‘Đề nghị đàm phán của Trung Quốc quá buồn cười’

Theo dõi VGT trên

Nguyên Phó trưởng ban Biên giới Quốc gia Trần Công Trục khẳng định việc Trung Quốc đang đề nghị phía Việt Nam rút hết tàu thuyền trên vùng biển sau đó mới ngồi đàm phán là “không bình thường, không muốn nói là buồn cười”.

Đề nghị đàm phán của Trung Quốc quá buồn cười - Hình 1

Luật gia Trần Công Trục, nguyên Phó trưởng ban Biên giới Quốc gia tại cuộc họp báo do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức. Ảnh: Triệu Quang.

Chiều 9.5, tại Hà Nội, Hội luật gia Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo lên tiếng phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc khi đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam.

Trong tuyên bố của mình, Hội luật gia khẳng định khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đề nghị đàm phán của Trung Quốc quá buồn cười - Hình 2

Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối hành động của Trung Quốc.

Các việc làm trên của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 58, Điều 77) mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên.

Hành động này cũng đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Mặc dù Tuyên bố đã nêu rõ: “Tất cả các bên cam kết kiềm chế thực hiện những hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định”, nhưng hành động nêu trên của Trung Quốc rõ ràng là đã làm phức tạp tình hình và gây bất ổn định ở khu vực Biển Đông.

“Việc Trung Quốc cho rằng đây là “hoạt động tác nghiệp bình thường” và so sánh hành động này của Trung Quốc với các hoạt động thăm dò, khai thác do Việt Nam thực hiện trên Biển Đông là hết sức vô lý vì các hoạt động của Việt Nam được tiến hành trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo đúng quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác, trong khi Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ dựa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không được bất cứ quốc gia nào khác công nhận”, Hội Luật gia đánh giá.

Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, theo đó, không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nếu không có “sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển”. Hội Luật gia Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết được nêu trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia các nước trên thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Video đang HOT

Đánh giá cao động thái của Hội Luật gia Việt Nam, luật gia Trần Công Trục (nguyên Phó trưởng ban biên giới Quốc Gia khẳng định) cho rằng việc Trung Quốc đang đề nghị phía Việt Nam rút hết tàu thuyền trên vùng biển sau đó mới ngồi đàm phán là “không bình thường, không muốn nói là buồn cười”.

“Phạm vi và vị trí của HD-981 đang nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không dính dáng gì tới quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã xâm chiếm của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn nằm trong vùng chủ quyền của Việt Nam nên không thể nào có chuyện Việt Nam phải rút trước khi ngồi đàm phán. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp hòa bình, nhưng không phải bằng bất kỳ giá nào. Trung Quốc đang có thái độ gây sức ép không bình thường và chắc chắn Việt Nam sẽ không chấp thuận yêu cầu vô lý này”, luật sư Trục khẳng định.

Với tư cách là chuyên gia về luật biển, ông Trục khẳng định vị trí HD-981 đang hạ đặt cách Lý Sơn 171 hải lý, cách đảo Tri Tôn của chúng ta 18 hải lý, các vùng ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý. Rõ ràng đây là vùng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không liên quan gì tới vùng chồng lấn và tranh chấp.

“Tôi khẳng định căn cứ vào luật biển 1982, rõ ràng vùng này hoàn toàn nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã vi phạm luật biển 1982, đây là hậu quả việc Trung Quốc biến vùng không tranh chấp thành có tranh chấp để họ đạt được mục tiêu độc chiếm biển Đông. Với tất cả các lý do đó, công ước đã có chế tài, nguyên tắc, thủ tục… để các bên với tư cách thành viên của công ước để đưa vấn đề lên cơ quan tài phán quốc tế về luật biển. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể làm như Philippin đã làm khi đưa hồ sơ lên Hội đồng trọng tài của Luật biển quốc tế. Việc làm của Philippin được sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế và của các quốc gia trong khu vực. Hiện nay Phi đang tiến triển rất tốt trong việc đưa Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế vì đây là việc làm hết sức bình thường và văn minh”, ông Trục nhấn mạnh.

Theo Một thế giới

"Với hành xử của Trung Quốc, một điều nhịn chẳng có... một điều lành!"

'Người Việt Nam hay có câu "một điều nhịn chín điều lành". Nhưng tôi vẫn nói với mọi người là với cách hành xử của Trung Quốc, thì "một điều nhịn" cũng chẳng có nổi một điều lành chứ đừng có mong "chín điều lành"".

Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - trao đổi với phóng viên về việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.

Với hành xử của Trung Quốc, một điều nhịn chẳng có... một điều lành! - Hình 1

Các tàu của Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam

Trung Quốc đang bất chấp dư luận quốc tế

Thưa Giáo sư, dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu lịch sử, Giáo sư nói gì về thái độ hung hăng của Trung Quốc khi dùng tàu cỡ lớn, phun vòi rồng, đâm thẳng vào Cảnh sát biển Việt Nam khi lực lượng này đang làm nhiệm vụ?

