Đề nghị cách chức Giám đốc Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu
Ngày 15.11, Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cách chức ông Võ Văn Sung, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (H.Xuyên Mộc) vì thiếu trách nhiệm trong quản lý, lãnh đạo, điều hành để xảy ra thất thoát gỗ.
Sở cũng đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi 480 triệu đồng nộp vào ngân sách nhà nước đối với ông Sung. Như Thanh Niên đã thông tin, do ảnh hưởng của bão số 1, tại tiểu khu 23 và 24 có khoảng 31 ha rừng tràm bị ngã đổ. Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép thuê dọn vệ sinh và kết hợp thu gom.
Được chấp thuận, khu bảo tồn cho ông Nguyễn Văn Phương (ngụ H.Xuyên Mộc) vào tận thu. Quá trình tận thu, Ban Quản lý khu bảo tồn không kiểm tra, theo dõi, giám sát nên đã làm thất thoát khoảng 467 m3 gỗ, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Sung đã kiến nghị Sở NN-PTNT tính toán lại mức thiệt hại xuống còn 480 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo TNO
Hai con voọc mông trắng cực hiếm được thả về tự nhiên
Ngày 2/11, hai cá thể voọc mông trắng cực hiếm đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình thả tại khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long của huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình).
Trước khi thả vào tự nhiên, hai cá thể voọc có tên Jonathan và Yonanna này đã được các chuyên gia kiểm tra sức khỏe, gắn chíp điện tử để theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, tái hòa nhập với cộng đồng, phục vụ cho mục đích nghiên cứu tiếp đó.
Để bảo vệ được loài voọc mông trắng cực kỳ quý hiếm này, ông Tilo Nadler - trưởng đại diện Hội động vật học Frankfurk tại Việt Nam cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cũng như sự ủng hộ của người dân. "Đây là hành động rất thực tế để tăng nguồn gen và số lượng loài này cho tự nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà còn với cả thế giới"- ông Tilo Nadler nhấn mạnh.
Trước đó, 3 cá thể voọc mông trắng được Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương cứu hộ và nuôi dưỡng cũng đã được thả về với tự nhiên vào tháng 8/2011. Sau 1 năm theo dõi, các chuyên gia khẳng định 3 cá thể này đã hòa nhập rất tốt với cộng đồng.
Hai chú vọc này được gắn chíp theo dõi
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Tái hòa nhập voọc mông trắng" nhằm tăng nguồn gen và số lượng loài voọc này cho tự nhiên ở Việt Nam và trên thế giới. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long được cho là nơi có điều kiện tốt nhất để voọc mông trắng có thể tồn tại và sinh trưởng được.
Voọc mông trắng (trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng được xếp hạng cực kỳ nguy cấp cả trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (IUCN, 2009). Voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và được chọn là loài biểu tượng của Chương trình Bảo tồn Linh trưởng Việt Nam.
Hiện nay, tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp của Hội Động vật học Frankfurt (đặt tại rừng quốc gia Cúc Phương) đã có 18 con voọc được sinh sản, trong đó có 16 con sinh trưởng tốt.
Theo Dantri
Thả 60 cá thể rắn về rừng tự nhiên Ngày 23/10, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa,Quảng Trị đã thả 60 cá thể động vật hoang dã về với môi trường tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. Các cá thể rắn được thả về rừng Chiều 17/10, Hạt kiểm lâm Hướng Hóa phối hợp với Chi cục Hải quan Khu thương mại Lao Bảo, đã kiểm tra...