Đề nghị áp quy định bình ổn giá với cước phí vận tải
Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi bổ sung quy định các mặt hàng buộc phải kê khai giá, danh mục hàng hoá phải bình ổn giá. Cụ thể, Bộ này đề xuất đưa giá cước vận tải ( xe khách, xe buýt, taxi, vận tải hàng hoá) vào danh mục bình ổn giá.
Đề nghị này xuất phát từ việc các doanh nghiệp vận tải chậm trễ, “lơ” việc điều chỉnh giá cước vận tải khi giá xăng dầu liên tục giảm thời gian qua.
Công văn gửi Bộ Tài chính do Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường ký ngày 1/12 nêu rõ, hiện nay, giá cước vận tải bằng xe ô tô thực hiện theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu giảm mạnh nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa kịp thời điều chỉnh giảm giá cước vận tải gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong thực tế, giá cước vận tải luôn là yếu tố cấu thành quan trọng trong giá thành sản phẩm, dịch vụ do đó người dân luôn quan tâm, theo sát mỗi diễn biến, biến động của giá cước vận tải.
Cơ quan quản lý muốn siết quy định quản lý giá đối với các doanh nghiệp vận tải.
Theo quy định của luật Giá, nhà nước điều hành giá thông qua việc bình ổn giá hoặc định giá một số loại hàng hoá, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ quy định. Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải bình ổn giá (Điều 3) và danh mục hàng hoá, dịch vị phải định giá (Điều 8) trong Nghị định 177 ban hành năm 2013 để hướng dẫn thi hành pháp lệnh giá thì giá cước vận tải bằng xe ô tô không thuộc diện này.
Ngoài ra, Nghị định 177 cũng chỉ bắt buộc kê khai giá cước vận tải hành khách bằng taxi và cước vận tải với xe khách chạy tuyến cố định. Các hình thức kinh doanh vận tải khác được giao cho Sở Tài chính các tỉnh trình UBND xem xét quyết định việc kê khai.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua khảo sát tại các tỉnh thành, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, hầu hết các địa phương đều chưa thực hiện việc quản lý giá cước vận tải hàng hoá, hợp đồng, du lịch trong khi giá cước vận tải hàng hoá có ảnh hưởng lớn đến giá thành hàng hoá.
Với những lý do như vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho sửa Nghị định 177 với 2 nội dung.
Trước hết, tại Điều 3, Bộ GTVT muốn bổ sung giá cước vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, taxi và vận tải hàng hoá vào danh mục bình ổn giá để các cơ quan quản lý giá có thể quản lý chặt chẽ và bình ổn giá cước vận tải khi cần.
Bộ này cũng nêu vấn đề, Điều 15 Nghị định 177 mới chỉ đưa giá cước vận tải hành khách theo tuyến cố định, giá taxi vào danh mục hàng hoá, dịch vụ bắt buộc phải kê khai giá. Cơ quan quản lý đề nghị sửa quy định, buộc kê khai giá với tất cả các loại cước vận tải bằng xe ô tô.
Trong thời gian chờ sửa đổi Nghị định 177, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo các địa phương bổ sung giá cước vận tải hàng hóa vào danh mục phải kê khai cước để quản lý theo quy định.
Được biết, theo quy trình, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, tiếp thu và trình phương án sửa Nghị định để Chính phủ xem xét quyết định. Tại cuộc họp báo sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ chiều 1/12, đại diện Bộ Tài chính xác nhận đã nhận được văn bản đề xuất của Bộ GTVT và sẽ phối hợp cùng bộ này để lập phương án trình Chính phủ.
Trước đó, chính Bộ Tài chính đã gửi văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo DN vận tải tính toán giá thành, kê khai lại giá cước phù hợp với biến động giảm của chi phí nhiên liệu vì từ đầu năm 2014 đến nay, giá xăng đã giảm 8 lần, giá dầu diezen giảm 15 lần nhưng giá cước vận tải – loại dịch vụ chịu sự tác động trực tiếp của giá xăng dầu, lại chưa có động thái giảm tương ứng.
P.Thảo
Theo dantri
Xác định nguyên nhân gây lún nứt cao tốc dài nhất Việt Nam
Nguyên nhân chính thức gây lún nứt mặt đường cao tốc dài nhất Việt Nam được xác định là do sự bất thường về địa tầng. Vị trí nứt nằm trong đoạn có địa chất phức tạp, không có khả năng chịu tải, gây trượt sườn và làm nứt mặt đường.