Tôi vừa nghiên cứu lịch sử nhưng đặc biệt quan tâm đến chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo suy nghĩ của tôi, hành động đưa giàn khoan ra tác nghiệp theo cái nghĩa trên "ao nhà" của Trung Quốc về tính chất không khác biệt mấy so với việc Trung Quốc đem tàu thuyền ra xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Sự vi phạm chủ quyền liên miên của Trung Quốc, không chỉ riêng Việt Nam mà trong con mắt bạn bè quốc tế và dư luận thế giới đều không thể chấp nhận được.

Tôi thấy rằng, Trung Quốc đang bất chấp thế giới và thách thức dư luận. Trước hết, khi lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam ra khu vực biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để thực thi nhiệm vụ, các tàu thuyền Trung Quốc có máy bay yểm trợ và có cả tàu quân sự ngang nhiên đâm thẳng vào tàu của Việt Nam. Có thể nói, người dân Việt Nam và thế giới không ai kìm được sự phẫn nộ, bởi đó là cách hành hành xử rất thiếu văn hóa.

Với cách hành xử như vậy, Trung Quốc sẽ mất rất lớn về thể diện của một quốc gia luôn hô hào yêu chuộng hòa bình và trở thành cường quốc trên thế giới... Tôi cho rằng kiểu hành xử của Trung Quốc như vậy là tiểu nhân.

Mục đích của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là gì, thưa Giáo sư?

Chúng ta không khó để nhìn ra điều đó. Mục đích của Trung Quốc trong việc mang giàn khoan neo đậu tại vùng biển Việt Nam là thể hiện từng bước mưu đồ bá chủ biển Đông. Đồng thời qua vụ việc này, Trung Quốc cũng muốn đưa ra phép thử xem phản ứng của quốc tế thế nào, thái độ của Việt Nam ra làm sao - Một kiểu làm "rất Trung Quốc" - "Nhất cử lưỡng tiện". Tôi nghĩ rằng, nếu Việt Nam phản ứng không đủ mạnh trước hành vi sai trái của Trung Quốc thì chắc chắn Trung Quốc sẽ tiến hành các bước leo thang khác trong tương lai.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, trước đây từng tuyên bố có một phần lợi ích quốc gia ở biển Đông. Giáo sư có nghĩ đến việc cả thế giới sẽ đoàn kết chống lại sự bành trướng của Trung Quốc?

Tôi nghĩ rằng, các nước trên thế giới họ tôn trọng luật pháp quốc tế thì họ sẽ thấy hành động của Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Trước hết vì luật pháp quốc tế, vì lẽ phải, vì sự công bằng thì họ mới có thái độ phản ứng mạnh mẽ các hành động hung hăng của Trung Quốc như hiện nay.

Vấn đề nữa, nếu các nước trên thế giới và Việt Nam không đấu tranh đến cùng với hành động bá chủ biển Đông của Trung Quốc thì quyền lợi trên biển Đông của các nước trên thế giới cũng bị ảnh hưởng. Bởi vì đây là một vùng biển mà ít nhiều các nước đều có quan hệ quyền lợi vì đó là một luồng giao thông cực kỳ quan trọng của tuyến hàng hải thế giới...

Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông và tất nhiên họ sẽ có kiểu thôn tính của họ. Thí dụ như nước lớn thì họ né ra và chỉ hung hăng với các nước nhỏ; Trung Quốc họ vẫn thế. Nhưng dù sao chăng nữa, việc Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an ninh hàng hải. Tôi nghĩ rằng các nước họ sẽ có những thái độ ở mức độ khác nhau và những biểu hiện khác nhau đối với Trung Quốc.

Chân lý thuộc về Việt Nam

Mặc dù ở hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng Giáo sư nhìn nhận thế nào sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và vụ việc đưa giàn khoan chiếm đóng trái phép trên biển Việt Nam hiện nay của Trung Quốc?

Trước đây năm 1974, quần đảo Hoàng Sa vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng chính quyền Sài Gòn lúc đó đang cai quản. Và chính quyền Sài Gòn thời điểm đó đã làm những việc có thể trong phạm vi của họ; tức là dùng các biện pháp quân sự để đối đầu với Trung Quốc, nhưng cuối cùng chúng ta đã thấy, phần thắng về mặt quân sự thuộc phía Trung Quốc. Sau đó họ đã chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và tiến hành xây cái gọi là các căn cứ.

Với hành xử của Trung Quốc, một điều nhịn chẳng có... một điều lành! - Hình 2

Đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam thể hiện mưu đồ bá chủ biển Đông của Trung Quốc.

Nhưng Chính phủ Việt Nam cũng chưa bao giờ thừa nhận điều này và chúng ta vẫn đang kiên trì đấu tranh, khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa; nhưng xử lý như thế nào cũng phải có một quá trình lâu dài.

