Đề nghị đại biểu Quốc hội góp ý thiết thực cho Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung nghiên cứu, thảo luận; góp ý kiến đề xuất với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong văn bản gửi các đại biểu Quốc hội ngày 21/1, Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận; góp nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực đề xuất với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
“Với trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, đại biểu cần dành thời gian thích đáng nghiên cứu, chắt lọc ý kiến đóng góp để thể hiện ý chí của nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị ý kiến để thảo luận, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 5 và nhất là thay mặt nhân dân biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 6, tháng 11/2013″, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tránh hình thức khi lấy ý kiến người dân về Hiến pháp. Ảnh: TTXVN.
Cũng trong văn bản này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc sửa đổi Hiến pháp liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn xã hội và từng người dân nên phải được toàn thể nhân dân tham gia góp ý.
“Việc lấy ý kiến nhân dân phải thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đảm bảo tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, được tổ chức dưới nhiều hình thức, thiết thực, bảo đảm phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ và tránh cách làm hình thức”, Chủ nhiệm Ủy ban sửa đổi Hiến pháp yêu cầu.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp là văn bản chính trị – pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước. Hiến pháp phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định; nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay đã có 4 bản Hiến pháp, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được chỉnh lý đã được công bố để lấy ý kiến trên trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992, bao gồm: lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Theo VNE
Không nên "không quản được thì cấm"
Trước vấn đề có nên can thiệp vào việc sử dụng Facebook của giới trẻ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho rằng cần phải có cái nhìn thật sự bình tĩnh trước mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề và hoàn toàn không đặt ra việc cấm sử dụng khi không quản lý được.
- Facebook là nơi thể hiện quan điểm cá nhân, vậy các trường học có nên can thiệp việc bình luận và đưa ý kiến cá nhân của học sinh trên trang mạng này?
- Facebook đúng là nơi thể hiện quan điểm, những tâm sự cá nhân. Tuy nhiên nó không phải là một nhật kí riêng tư của một cá nhân nào mà được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng xã hội. Chính vì thế, nếu có những quan điểm cá nhân nào đó của học sinh mà lệch lạc, sai trái, vi phạm "thuần phong mĩ tục" thì không chỉ nhà trường mà cả các bậc phụ huynh, bạn bè và những ai quan tâm đều có thể góp ý, uốn nắn, can thiệp giúp cho cá nhân học sinh đó và người khác có nhận thức đúng đắn hơn, điều đó cũng là cần thiết.
- Trường Lương Thế Vinh vừa đưa ra những điều "cấm kỵ" với học sinh trường mình khi sử dụng Facebook. Ý kiến của ông như thế nào về việc này?
- Nhà trường là nơi giáo dục kiến thức và rèn nhân cách cho học sinh, vì thế đưa ra các quy định như trường Lương Thế Vinh cũng là một cách giáo dục, định hướng cho các em, giúp cho các em có nhận thức và có ngôn ngữ ứng xử một cách có văn hóa, việc đưa ra những quy định như vậy cũng là một biện pháp cần thiết. Mặc dù những quy định của nhà trường chỉ mới có "răn" chứ chưa có "đe" nhưng sẽ chỉ bảo cho các em thấy những điều hay lẽ phải, những gì nên tránh.
Thời gian qua, trong các nhà trường cũng có nhiều biện pháp khác như giáo dục đạo đức, đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tổ chức các câu lạc bộ giao lưu văn hóa ứng xử cho học sinh... và cũng đã thu được những kết quả rất tích cực.
- Hiện tượng học sinh lên Facebook bình phẩm thiếu thiện chí về thầy cô, gia đình cho thấy có sự lệch lạc về đạo đức. Ngành giáo dục có biện pháp gì để can thiệp vào tình trạng này?
- Đúng là đã có một số học sinh, sinh viên không chỉ dùng Facebook để chia sẻ những tâm tư nguyện vọng trong cuộc sống mà còn lạm dụng nó để văng tục, chửi thề hay nói xấu, vu khống, bôi nhọ danh dự bạn bè, người thân, thậm chí cả thầy cô giáo, cha mẹ của mình. Có nhiều trường hợp còn cổ súy cho những hành vi thô bạo như hành hạ động vật, kích động bạo lực trong xã hội. thậm chí xúc phạm cả vong linh các liệt sĩ... Đây là những hiện tượng đáng để chúng ta quan tâm lo ngại, cần kịp thời phê phán và ngăn chặn. Hiện tượng này cũng là một nội dung mới nảy sinh cần phải được các trường học cũng như các bậc phụ huynh phải lưu ý trong công tác giáo dục đạo đức cho HSSV thời gian tới.
- Liệu có khả năng "không quản lý được thì cấm" đối với việc học sinh sử dụng Facebook?
- Bản thân Facebook là một sản phẩm khoa học của trí tuệ con người, bên cạnh mặt tiêu cực, nó cũng mang lại rất nhiều tiện ích. Với đa số học sinh, sinh viên nó là nơi bày tỏ quan điểm, khơi nguồn tâm sự của các em, là nơi giao lưu kết bạn tâm tình, mở rộng quan hệ chia sẻ tình cảm giữa các em với xã hội hoặc góp ý với những việc làm chưa tốt của bạn bè và cả của người lớn ở xung quanh mình. Mặt khác, thông qua nó người lớn cũng nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em từ đó có những khuyên bảo, giải tỏa khó khăn bức xúc cho các em...
Ngoài ra, khi các em có những ý kiến trên Facebook uốn nắn góp ý về quan điểm lệch lạc sai trái của bạn bè mình thì với các em khác cũng thấy là một bài học giúp cho mình tỉnh ngộ và có những nhận thức đúng đắn, từ đó điều chỉnh lại hành vi. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng từ lớp trẻ hiện nay. Như vậy, vấn đề đặt ra là gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giáo dục, hướng dẫn các em về văn hóa ứng xử trong cuộc sống nói chung và trên diễn đàn Facebook nói riêng chứ không phải ngăn cấm việc sử dụng nó.
Theo ANTD
Tạo điều kiện cho mọi người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp Ngày 11.1, tại TP.HCM, diễn ra hội nghị Triển khai lấy ý kiến nhân dân TP.HCM vềdự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992(gọi tắt là dự thảo). So vớiHiến pháp năm 1992, dự thảo lần này giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới. Một trong những điểm mới...