Đề nghị báo cáo việc lập bản đồ cảnh báo sạt lở
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các đơn vị báo cáo rõ về việc lập bản đồ sạt lở đất đang được thực hiện đến đâu, đã làm được những gì.
Ngày 2-11, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 10. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, chủ trì cuộc họp quan trọng này.
Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ đã có bản đồ cảnh báo sạt lở
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các đơn vị báo cáo rõ việc lập bản đồ sạt lở đất đang thực hiện đến đâu, đã làm được những gì.
Báo cáo Phó Thủ tướng, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT, cho biết trong đợt thiên tai vừa rồi sạt lở đất diễn ra rất phức tạp.
“Kinh nghiệm thế giới về những vùng có địa chất tương tự nước ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đều có vùng địa lý núi cao, sườn dốc, mưa tập trung, các quốc gia nói trên cũng thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở đất, thiệt hại nghiêm trọng” – ông Thành cho biết. Về kinh nghiệm quốc tế, ông Thành cho biết muốn cảnh báo được sạt lở đất phải làm hết sức công phu, bài bản. Vì cái gì nhìn thấy được thì dễ phòng tránh, còn ở dưới đất thì không nhìn thấy được. Do đó phải dựa vào các nghiên cứu đánh giá về địa hình, địa mạo, địa chất để từ đó nghiên cứu ra bản đồ nguy cơ sạt lở.
“Trên bản đồ nguy cơ sạt lở có thể thấy cả một huyện hoặc một số xã trong huyện đó có những đứt gãy, có cấu trúc địa chất mà khi có những yếu tố kích hoạt thì có thể xảy ra sạt lở đất. Tuy nhiên, khi mưa lũ xảy ra, sạt lở ở chỗ nào thì điều này khó có thể nói trước. Việc cần làm tiếp theo là cần tiếp tục làm bản đồ nguy cơ sạt lở dựa trên địa hình, địa mạo và cấu trúc địa chất một cách chi tiết, cụ thể” – ông Thành nói.
Dẫn kinh nghiệm từ Nhật Bản, ông Thành cho biết đây là một quốc gia có công nghệ cao về phòng, chống thiên tai nhưng năm 2017 cũng đã xảy ra trận sạt lở đất kinh hoàng, gây ra thiệt hại rất lớn. Ở Đài Loan, Hàn Quốc, hằng năm cũng xảy ra sạt lở đất.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 10. Ảnh: VŨ SINH
Video đang HOT
Ông Thành cho biết thêm hiện nay các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Bắc Trung bộ nước ta đã làm bản đồ này. Năm 2019-2020, theo kế hoạch, sẽ tiếp tục làm ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bản đồ được làm đến tỉ lệ 1/50.000. Tuy nhiên, bản đồ này cảnh báo nguy cơ trên diện rộng dựa trên địa mạo, địa chất, còn lại tùy thuộc các điều kiện cụ thể tại hiện trường như kích hoạt các công trình, đường sá, các yếu tố dân sinh khác, cộng với lượng mưa rơi xuống nữa mới ra được các điểm sạt lở.
Theo ông Thành, hiện trên thế giới đã phát triển công nghệ lắp các trạm cảnh báo. Tuy nhiên, chúng ta không thể lắp các trạm cảnh báo phủ trùm toàn bộ khu vực miền núi mà chỉ có thể ở những khu vực cảm thấy rằng có nguy cơ cao, các khu vực người dân sinh sống, tập trung cơ sở hạ tầng. Hiện nay, dựa trên bản đồ nguy cơ đó, Bộ TN&MT đang khẩn trương chỉ đạo để làm sao tận dụng được tất cả thông tin đã có để cảnh báo được sát hơn.
“Hiện nay chúng ta đã cảnh báo đến huyện rồi, bây giờ sẽ cố gắng cảnh báo đến xã” – ông Thành nhấn mạnh.
