Đề nghị bổ sung hành vi “ép người khác uống rượu, bia” vào điều khoản cấm của luật!
Các đại biểu Quốc hội đồng ý ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, nhưng bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi của dự luật.
Theo dự kiến của Tổ chức Thương mại thế giới, năm 2025, trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ 8,6 lít cồn/năm.
Tỷ lệ sử dụng rượu bia ngày càng tăng báo động. Năm 2017, sản lượng bia chạm mốc 4 tỷ lít, tăng 10,4% so với năm 2016 và bình quân mỗi người dân tiêu thụ 42 lít bia/năm. Sản lượng rượu thủ công năm 2016 đạt 188 triệu lít trong đó sản lượng rượu thủ công sản xuất nhằm mục đích kinh doanh được cấp phép năm 2016 là 32 triệu lít.
Chi phí cho tiêu thụ bia của Việt Nam khoảng 3,4 tỉ USD/ năm, gần 3% số thu ngân sách của cả nước, bình quân khoảng hơn 300 USD người/năm, trong khi chi tiêu cho y tế cùng thời kỳ chỉ bình quân 113 USD/người.
Dự tính, vào năm 2025, Việt Nam tăng mức độ tiêu thụ số cồn khoảng 7 lít cồn/năm. Tuy nhiên, con số này theo dự kiến của Tổ chức Thương mại thế giới có thể còn cao hơn nữa, ở mức 8,6 lít cồn/năm. Đây là con số quá cao so với dự kiến, báo động về thực trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam.
Thảo luận dự án luật này tại phiên họp tổ chiều 12-11.
“Lạm dụng rượu, bia để lại rất nhiều hệ lụy, từ tai nạn giao thông, nạo lực gia đình đến suy giảm sức khỏe… Trong khi đó, việc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu bia đang rất lỏng lẻo. Rất dễ tiếp cận rượu bia, bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào, mua bán đều không gặp khó khăn gì” Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) – ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội, người trực tiếp tham gia thẩm tra dự án luật nói với báo Tuổi Trẻ.
Chính vì vậy, có một dự luật với mục đích giảm tác hại, giảm mức độ lạm dụng rượu bia là cần thiết.
Video đang HOT
Đại biểu Lâm Đình Thắng (TP.HCM) đề nghị quy định “cấm ép uống rượu bia ” – Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Lâm Đình Thắng (TP.HCM) thì kiến nghị bổ sung vào dự luật “quyền được tự quyết định có sử dụng rượu bia hay không”, và quy định cấm ép uống rượu bia đối với mọi lứa tuổi.
“Phạm vi dự thảo luật hiện nay chỉ quy định cấm ép người dưới 18 tuổi, cần mở rộng ra bởi thực tế có nhiều trường hợp người trên 18 tuổi bị ép uống, rơi vào tình thế buộc phải uống dù không thực sự muốn. Ví dụ sinh viên mới ra trường, đi làm bị anh chị trong cơ quan ép, không uống thì bị cho là không nhiệt tình. Cán bộ Đoàn thanh niên đi tiếp khách cũng bị các bậc cha chú bắt uống”, ông Thắng nói.
Theo songlamplus
BMW gây TNGT kinh hoàng:Trả giá đắt vì uống rượu bia vẫn lái xe
Nữ tài xế BMW gây TNGT kinh hoàng không chỉ sử dụng rượu, bia mà nồng độ cồn đo được ở mức rất cao.
Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại ngã tư Hàng Xanh đêm 21/10
Ngày 22/10, Công an quận Bình Thạnh, TP HCM đã tạm giữ nữ tài xế BMW để điều tra vụ TNGT làm 1 người chết, 7 người bị thương. Cảnh sát xác định nữ tài xế có nồng độ cồn rất cao. Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả của việc đã uống rượu, bia vẫn lái xe vốn đang rất phổ biến hiện nay.
Một người chết, hai người đang nguy kịch
Chiều 22/10, nguồn tin của Báo Giao thông từ cơ quan công an cho biết, người phụ nữ tử vong trong vụ tai nạn này là Nguyễn Thị Kim Phụng (SN 1980, quê Đồng Nai). Khi xảy ra tai nạn, người phụ nữ xấu số này ngồi sau xe máy của một người đàn ông. Hiện, người đàn ông cầm lái vẫn đang hôn mê trong bệnh viện.
Chiều cùng ngày, có mặt tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh), PV ghi nhận, 2 trong số các nạn nhân bệnh viện tiếp nhận vẫn đang nguy kịch. Đêm 21/10, Khoa cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận 5 trường hợp là nạn nhân của vụ tai nạn ở ngã tư Hàng Xanh. Trong đó, hai trường hợp tiên lượng nặng nhất là bệnh nhân C.T.T. (23 tuổi, ngụ quận 10) bị đa chấn thương gồm: Chấn thương sọ não, hàm mặt, ngực, bụng... đang hôn mê, phải thở máy. Còn bệnh nhân H.H.Đ. (42 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) bị đa chấn thương gồm: Chấn thương sọ não, cột sống cổ, gãy xương bàn chân trái...
