Đề nghị coi taxi là phương tiện công cộng
Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội Đỗ Quốc Bình cho rằng, cả thế giới cho taxi là phương tiện công cộng, nhưng Việt Nam lại cho vào xe cá nhân nên sắp xếp số lượng, hoạch định rất vô lý.
Tại cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải ngày 22/4, ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, ở nhiều thành phố hiện nay có mạng lưới giao thông như xe buýt, taxi, xe gắn máy, xe điện… nên Bộ Giao thông cần xác định phát triển các phương tiện như thế nào, coi cái nào là phương tiện công cộng, cái nào là xe cá nhân và đang đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu.
Theo ông Bình, sau 20 năm, Hà Nội mới có 18.000 taxi, lượng tăng thấp hơn nhiều so với xe cá nhân thông thường, vận chuyển hơn 100 triệu hành khách và đóng thuế thường xuyên, vì vậy, taxi phải được coi lài phương tiện công cộng, không phải xe cá nhân. Trong khi đó, xe buýt chở được 450 triệu hành khách mỗi năm song thành phố phải trợ giá 1.200 tỷ đồng.
Lãnh đạo Hà Nội chỉ đạo từ 1/6 không cấp phép thêm các hãng taxi.
“Xe buýt to chiếm đường được phát triển nhiều còn taxi thì không được phát triển. Cả thế giới cho là phương tiện công cộng, nhưng Việt Nam lại xếp vào xe cá nhân nên sắp xếp số lượng, hoạch định rất vô lý”, ông Bình nói.
Video đang HOT
Dẫn chứng quy định các doanh nghiệp phải có điểm đỗ taxi mới được cấp giấy phép, ông Bình cho rằng khá vô lý vì các hãng đều đi thuê điểm đỗ và phải tìm cách hợp thức hóa. Cũng do hạn chế số lượng nên nhiều hãng thành lập ở các tỉnh lân cận rồi lại quay vào hoạt động tại Hà Nội.
“Cách thức không theo một đường chỉ xuyên suốt. Nếu là đô thị đặc biệt, phải hoạch định loại nào là phương tiện chủ chốt, số lượng bao nhiêu. Đối với các thành phố xung quanh khu vực như Bangkok (Thái Lan), lượng xe gấp 10 lần taxi ở Hà Nội vẫn chạy và phát triển.
“Điều kiện nêu ra trong nghị định khi quản lý chưa thực tế, ở dưới làm tất cả để đối phó. Phải làm thế nào để cho doanh nghiệp sống thật, làm thật”, ông Bình nói.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, Bộ đang soạn thảo nghị định 86 sửa đổi sẽ phân định rõ các loại hình xe chạy tuyến cố định, xe hợp đồng, taxi… để phù hợp hơn quy định hiện tại, trong đó sẽ nghiên cứu kỹ điều kiện hoạt động của taxi.
Đoàn Loan
Theo VNE
Taxi phải có hóa đơn tính tiền từ 1/7
Doanh nghiệp taxi đang gấp rút trang bị máy in trên xe, song cũng than phiền rằng nhiều khách hàng không muốn nhận, cũng như thắc mắc về giá trị của loại hóa đơn này.
Nghị định 86/2014 về kinh doanh vận tải bằng xe ôtô quy định từ ngày 1/7/2016, taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe. Lái xe phải in hóa đơn và trả cho hành khách khi thanh toán.
Trước mốc thời gian này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh taxi ở Hà Nội cho biết đang khẩn trương lắp đặt thiết bị. Theo ông Nguyễn Anh Quân - Chủ tịch HĐQT Taxi Thành Công, hãng này đã có gần 200 taxi (chiếm 1/3 số xe) được lắp đặt máy in và dự kiến hoàn thành toàn bộ trước 1/7.
Các hãng taxi đều phải trang bị thiết bị in hóa đơn tính tiền.
Với số taxi đã lắp đặt và chạy thử nghiệm, ông Nguyễn Anh Quân cho biết nhiều hành khách không nhận hóa đơn mặc dù lái xe in và đưa cho họ. "Có thể do nhiều khách chưa quen việc nhận hóa đơn hoặc thấy rằng không cần thiết", vị này cho hay.
Theo đại diện Taxi Vạn Xuân, doanh nghiệp này đã lắp đặt thiết bị in cước cho toàn bộ 400 xe. Cho biết đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho các thiết bị này, song theo đại diện của hãng, một bất cập là hóa đơn được in ra không phải là hóa đơn thanh toán được cơ quan thuế chấp nhận. Do đó, hành khách có yêu cầu thì vẫn phải đến trụ sở doanh nghiệp để viết hóa đơn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cho biết đã chi phí đầu tư trung bình cho mỗi bộ thiết bị in biên lai là khoảng một triệu đồng, cộng với chi phí vài chục nghìn mỗi xe cho việc bảo dưỡng, giấy in... nên chi phí đầu vào cũng tăng cao.
Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Hà Nội, việc in biên lai sẽ giúp hành khách thuận tiện hơn trong việc theo dõi vì thể hiện số xe, số tiền, lộ trình, tên và địa chỉ doanh nghiệp để có thể khiếu nại khi có vấn đề phát sinh.
Mặc dù các doanh nghiệp phải chi phí tương đối song phần lớn đã chấp hành chủ trương, nhiều hãng đã hoàn thành việc lắp đặt. Tuy vậy ông Liên cũng cho rằng phần lớn hành khách không muốn lấy lại biên lai này khi xuống xe là việc cần thay đổi, để chủ trương này đi vào thực chất hơn.
Theo Đoàn Loan (Vnexpress)
Taxi lao xuống hồ, 4 người trong xe chết thảm Chiếc taxi lao và chìm xuống hồ, khiến cả bốn người ngồi trong xe đều tử vong. Sự việc xảy ra vào tối 17-4. Chiếc taxi mang BKS12A-034.93 của hãng 818181 bị rơi xuống hồ Thiên Trường (phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn, Lạng Sơn). Trục vớt chiếc xe từ dưới hồ lên bờ Phải đến sáng hôm nay (18-4), khi người...