Thông tin tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đã có bản đồ về các khu vực sạt lở đất. Trong bản đồ này, các điểm sạt lở đã xảy ra đều đã được đánh dấu cảnh báo.
Bão số 10 còn diễn biến phức tạp
Sau khi nghe các ý kiến báo cáo của các đơn vị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tuyệt đối không được vì thấy bão nhỏ mà chủ quan. Bởi bão số 10 tuy đã giảm cấp nhưng diễn biến còn rất phức tạp, vì bão chịu chi phối của các hình thái khác.
Ông Cường yêu cầu phải tăng cường công tác dự báo liên tục, cảnh báo sát tình hình mưa để người dân chủ động phòng tránh. Đồng thời đề phòng sự cố hồ nhỏ, hồ xuống cấp, hồ rất yếu. Song song với công tác ứng phó bão số 10 thì tiếp tục khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.
Phát biểu kết luận chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu cơ quan dự báo, Bộ TN&MT theo dõi sát diễn biến của bão để kịp thời thay đổi các phương án ứng phó. Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương, bộ, ngành liên quan tập trung rà soát tàu, thuyền trên biển, hướng dẫn, đưa vào nơi trú tránh an toàn. Đặc biệt rút kinh nghiệm các tàu bị sự cố không kịp thoát khỏi vùng nguy hiểm trong bão số 9 vừa qua.
“Các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung sơ tán người dân khỏi lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản trên biển. Đảm bảo an toàn cho năm tàu đang tìm kiếm cứu nạn ở khu vực hai tàu bị đắm. Theo dõi chặt chẽ cơn bão khi đổ bộ vào bờ để chủ động sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm trước khi bão đổ bộ. Đồng thời, tiếp tục khắc phục sự cố vừa rồi xảy ra đối với các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng, giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Không chủ quan với bão số 10
Ngày 2/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp ứng phó với bão Goni (bão số 10).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu không được chủ quan với bão số 10 - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tại, bão số 10 (Goni) đang có cường độ mạnh cấp 8; trong ngày 3/11, với tác động của cao nhật nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tiếp tục gia tăng nên bão có thể tăng cường độ, đạt cấp 9. Ngày 4/11, khi vào trong với tác động của nhiệt lực, bão có khả năng giảm cấp. Đến ngày 5/11, bão ảnh hưởng trực tiếp các khu vực nước ta với cường độ cấp 8, có thể thấp hơn.
Lưu ý các tác động do bão số 10, đại diện cơ quan Khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, trên biển, cảnh báo gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng cao 5-7 m. Chiều tối ngày 4/11, nước ta bắt đầu bị ảnh hưởng mưa do bão số 10. Đặc biệt, lưu ý mưa hướng vào khu vực vừa chịu thiệt hại do bão số 9.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: "Do hoàn lưu bão số 10 kết hợp không khí lạnh tăng cường nên sẽ gây đợt mưa lớn diện rộng. Nhận định xa cho thấy, Thừa Thiên-Huế, Phú Yên, Bắc Tây Nguyên có lượng mưa trung bình từ 100-200 mm từ chiều tối ngày 4-6/11. Sau đó, mưa dịch chuyển ra Nghệ An, Quảng Trị với lượng mưa 150-300 mm từ ngày 5-7/11".
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, bão Goni là siêu bão ở sườn đông Philippines và đã giảm cấp khi vào Biển Đông, song lại chịu tác động của các hình thái khác nên khó dự báo, đoán định. Do vậy, phải liên tục dự báo, cảnh báo sát diễn biến cơn bão, đặc biệt là tình hình mưa.
"Hai vấn đề trọng tâm cần tập trung với hoàn lưu bão số 10 là chú ý lũ ống, lũ quét, sạt lở; đề phòng sự cố hồ nhỏ, hồ xuống cấp", Bộ trưởng đề nghị.
