Đề nghị công khai bản kê khai tài sản cán bộ, đảng viên
Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam vừa gửi Quốc hội báo cáo kết quả giám sát từ sau kỳ họp thứ 8 đến kỳ họp thứ 9.
Trong đó có nội dung giám sát về cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ tại Hà Giang và Đà Nẵng.
Tại Hà Giang, đoàn giám sát cho rằng, việc thi hành kỷ luật cán bộ một số trường hợp còn nhẹ, chưa kịp thời, nhất là đối với những trường hợp có liên quan đến vụ việc nâng điểm trong kỳ thi THPT năm 2018 với hình thức khiển trách. Bên cạnh đó, những cán bộ có trách nhiệm liên quan đến việc bổ nhiệm thiếu điều kiện, tiêu chuẩn chưa được xem xét xử lý triệt để; quyết định kỷ luật cán bộ, đảng viên không có nội dung yêu cầu cơ quan quản lý công chức, viên chức xử lý kỷ luật về hành chính; có quyết định kỷ luật đóng dấu “Mật”.
Tại Đà Nẵng, theo Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, việc thực hiện Quy định số 124 của Ban Bí thư Trung ương Đảng còn gặp khó khăn, vướng mắc trong một số quy định, do vậy kết quả chưa rõ ràng; việc xác định nội dung, phương pháp giám sát còn lúng túng; chất lượng giám sát có lúc chưa cao; việc giải quyết kiến nghị của một số ngành, chính quyền địa phương còn chậm…
Sau giám sát, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, một số cơ quan của trung ương và địa phương. Trong đó, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, tham mưu Chính phủ bổ sung nội dung công khai bản k ê khai tài sản hàng năm của cán bộ, đảng viên. Qua đó, bản kê khai này phải được gửi đến Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và niêm yết tại nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố để người dân giám sát.
400 phần quà chia sẻ khó khăn với người dân huyện biên giới Bình Phước
Đây là một trong những hoạt động thiết thực trong việc ứng phó với dịch Covid-19 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động.
Chiều nay ( 9/5), "Chuyến xe yêu thương" của Trung tâm công tác xã hội thanh thiếu niên Việt Nam thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ đã lăn bánh đến xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng trong cơn đại dịch Covid-19.
Tại điểm đến thăm, Ban tổ chức đã trao 400 phần quà gồm: gạo, mì gói, dầu ăn, nước tương, trứng, cafe... cho người dân là thanh niên công nhân, đang làm việc tại khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp bị mất việc; thanh niên nông thôn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người dân lao động tự do không có việc làm trên địa bàn xã Lộc Quang. Mỗi suất quà trị giá 400.000 đồng.
400 phần quà được trao tận tay bà con.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực trong việc ứng phó với dịch Covid-19 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động nhằm chăm lo, hỗ trợ thanh thiếu nhi và người dân có hoàn cảnh khó khăn chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, với tinh thần "Không ai bị bỏ lại phía sau".
Được nhận quà từ chương trình, bà Thị Thêu, một hộ nghèo của xã Lộc Quang không có việc làm ổn định, xúc động cho biết gánh nặng "cơm áo gạo tiền" như được san sẻ, vơi bớt phần lo lắng:"Bữa nay được nhận quà tôi vui lắm, mừng lắm vì có gạo, có đồ ăn. Bữa giờ dịch bệnh đi làm mướn người ta có 1 ngày 2 ngày, giờ người ta không mướn nữa. Chỉ ở nhà cạo vỏ lụa điều chứ không có việc gì làm hết".
Bình Phước là điểm đến cuối cùng trong hành trình đi qua 7 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu của "Chuyến xe yêu thương - San sẻ yêu thương, chung tay vượt qua đại dịch". Từ lúc khởi động đến nay, chương trình đã trao 2.800 phần quà, 20.000 khẩu trang vải, 500 lít dung dịch rửa tay sát khuẩn và 30.000 suất cơm cho người nghèo tại TP HCM .
Tròn 90 ngày đánh "giặc" COVID-19: Thành quả từ chiến lược chủ động Lần đầu tiên kể từ ngày 6/3, Việt Nam trong 7 ngày liên tiếp (từ ngày 17 đến ngày 23/4) đã ngăn cản được cuộc tấn công dồn dập của virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn 2 và 3 của dịch bệnh. (Nguồn: TTXVN) Kể từ 0 giờ ngày 23/4 Việt Nam cơ bản ngừng thực hiện cách ly xã hội. Đó là quyết...