Đề nghị 5 tỉnh, thành tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Khai báo y tế trước khi lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vừa có công văn số 2830/CV-BCĐ gửi tới Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Công văn nêu rõ trước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch hiệu quả; để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống dịch và triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới; từ ngày 24-27/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã tổ chức Đoàn kiểm tra tới các tỉnh, thành phố.
Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị các địa phương chỉ đạo triển khai một số nội dung.
Bộ Y tế đề nghị tiếp tục hiện nghiêm các chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia , Bộ Y tế về công tác giám sát, cách ly, xét nghiệm, phòng chống dịch COVID-19: Công điện ngày 5/1/2021 của Thường trực Ban Bí Thư và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 05/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 2/12/2020 và Công điện số 1852/CĐ-BCĐ ngày 30/11/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc tăng cường giám sát và quản lý người nhập cảnh.
Các địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Các đơn vị chức năng thường xuyên báo cáo đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch. Lãnh đạo các địa phương phải tập trung chỉ đạo, chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Khi có nguy cơ dịch xảy ra, các địa phương phải ưu tiên cho công tác phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, chủ động ứng phó với các cấp độ của dịch.
Các địa phương không áp dụng giãn cách trên phạm vi rộng; biện pháp phòng, chống dịch cần được tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hạn chế tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân.
Video đang HOT
Trước mắt, các địa phương chủ động trong trạng thái bình thường mới, vừa phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phòng chống dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực tại tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; coi việc bảo đảm an toàn với dịch bệnh là cơ sở để phát triển kinh tế-xã hội.
Cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là những nơi thường xuyên tập trung đông người, xử lý nghiêm các vi phạm.
Các địa phương phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các đơn vị quân đội, công an phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh qua biên giới, đặc biệt chú trọng quản lý các đối tượng chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc, đối tượng nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở; đồng thời tiếp tục tổ chức nghiêm việc thực hiện cách ly theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các đơn vị chức năng lưu ý chuẩn bị chu đáo để từng bước mở lại các đường bay thương mại quốc tế phù hợp với khả năng phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn, thúc đẩy giao lưu quốc tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Các địa phương nâng cao năng lực xét nghiệm tại các cơ sở y tế trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm; tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ về công tác giám sát, cách ly, xét nghiệm, phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; chỉ đạo các cơ sở y tế tư nhân tăng cường giám sát phát hiện sớm trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 theo số lượng đã được phân bổ và kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 tại địa phương đảm bảo đúng tiến độ, xong trước ngày 15/5, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả.
Các cơ quan chức năng huy động tối đa nguồn lực cho hoạt động tiêm chủng bao gồm các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo về y tế trên địa bàn để tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các đối tượng theo đúng quy định tại Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 47/TB-VPCP ngày 17/3/2021; theo dõi, thành lập các đội xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng; bố trí đủ cơ số thuốc chống sốc phản vệ để xử trí kịp thời các trường hợp sự cố bất lợi nặng nếu có sau tiêm chủng.
Mặt khác, các cơ quan chức năng cần tiếp tục truyền thông mạnh mẽ, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh trong nhân dân, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, tuyệt đối không chủ quan lơ là.
Các địa phương cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, truyền thông người dân và cộng đồng về đối tượng tiêm chủng, loại vaccine phòng COVID-19, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng; thực hiện tốt thông điệp 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế), yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và các nơi công cộng; khuyến cáo tiêm phòng vaccine phòng COVID-19.
Người nhập cảnh vào Việt Nam bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế theo quy định. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19, nhất là các điều kiện trước khi nhập cảnh (giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, giấy khai bao y tế…), việc đưa đón, bàn giao từ cửa khẩu, khu vực cách ly y tế đối với người nhập cảnh (bao gồm khu cách ly trong, ngoài quân đội có thu phí) tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây ra cộng đồng.
Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện./.
Bộ trưởng Y tế: "Dịch chưa thể kết thúc trong năm 2021"
"Dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm nay được, thậm chí kể cả năm 2021. Do đó, các địa phương cần tăng cường công tác chống dịch, chuẩn bị kịch bản cho mọi tình huống dịch bệnh, tuyệt đối không được chủ quan lơ là"...
Bộ Y tế họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch sáng 19/2. Ảnh - N.Dương.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19 sáng 19/2.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong quý 1/2021 phải tiếp tục coi chống dịch không chỉ là nhiêm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách trước mắt mà phải cả về lâu dài.
"Dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm nay được, thậm chí kể cả năm 2021. Do đó, chúng tôi yêu cầu các địa phương tăng cường công tác chống dịch, chuẩn bị kịch bản cho mọi tình huống dịch bệnh, tuyệt đối không được chủ quan lơ là, đặc biệt sử dụng triệt để phương châm 4 tại chỗ khi có dịch", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua chúng ta đã có một cái Tết an lành đối với toàn bộ người dân, song một vài địa phương vẫn phải căng mình chống dịch. Bộ trưởng đánh giá, đợt dịch lần này tương đối phức tạp, chủng lây bệnh là chủng virus biến đổi của Anh, tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với các chủng trước đó, vì vậy chỉ trong thời gian ngắn đã phát hiện nhiều ca nhiễm.