Ảnh: VGP/Đoàn Bắc
Nhấn mạnh đây là cơn bão phức tạp, khi vào đất liền gây mưa lớn, có nơi lên đến 400 mm ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, bão số 10 dự kiến diễn biến phức tạp, cùng với ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc dự báo sẽ gây mưa lớn từ Nghệ An trở vào.
"Không vì dự báo cơn bão không lớn mà chủ quan. Cần tập trung rà soát tàu thuyền trên biển ra khỏi nơi nguy hiểm, đưa về nơi tránh trú an toàn. Đồng thời, sơ tán người dân khỏi lồng bè, chòi canh, khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven biển", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý phải bảo đảm an toàn cho các tàu đang tìm kiểm cứu nạn ở khu vực 2 tàu bị đắm. Bên cạnh đó, chủ động sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm: Mưa lớn gây ngập úng, khu vực dễ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Tiếp tục khắc phục sự cố những công trình bị thiệt hại do bão số 9, song song với đó, cần ứng phó bảo vệ các công trình.
Tinh thần là không được chủ quan, các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 10 để có kế hoạch ứng phó kịp thời, phù hợp; rà soát tàu thuyền trên biển ra khỏi khu vực nguy hiểm, về tránh trú bão an toàn, đồng thời bảo đảm an toàn cho các tàu tìm kiếm cứu nạn.
Ảnh: VGP/Đoàn Bắc
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu khắc phục, gia cố, sửa chữa ngay những công trình hạ tầng đã bị thiệt hại trong các cơn bão vừa qua, đồng thời theo dõi chặt chẽ cơn bão số 10 khi di chuyển vào bờ để có phương án sơ tán người dân về những cơ sở tránh trú bão bảo đảm an toàn, nhất là những khu vực có nguy cơ về sạt lở đất.
"Thực tiễn thời gian qua cho thấy, bão vào gây thiệt hại không lớn, nhưng hoàn lưu bão gây mưa, lũ lụt, sạt lở đất lại gây thiệt hại rất lớn", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là vấn đề rất khó trong dự báo, cảnh báo, ứng phó. Nhiều nơi người dân sinh sống ổn định vài chục năm, địa chất được đánh giá ổn định nhưng thời gian qua lại xảy ra sạt lở đất. Vấn đề này, nhiều nước có điều kiện địa chất, địa hình tương tự Việt Nam cũng gặp phải nhiều sự cố, khó dự báo dù áp dụng khoa học, công nghệ, các công cụ cảnh báo.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung lực lượng sẵn sàng với phương châm "4 tại chỗ"; đây là yêu cầu quan trọng nhất vì lực lượng tại chỗ có vai trò rất quan trọng, phản ứng kịp thời khi có sự cố.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải tiếp tục hoàn thiện bản đồ cảnh báo nguy cơ lạt sở đất; các bộ, ngành phải phối hợp với nhau, cùng các nhà khoa học vào cuộc, đồng thời nâng cao công tác tuyên truyền cho người dân về ứng phó với sạt lở đất.
Thời tiết ở Thủy điện Rào Trăng 3 ra sao trong những ngày tới? Từ đêm nay và ngày mai tại khu vực vực thủy điện Rào Trăng 3, thuộc huyện Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế mưa sẽ giảm dần. Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin nhiều nạn nhân mất tích trong đó có cả lực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh
Có thể bạn quan tâm

Bộ Văn hoá chỉ đạo tìm hiểu vụ ồn ào mạng xã hội của ViruSs với Pháo
Sao việt
16:58:47 31/03/2025
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
16:55:25 31/03/2025
Kim Soo Hyun: "Tôi không phải kẻ ấu dâm, bằng chứng đã bị bóp méo"
Sao châu á
16:52:33 31/03/2025
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
Netizen
16:50:56 31/03/2025
Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
Hậu trường phim
16:49:24 31/03/2025
Lãnh đạo Anh - Mỹ điện đàm thúc đẩy thỏa thuận về phát triển kinh tế
Thế giới
16:45:51 31/03/2025
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
15:50:33 31/03/2025
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025