Để so sánh giữa 2 sự việc thì đều là phạm vi chủ quyền, một phần lãnh thổ của Việt Nam mà Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm. Kia là đảo nổi có sẵn, Trung Quốc chiếm đóng trái phép, còn việc họ kéo giàn khoan ra phần thềm lục địa Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của mình để khai thác cũng không có gì khác. Tức là họ cũng ngang nhiên xâm lược chứ không phải làm trộm. Gần trăm tàu cỡ lớn rồi bao nhiêu máy bay yểm trợ như vậy cũng là một cách xâm phạm chủ quyền theo cái cách là đem lại lợi ích cho bản thân mình.

Theo tôi thì đây chính là lúc chúng ta phải kiên quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ lãnh thổ của mình. Nếu chỉ giải quyết theo kiểu trả đũa, "nó" mang tàu đâm mình, mình lại quay ra đâm "nó", theo tôi đó chỉ là tính chất giải pháp tình thế. Phải nghĩ chuyện căn cơ hơn, lâu dài hơn, chiến lược hơn. Phải tính chuyện không còn nghi nghờ gì nữa, sớm muộn Trung Quốc sẽ thực hiện một cách dai dẳng và rất hung hăng ý đồ độc chiếm biển Đông.

Do đó mình phải có một chiến lược đối phó, không phải cứ nhường nhịn là xong! Ở đây tôi nghĩ Chính phủ đã nghĩ đến chuyện này.

Tôi cũng nghĩ Trung Quốc rất sợ vụ việc vừa rồi được quốc tế hóa rộng rãi. Đấy chính là điểm yếu của họ. Điểm yếu tiếp theo là chân lý. Chân lý không thuộc về họ nên họ đang rất lúng túng; mình nên đẩy mạnh thế mạnh chân lý thuộc về mình.

Khi Việt Nam và cả thế giới lên tiếng phản đối rất mạnh mẽ về hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn im tiếng, Giáo sư lý giải thế nào về vấn đề này?

Tôi cho rằng họ chăm chú theo dõi đấy. Họ đang theo dõi động thái của Chính phủ Việt Nam và mức độ động thái của các cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ... Họ cũng sẽ có những quyết định tiếp theo, phụ thuộc rất nhiều vào những thái độ này.

Với hành xử của Trung Quốc, một điều nhịn chẳng có... một điều lành! - Hình 3

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki: "Việc tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu Việt Nam là cách hành xử nguy hiểm, mang tính hăm dọa".

Thưa Giáo sư, qua sự kiện này, mối quan hệ Việt - Trung bị ảnh hưởng ở mức độ nào?

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không phải là quan hệ một chiều. Việt Nam cần phải có cách ứng xử của một nước với tư thế có chủ quyền, tương xứng với với vị thế của một dân tộc được thế giới kính nể.

Vừa rồi chúng ta kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - một sự kiện lịch sử mà cả thế giới phải nghiêng mình kính nể. Lúc này mình cần phải ứng xử thế nào cho đúng với vị thế của một dân tộc anh hùng. Cho nên, nếu nói đến ảnh hưởng thì sẽ theo nghĩa Trung Quốc sẽ có phản ứng kiểu trả đũa, sẽ xấu đi theo một nghĩa nào đó. Nhưng bù lại, hình ảnh của Việt Nam sẽ có thay đổi trong mắt bạn bè quốc tế nếu như chúng ta có cách xử lý đàng hoàng, đĩnh đạc, theo đúng chuẩn mực quốc tế.

Người Việt Nam hay có câu "một điều nhịn chín điều lành". Nhưng tôi vẫn nói với mọi người là với cách hành xử của Trung Quốc, thì "một điều nhịn" cũng chẳng có nổi một điều lành chứ đừng có mong "chín điều lành". Chúng ta không kiên quyết thì hôm nay họ mang giàn khoan 981, ngày mai có thể sẽ là giàn khoan 98... khác.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024
Con gái vừa gặp mặt NSƯT Kim Tiểu Long vài phút thì qua đời
13:25:37 19/11/2024

Tin mới nhất

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Anh chết, em bị thương sau chầu nhậu hết 4 lít rượu

Pháp luật

19:21:01 19/11/2024
Theo Cơ quan điều tra, giữa Y Yốp Byă và anh Y Nim Ayun (SN 1990, trú cùng xã) và anh Y Nin Ayun (SN 1997, em trai của anh Y Nim Ayun) là bạn thân chơi với nhau.

Anh Trai nhạt nhất show Say Hi hội mang combo "nhạc dở, hát nhép, nhảy kém" đi diễn khiến netizen ngán ngẩm

Nhạc việt

19:19:52 19/11/2024
Tại một sự kiện, nam ca sĩ đã đem đến cho khán giả bài hát Pickleball vừa mới ra lò. Bỏ qua những tranh cãi xoay quanh chất lượng của MV, màn diễn live của Đỗ Phú Quí vẫn bị nhận xét là thảm họa.

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

Thế giới

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Lạ vui

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Vinicius bị tước vai trò đá phạt đền

Sao thể thao

18:17:40 19/11/2024
HLV Dorival Junior có quyết định táo bạo trước thềm trận đại chiến với Uruguay tại vòng loại World Cup 2026. Theo đó, Raphinha sẽ là người thực hiện phạt đền nếu Brazil được hưởng.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