Đó là khẳng định của ông Lê Kim Thành - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - với PV Dân trí tại cuộc họp báo quý III của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) diễn ra chiều nay 7/10.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị lún nứt tại Km83
Ông Thành cho biết, vị trí nứt mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai xảy ra tại Km83. Ngay sau khi phát hiện vết nứt, VEC đã chỉ đạo Tư vấn giám sát hướng dẫn Nhà thầu tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng vết nứt và khoan khảo sát nhằm xác định cụ thể cấu tạo địa tầng khu vực. Trong giai đoạn này đã khoan 2 mặt cắt tại lý trình Km 83 025 và Km83 050 với tổng số 8 lỗ khoan (vị trí lỗ khoan bổ sung có tham khảo ý kiến các chuyên gia xử lý nền đất yếu và chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước).
Kết quả khoan khảo sát địa chất bổ sung cho thấy tại vị trí Km83 025 (vị trí trung tâm của vết nứt) có sự bất thường về địa tầng, không xuất hiện lớp đất có khả năng chịu tải tốt như xuất hiện tại mặt cắt địa chất kề đó tại vị trí Km83 00; lớp đất yếu (bụi dẻo lẫn hữu cơ) nằm trực tiếp trên nền đá có độ dốc ngang ra phía ngoài lớn gần 30%; cấu tạo địa tầng tại vị trí này đã không được phát hiện trước đây do nằm giữa 2 mặt cắt khoan khảo sát địa chất bước lập bảo vệ thi công xử lý đất yếu.
"Đoạn nứt nằm trong đoạn địa chất phức tạp, có bất thường về địa tầng đã xuất hiện hiện tượng trượt sườn, đáy khối trượt xuất hiện ở khu vực tiếp giáp giữa đất yếu và đá gốc làm mất ổn định và gây ra nứt mặt đường" - ông Thành khẳng định.
Cũng trong chiều nay (7/10), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp bàn về giải pháp xử lý vết nứt mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, buổi họp có sự tham gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước (Bộ Xây dựng), Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) và các Vụ, Viện, đơn vị liên quan.
Với nguyên nhân đã được xác định, lãnh đạo Bộ GTVT đưa ra quan điểm xử lý phải đảm bảo mục tiêu khai thác liên tục, an toàn tuyến đường.
Giải pháp xử lý vết lún nứt được thống nhất là thi công ngay bệ phản áp để đảm bảo ổn định nền đường với kích thước rộng 20m cao 2,5m (tại mép ngoài bệ phản áp, dốc thoát nước 4%), dài 180m (Km82 950 - Km83 130). Quá trình thi công bệ phản áp cần được kết hợp với các biện pháp tính toán, quan trắc và thẩm tra điều chỉnh kịp thời. Căn cứ trên kết quả xử lý, sẽ tiếp tục triển khai các bước tiếp theo đảm bảo ổn định lâu dài nền đường.
Về 9 vị trí đang theo dõi lún trên tuyến cao tốc này có nguy cơ lún nứt như vừa xảy ra tại Km83, theo Phó Tổng Giám đốc Lê Kim Thành, với đặc điểm nền đất yếu thì dù khoan trắc địa chất cũng không thể phát hiện được sự bất thường, việc lún đang được theo dõi chặt chẽ, còn nứt đường thì với các giải pháp đang khắc phục thì hi vọng là không.
Liên quan đến vấn đề lún nứt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, theo nguyên lý tính toán là phải có thời gian chờ lún từ 6 - 9 tháng, nhưng nếu chờ thì khoảng 230km sẽ không khai thác được. Vì thế Bộ GTVT đã thống nhất cắm biển và khai thác tạm thời, đồng thời theo dõi để xử lý. Đây cũng được xem là sự chủ động của nhà đầu tư tuyến đường cao tốc này.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
"Người dân có quyền biết tiền của họ được sử dụng như thế nào" "Các dự án làm bao lâu không xong, bụi mù mịt, gây cản trở giao thông dẫn tới những bức xúc trong nhân dân. Tổng mức đầu tư thì đưa ra rồi lại điều chỉnh tăng lên, nói là tiền vay nước ngoài nhưng cuối cùng người dân vẫn phải nộp thuế để trả...". Đó là khẳng định của Bộ trưởng Đinh La...