Đề nghị chấn chỉnh năng lực nhà thầu Trung Quốc
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm… các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt đô thị.
Trong báo cáo gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng ngày 29/12, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã kiến nghị xem xét hợp đồng với Công ty Hữu hạn Tập đoàn 6 của đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông) và có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm… các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Ngoài việc nghiêm khắc cảnh cáo tư vấn trưởng, đình chỉ vô thời hạn với tư vấn giám sát phụ trách nhà ga bến xe Hà Đông (đều là người Trung Quốc), Cục cũng kiến nghị cần xem xét lại hợp đồng của tư vấn giám sát vì liên tiếp để xảy ra 2 sự cố gây mất an toàn trong phạm vi hơn một km khi thi công.
Trao đổi về sự cố sập đà giáo tại mũ trụ H7 nhà ga Hà Đông, dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, kết quả kiểm tra tại hiện trường sự cố của Cục cho thấy, kết cấu xà mũ trụ gồm 135 m3 bê tông, 43,5 tấn thép các loại.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, nhà thầu đã đổ được khoảng 70 trong số 135 m3 bê tông và đổ lệch về phía bị sụt đổ. Kết cấu đà giáo dùng cho xà mũ trụ H7, nhà thầu đã dùng để thi công hoàn chỉnh 3 xà mũ trụ tương tự.
Hiện trường đà giáo tại mũ trụ H7 nhà ga Hà Đông. Ảnh: Quý Đoàn.
Video đang HOT
Theo ông Trần Xuân Sanh, đánh giá ban đầu là do đà giáo thi công không chịu được tải trọng, nhà thầu đã đổ bê tông lệch về một phía, đà giáo bị biến dạng làm sụt phần bê tông chưa ninh kết và rơi xuống đường.
Ngoài ra, đà giáo sập còn do hệ đà giáo không an toàn, không đủ khả năng chịu lực trong trường hợp bất lợi nhất như sự cố. Do vậy, khi khối bê tông đè lên, đà giáo không đủ khả năng chịu lực đã sập xuống đường.
Lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông còn cho rằng, khi thi công, nhà thầu đã không tiến hành phong tỏa giao thông gây tai nạn – vi phạm nghiêm trọng chỉ thị của Bộ Giao thông về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong quá trình triển khai thi công.
Từ ngày 30/12, Tổ công tác của Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiểm tra lại toàn bộ quá trình lắp giàn giáo và đổ bê tông của xà mũ số 7. Hội đồng khoa học của Bộ sẽ đánh giá nguyên nhân trước 15/1/2015 và đưa ra giải pháp thi công sắp tới cho các hạng mục đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Đoàn Loan
Theo VNE
Hà Nội hưởng lợi gì từ ba dự án "khủng" ở cửa ngõ?
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đánh giá ba dự án "khủng" là Cầu Nhật Tân, Nhà ga T2 sân bay Nội Bài, đường Võ Nguyên Giáp sẽ góp phần tăng cường kết nối Hà Nội với quốc tế và tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Sáng nay 26/12, ông Mori Mutsuya - Trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết, ngày 4/1/ 2015 sẽ khánh thành ba dự án lớn trên địa bàn Hà Nội đó là cầu Nhật Tân, Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, đường nối Sân bay Quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân (đường Võ Nguyên Giáp).
Trưởng đại diện JICA Việt Nam thông tin về ba dự án "khủng" khơi thông cửa ngõ quốc tế của Hà Nội
Ba dự án trên được JICA cho là cửa ngõ quốc tế mới của Hà Nội và kỳ vọng nó sẽ tăng cường kết nối Thủ đô Việt Nam với quốc tế. Ngoài ra, khi ba dự án trên được khánh thành sẽ nâng cao năng lực vận chuyển từ sân bay tới trung tâm thành phố Hà Nội, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.
Cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km, trong đó phần cầu dài 3.755m. Cùng với tuyến đường nối với Sân bay Nội Bài, đây sẽ là hai công trình trọng điểm giúp cải thiện giao thông từ thành phố Hà Nội tới sân bay, đồng thời đóng vai trò là một phần của tuyến đường vành đai 2 thành phố Hà Nội, nhằm góp phần giảm tải ùn tắc giao thông cho khu vực nội đô.
Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài phục vụ cho các chuyến bay quốc tế, có khả năng đáp ứng được hơn 10 triệu hành khách/năm. Nhà ga được lắp đặt hệ thống kiểm tra hành lý sân bay và hệ thống cung cấp nhiên liệu hàng không (hydrant system) bằng các ống dẫn nhiên liệu ngầm hiện đại tương tự như với Sân bay quốc tế của Nhật Bản. Dự án này góp phần giảm áp lực quá tải thường xuyên của sân bay và đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hóa thuận lợi và an toàn.
Nhà ga T2 Nội Bài mới vừa đón chuyến bay "mở hàng" (Ảnh Hữu Nghị)
Với tuyến đường nối Sân bay Quốc tế Nội Bài với cầu Nhật Tân - tuyến đường nối hiện đại từ nút giao Nam Hồng đến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, thiết kế sáu làn xe chạy với chiều rộng 32m và hai đường gom hai bên rộng 7,5m. Tuyến đường này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao năng lực vận chuyển kết nối các khu công nghiệp phía Bắc.
Nói về quá trình xây dựng các dự án trên, ông Mori Mutsuya cho biết, vào thời gian thi công cao điểm nhất, trên công trường có hơn 1.000 công nhân và kỹ sư làm việc/ngày. Các chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản đã chuyển giao cho kỹ sư và công nhân Việt Nam những phương pháp quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản cũng như các kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng an toàn trong thời gian ngắn nhất.
Theo ông Mori Mutsuya khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện các dự án trên là vấn đề giải phóng mặt bằng làm mất rất nhiều thời gian, đặc biệt trong đó là dự án cầu Nhật Tân.
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ Giao thông sẽ thi tuyển Chủ tịch Vinalines Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐTV) của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ được Bộ chủ quản thi tuyển vào năm 2015. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, việc thi tuyển chức danh Người đại diện phần vốn nhà nước để giới thiệu tham gia ứng cử Chủ tịch HĐQT tại Vinalines nằm trong kế hoạch thi...