Ngoài ra, anh P.H.B. (23 tuổi, quê Khánh Hòa) gãy 1/3 xương đùi bên trái đã được phẫu thuật cấp cứu và chuyển Khoa chấn thương chỉnh hình tiếp tục điều trị. Hai bệnh nhân Nguyễn Hoàng Phúc (16 tuổi) và Nguyễn Chí Bảo (22 tuổi) cùng ở Bình Dương bị chấn thương phần mềm, xây xát nhẹ đã được xuất viện ngay trong đêm. Hai trường hợp khác chỉ xây xát nhẹ cũng đã được xuất viện trong đêm.
Trước đó, khoảng 22h45 ngày 21/10, ô tô hiệu BMW, BKS 51F-279.10 do một nữ tài xế điều khiển chạy trên đường Điện Biên Phủ, hướng từ quận 3 về cầu Sài Gòn. Khi đến nút giao ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), chiếc xe này không dừng theo tín hiệu đèn mà vẫn lao đi rất nhanh, tông vào nhiều xe máy và một taxi đang chờ đèn đỏ (cùng chiều). Vụ tai nạn khiến 1 phụ nữ bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ, 7 người khác bị thương.
Tại hiện trường, 5 chiếc xe máy bị biến dạng, nhiều mảnh vỡ tung tóe khắp đường. Chiếc BMW gây tai nạn đầu vỡ nát, nhiều vết lõm sâu vào thân xe.
Uống quá chén, buồn ngủ vẫn lái xe
Một nhân chứng vụ tai nạn là anh Huỳnh Mạnh Toàn (30 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) kể, khi anh đang dừng chờ đèn đỏ trên đường Điện Biên Phủ (ở chân cầu vượt Hàng Xanh) bất ngờ bị đẩy mạnh từ phía sau và bị văng ra xa nhiều mét. Một lát sau khi trấn tĩnh, anh Toàn mới biết bị ô tô tông. "Tôi cố bò vào lề đường chờ mọi người đến trợ giúp. Ở đó, tôi quan sát thấy nhiều người cùng xe máy nằm la liệt trên đường, một taxi và một ô tô bị móp méo, biến dạng. Rất may tôi chỉ bị xây xát...", anh Toàn kể, vẫn chưa hết kinh hoàng.
Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Công an quận Bình Thạnh (nơi đang tạm giữ lái xe gây tai nạn) cho biết, nữ tài xế lái chiếc BMW là bà Nguyễn Thị Nga (SN 1972, ngụ phường An Phú Đông, quận 12). Bước đầu, bà Nga khai nhận đã uống bia, rượu tại một nhà hàng ở quận 1, trên đường về quá buồn ngủ, không làm chủ tốc độ nên đã gây tai nạn. Nồng độ cồn đo được của bà Nga là 0,94 mg/lít khí thở. Trong khi đó, theo Luật, người lái ô tô tuyệt đối không được có nồng độ cồn trong máu hay trong khí thở.
Được biết, bà Nga là chủ một nhà hàng ở trung tâm TP HCM.
Tối cùng ngày xảy ra vụ tai nạn, một số trang tin đã nhầm tưởng nữ tài xế BMW gây tai nạn là bà Nguyễn Thị Nga (SN 1972), Giám đốc Khối Vận hành của Ngân hàng TMCP Đại Chúng - PVCombank. Tuy nhiên, sáng 22/10, trang FB Nguyen Nga đã khẳng định, đó không phải sự thật. Thời điểm xảy ra tai nạn, bà Nga đang ở Hà Nội chứ không phải ở TP HCM. Ngay sau đó, truyền thông PVCombank đã có thông tin khẳng định, bà Nga gây tai nạn không phải là người làm trong đơn vị này mà chỉ trùng tên.
Nữ tài xế đối mặt mức án từ 3 - 10 năm tù
Theo thông tin báo chí đăng tải, hậu quả vụ tai nạn đã khiến 1 người chết, 7 người bị thương và gây hư hỏng rất nhiều xe máy, các tài sản khác của người dân. Trong vụ TNGT này, nữ tài xế không chỉ sử dụng rượu, bia, nồng độ cồn đo được rất cao. Đây thực sự là một bài học đắt giá cho việc đã uống rượu, bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Về mặt dân sự, nữ tài xế phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại về tài sản, chi phí như: Viện phí, chữa trị, tiền mai táng, chi phí tổn thất tinh thần cho gia đình nạn nhân đã chết. Đồng thời, chi trả tiền cấp dưỡng cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết trong trường hợp những người này chưa đủ 18 tuổi hoặc mất khả năng lao động.
Về mặt hình sự, nữ tài xế có dấu hiệu vi phạm Khoản 2, Điều 260, Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù từ 3 -10 năm, với các tình tiết định khung là: Điều khiển xe trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người 61% trở lên...
Luật sư Nguyễn Doãn Hải
Giám đốc Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật
Mai Huyên
Theo LĐO
Bộ Y tế đề xuất cấm cung cấp rượu bia miễn phí Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Theo chuyên gia, giảm quảng cáo là giảm được mức độ tiêu thụ của người uống Ngày 25/5, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo góp ý dự án luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, bà Trần Thị...