Đề nghị bổ sung và tăng nặng hình phạt
Liên quan tới vụ việc quấy rối tình dục nơi công cộng bị xử phạt còn quá nhẹ, cần phải thay đổi mức phạt cũng như cách xử phạt, PV Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Ngọc Tiến – Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) về vấn đề này.
Ông có bình luận gì về mức xử phạt các vụ quấy rối tình dục nơi công cộng, gần đây nhất là vụ việc đối tượng quấy rối, sàm sỡ cô gái trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng?
- Thực sự mức xử phạt các hành vi về quấy rối tình dục nơi công cộng, công sở… hay xâm hại tình dục ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Qua các vụ việc đã được xử lý, có thể thấy mức xử phạt còn rất thấp, chỉ xử phạt hành chính là chưa phù hợp. Chính bởi vậy mà dư luận cảm thấy rất bức xúc, không thể thuyết phục, không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, theo tôi cơ quan quản lý địa phương cũng khó có thể có cách xử phạt khác, bởi hiện nay chúng ta chưa có khái niệm cụ thể xử phạt về hành vi đó, nên mới chỉ đưa ra những khung hình phạt chung chung theo các quy định về xử phạt hành chính theo điểm a, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP (mức phạt đối với hành vi này là từ 100.000-300.000 đồng).
Cần tăng mức phạt đối với hành vi quấy rối tình dục. Ảnh mInh họa
Không phải bây giờ vụ việc mới xảy ra, trước đó có nhiều vụ việc xâm hại tình dục và quấy rối tình dục nơi công cộng cũng khiến dư luận rất bức xúc vì mức xử phạt thấp? Đâu là nguyên nhân khiến việc xử phạt chưa hợp lý, thưa ông?
- Đây đúng là một hạn chế về chính sách mà chúng ta đã nhận thấy từ khá lâu. Thực tế chúng ta đã trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi một số nội dung Luật Bình đẳng giới, điều này cũng đã được đưa ra để lấy ý kiến. Tuy nhiên, trong khi chờ luật thay đổi thì việc xử lý các hành vi này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Ngoài việc chính sách, pháp luật quy định chưa cụ thể, hình thức xử phạt còn nhẹ thì cơ quan quản lý nhà nước khi xử lý còn nương tay, chưa quyết liệt. Ví dụ như, căn cứ quyết định xử phạt Điểm a, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP (mức phạt đối với hành vi này là từ 100.000 – 300.000 đồng) thì cơ quan chức năng địa phương chọn mức ở giữa là 200.000 đồng thay vì chọn mức 300.000 đồng. Điều này có nghĩa là họ thấy hành vi đó là bình thường nên cũng chọn cách xử phạt theo kiểu trung bình.
Cách đây chục năm, khi xây dựng luật xử lý nạn quấy rối tình dục nơi làm việc, chúng ta đã đưa ra mức phạt từ 25-45 triệu đồng, nhưng vì không cắt nghĩa được các từ ngữ để làm rõ tính chất nghiêm trọng của hành vi nên đề xuất tăng nặng hình phạt đã bị loại bỏ.
Ông có kiến nghị hay đề xuất gì về vấn đề này không?
- Hiện nay Vụ Bình đẳng giới đang triển khai một số phần việc của Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới giai đoạn 2020 – 2030. Trong đó, Vụ đang đẩy mạnh truyền thông nâng cao năng lực bình đẳng giới, từ đó nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành hiểu được tác hại, nhằm thay đổi nhận thức trong việc ban hành chính sách, thực thi chính sách. Bên cạnh đó cũng thí hiểm thực hiện mô hình thực hiện theo hướng xây dựng chính sách phù hợp để cho các địa phương thực hiện được.
Trước mắt, Vụ Bình đẳng giới đang phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các thành phố an toàn với phụ nữ, trẻ em gái, xây dựng điểm xe bus an toàn… Về lâu dài, Vụ Bình đẳng giới cũng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng lấy ý kiến đề xuất sửa đổi một số điều khoản trong Luật Bình đẳng giới và cả các văn bản dưới luật liên quan xử lý các hành vi quấy rối, xâm hại tình dục nơi công cộng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Công an xác minh thông tin hiệu trưởng xâm hại nhiều học sinh nam
Trước thông tin Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) xâm hại tình dục nhiều học sinh nam, công an đã vào cuộc điều tra.
Đề cập đến thông tin tố giác Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) xâm hại tình dục nhiều học sinh nam, ông Nguyễn Văn Mạnh chủ tịch huyện này cho biết sự việc bắt nguồn từ mạng xã hội.
"Chúng tôi không nhận được đơn nào của phụ huynh học sinh, cũng không có thông tin gì từ cơ sở gửi lên", ông Mạnh nói và cho biết, lãnh đạo UBND đã giao công an huyện xác minh.
Theo vị chủ tịch, các hoạt động ở trường trên vẫn diễn ra bình thường. Trước đây, hiệu trưởng trường này chưa có điều tiếng gì.
Một người từng học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn kể lại sự việc với phóng viên. Ảnh: Cắt từ clip VTV24.
Sáng 14/12, bà Vương Thị Bẩy - Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, khẳng định lãnh đạo tỉnh đã nắm bắt vụ việc.
Theo bà Bẩy, thông tin tố hiệu trưởng lạm dụng tình dục nhiều nam sinh rất nhạy cảm, liên quan đến các giáo viên, học sinh và uy tín của ngành giáo dục.
"Sự việc này phải thận trọng, trên mạng tràn ngập thông tin nhưng chúng tôi không biết chính xác bắt nguồn từ đâu", Chánh văn phòng nói.
Phóng viên nhiều lần liên lạc với hiệu trưởng bị tố nhưng điện thoại của ông đã tắt máy.
Trước đó, bản tin tối 13/12 của VTV24 cho hay thông tin được phản ánh từ chính các học sinh nam được cho là nạn nhân trong vụ việc, đang học hoặc đã ra trường.
Trong đó, một số nam sinh kể đã nhiều lần được hiệu trưởng gọi lên phòng nói chuyện. Sau đó, người này yêu cầu các em thực hiện một số hành vi lạm dụng tình dục, mỗi lần hiệu trưởng gọi lên phòng sẽ cho kẹo và tiền từ 20.000 - 30.000 đồng. Vì tâm lý ngại ngùng, lo sợ nên không ai dám tiết lộ câu chuyện.
Một học sinh khác nói số lần lên phục vụ nhu cầu tình dục cho hiệu trưởng nhiều không nhớ nổi. "Khoảng mười mấy lần, em đồng ý vì chưa nhận thức được", một nam sinh trong clip chia sẻ.
Trường được cho xảy ra vụ việc cách TP Việt Trì hơn 30 km. Ảnh: Google Maps.
Mỹ Hà - Hoàng Lam
Theo Zing
TPHCM: Xe buýt màu cam "bít cửa" nạn quấy rối tình dục 26 chiếc xe màu cam của tuyến xe buýt số 53 (trung tâm TPHCM - ĐHQG TPHCM) sẽ triển khai các biện pháp nhằm răn đe, hạn chế tình trạng quấy rối tình dục và xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng. Ngày 28/11, tại TPHCM diễn ra các sự kiện hưởng...