm chợ đêm mở rộng trong lòng phố cổ Hà Nội
Dọc tuyến chợ đêm mở rộng trong lòng khu phố cổ Hà Nội, những địa điểm có công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử giá trị như bừng tỉnh với hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại và truyền thống. Tất cả đều miễn phí.
Hòa mình vào dòng người nhộn nhịp trên tuyến phố đi bộ mở rộng (nằm trong khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội), gia đình chị Hoàng Nga không khỏi ngạc nhiên và bất ngờ. Sống ở trung tâm TPHCM, hai con chị không lạ lẫm với những hội chợ đêm hay những hội chợ theo mùa. Tuy nhiên, với họ, cảm nhận tại điểm du lịch đặc biệt của Hà Nội lần này hoàn toàn mới mẻ.
Băng qua tuyến phố chợ đêm quen thuộc Hàng Đào - Đồng Xuân với những mặt hàng thời trang chủ yếu dành cho giới trẻ, tuyến phố du lịch mới: Hàng Buồm - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện thực sự khiến người đến Hà Nội hài lòng về những trải nghiệm rất riêng về văn hóa, đặc biệt là phong cách ẩm thực khu phố cổ.
Tuyến phố cổ đi bộ mở rộng thu hút đông đảo khách du lịch vào cuối tuần
Liên tục đi lại, kiểm tra nắm bắt từng hoạt động của từng tuyến phố vào 3 đêm cuối tuần, ông Hoàng Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Đồng Xuân cho biết, những địa điểm có công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử giá trị như ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, các đền Bạch Mã, đình Quán Đế, đền Hương Tượng... đã được "đánh thức" không chỉ nhờ hệ thống chiếu sáng lung linh, huyền ảo, mà còn bằng các chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại và truyền thống. Tất cả đều miễn phí.
Cùng đó, các chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ hát xẩm, chầu văn, ca trù... không chỉ khiến khách nước ngoài thích thú mà cũng thu hút được rất đông đảo người dân Hà Nội. Giờ đây, những giai điệu cổ trong dân gian không còn xa lạ với người trẻ Hà Nội nữa. Nhịp đàn, lời phách trong bài hát chầu văn đã ngấm dần đến mê hoặc không ít người thành thị.
Ở một góc phố khác, không gian biểu diễn nhạc Jazz cũng được bố trí ngay trên hè phố. Các nhóm nghệ sĩ đường phố thả hồn phục vụ cho những ai yêu thích nghệ thuật đương đại.
Ẩm thực phố cổ luôn thu hút đông đảo bạn trẻ
Khi hòa mình trong không gian văn hóa, tận mắt chứng kiến những đám đông khán giả không phân biệt quốc gia, tuổi tác cùng đắm say theo làn điệu chầu văn trong một lễ giá đồng hay lắc lư và hát theo những bản rock rộn ràng, mới thấy hết sức quyến rũ của nghệ thuật khi gắn với du lịch.
Dọc phố Tạ Hiện lại luôn thu hút đông đảo khách quen người thành phố đến thưởng thức các món ăn nổi tiếng ở những quán hàng quen. Hình ảnh hàng nhóm "ông Tây, bà đầm" hồn nhiên ăn phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng, chè phố cổ... giờ cũng quen mắt người bán hàng. Theo ông Sơn, cùng với quá trình sắp xếp hàng quán gọn gàng, chọn lựa giới thiệu những tinh hoa ẩm thực của Hà Nội, yêu cầu đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đặt lên hàng đầu đối với các hộ kinh doanh.
Cùng đó, tại tuyến phố đi bộ mở rộng, ngoài các dãy phố ẩm thực, các cửa hàng bán đồ lưu niệm cũng được quan tâm đẩy mạnh. Khách du lịch lựa chọn cho mình những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, kim hoàn truyền thống tiêu biểu cho văn hóa đất nước Việt Nam và nét riêng của Hà Nội. Ngay cả việc nghỉ chân của khách cũng bước đầu được tính đếm bằng cách sắp xếp những chiếc ghế tại một số điểm phù hợp.
Với một vòng dịch vụ khép kín, giờ đây khách du lịch khi đến với phố cổ Hà Nội đã được thỏa nguyện "ngắm nhìn - nghe - mua sắm - thưởng thức" rất riêng.
Cũng gắn bó với nhiều năm với từng con phố, ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân - cho biết: Đề án "Mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội" của quận Hoàn Kiếm đã được UBND Thành phố phê duyệt thông qua ngày 30/12/2013. Không dễ dàng như những gì đã tính toán trên giấy, để có được kết quả như hiện nay, đơn vị này đã phải tháo gỡ rất nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.
"Hiện Công ty đã xây dựng 7 phương án chi tiết đảm bảo cho tuyến phố đi bộ mở rộng hoạt động ổn định gồm: Phương án đảm bảo an ninh trật tự; phòng chống cháy nổ; phân luồng giao thông và bố trí điểm giao thông tĩnh; tổ chức duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường; đầu tư cơ sở vật chất; phương án tài chính và sắp xếp hộ kinh doanh. Đến nay các phương án nêu trên vẫn tiếp tục được hoàn thiện và tiếp thu ý kiến từ các cơ quan của quận và thành phố" - ông Thủy cho biết.
Đội xe điện hoạt động hết công xuất đưa, đón khách tham quan phố cổ Hà Nội.
Cùng đó, bài toán nan giải về giao thông tĩnh ở tuyến phố đi bộ đã được giải quyết, Quận đang thực hiện thí điểm tận dụng gầm cầu Chương Dương tổ chức trông giữ xe máy các tối cuối tuần; tăng cường kiểm tra xử lý các điểm trông giữ xe trái phép. Theo đó, hơn 2.000 xe máy của người dân trong khu vực phố đi bộ đã được dán tem để được đem ra bãi gửi miễn phí, nhường vỉa hè để các tổ chức các hoạt động kinh doanh khác. Cùng đó, các chốt giao thông được thiết lập nhằm chấn chỉnh một bước căn bản tình trạng lộn xộn trong trật tự giao thông, thiếu văn minh đô thị tại các tuyến phố.
Mọi việc còn đang bắt đầu, dù vậy, đằng sau kết quả Hà Nội đã có thêm điểm du lịch văn hóa đặc trưng là tấm lòng của những người yêu và gắn bó Hà Nội, cùng trăn trở với những quyết tâm đổi mới. Giống như câu chuyện người dân Cù Lao Chàm (Quảng Nam) quyết chung sức xây dựng hòn đảo du lịch không rác thải, người dân Hội An đồng lòng xây dựng thành phố không khói thuốc lá...
Theo thông báo từ TP Hà Nội, thời gian hoạt động của tuyến phố đi bộ trong khu bảo tồn cấp I khu phố cổ Hà Nội vào 3 tối cuối tuần (Thứ Sáu, Thứ Bẩy, Chủ Nhật). Giờ hoạt động: Mùa hè từ 19h - 24h. Mùa đông 18h - 24h.
Thanh Thanh
Theo Dantri
Nước biển dâng làm sập hàng chục nhà dân ở Phú Yên Những đợt sóng biển cao liên tục đánh vào bờ kè xóm Rớ (Phú Yên) khiến nhiều căn nhà đổ sập. Căn nhà xây kiên cố hơn 70m2 của một người dân bị sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: Lê Huỳnh. Đêm 12/10, những cơn sóng cao 3-4 m dồn dập đánh mạnh vào bờ kè mới xây dài khoảng một km tại xóm...