Đặc biệt, dịch lần này được phát hiện trong khu công nghiệp, lại xảy ra ngay trong dịp trước và trong Tết Nguyên đán khiến mức độ phức tạp càng cao hơn. Đến nay, riêng ổ dịch Hải Dương đã phát hiện 575 trường hợp, vượt số ca nhiễm ở Đà Nẵng trước đó là 389 trường hợp. Số ca mắc trung bình trong ngày tại Hải Dương cũng cao hơn do chủng lần này tốc độ lây lan mạnh hơn.
Bộ trưởng Y tế đánh giá, nhờ đồng bộ quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch, đến nay 12/13 tỉnh, thành về cơ bản kiểm soát được dịch, riêng Hải Dương dù đã phong tỏa Tp Chí Linh ngay từ đầu nhưng trước tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, tỉnh cần tăng cường giám sát hơn nữa, Bộ Y tế sẽ liên tục bổ sung lực lượng hỗ trợ cho Hải Dương.
Với các địa phương khác, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý không được chủ quan lơ là, đặc biệt không được nghĩ rằng dịch sẽ không xảy ra trên địa bàn tỉnh mình. "Thực tế dịch có thể xảy ra ở bất cứ đâu, trường hợp của tỉnh Gia Lai là ví dụ, tưởng như không có ca nhiễm nào nhưng cuối cùng vẫn xảy ra lây nhiễm, tương tự các tỉnh khác cũng thế. Có như vậy, chúng ta mới không bị luống cuống đối phó khi dịch bệnh xảy ra", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tiếp tục nhắc lại việc các địa phương luôn phải chuẩn bị kịch bản khi dịch xảy ra, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, trước hết là phải chuẩn bị phương án cho việc cách ly, giãn cách xã hội trên diện rộng, cách ly F1, F2 ra sao, đặc biệt trong trường phải cách ly đột ngột...tất cả các tình huống này đều phải được chuẩn bị sẵn cơ sở nếu không khi bùng phát dịch sẽ rất khó khăn.
"Trong đợt dịch ở Hải Dương, số lượng F1 phải cách ly đã vượt xa so với Đà Nẵng do xảy ra ở khu công nghiệp với số lượng công nhân lớn. Do đó, khi dịch xảy ra ở khu công nghiệp, trường học, thì các địa phương đều phải có kịch bản, quan điểm là tất cả F1 phải cách ly, sớm đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, chỉ có như vậy mới ngăn chặn được dịch", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Bộ trưởng Y tế cũng đề nghị các địa phương cần kiểm tra ngay trên địa bàn toàn tỉnh những địa điểm có thể sử dụng làm nơi cách ly, lên kịch bản giám sát điều hành, cung cấp nhu yếu phẩm, đưa ra phương án cách ly với số lượng lớn.
Đặc biệt, phải phối hợp với lực lượng quân đội để điều hành khu cách ly. Thực tế, ở Hải Dương vừa qua, một số điểm cách ly ở khu vực dân sự chưa thực hiện nghiêm nên đã xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đánh giá, việc thực hiện giãn cách xã hội ở Hải Dương dù tốt nhưng vẫn phải quyết liệt và nghiêm chỉnh hơn nữa, tuyệt đối không để các gia đình giao lưu với nhau.
Người đứng đầu ngành Y tế cũng đề nghị các địa phương cần chuẩn bị kịch bản xét nghiệm trên diện rộng, nhất là trong trường hợp dịch lây lan thì phải nâng công suất lên trong thời gian ngắn.
Trường hợp của Hải Dương, Bộ Y tế đã phải cử rất nhiều lực lượng hỗ trợ tỉnh trong vấn đề lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên nếu một hai địa phương thì Bộ có thể hỗ trợ, nhưng nếu dịch bùng phát diện rộng thì Bộ sẽ không thể đáp ứng được.
"Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị các địa phương quan tâm đặc biệt cho công tác xét nghiệm, tất cả các cán bộ y tế phải được tập huấn lấy mẫu. Vai trò của xét nghiệm cũng là một trong những mấu chốt trong công tác phòng chống dịch, giúp chặn được tất cả nguồn lây.
Nếu xét nghiệm chậm là chúng ta đang đuổi theo dịch chứ không phải chặn dịch, trong khi chủng lần này lây nhiễm rất nhanh, nếu càng đuổi theo chúng ta sẽ càng bị đuối", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Petrovietnam: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 Với tinh thần không được chủ quan, lơ là, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối, không làm gián đoạn các hoạt động sản xuất - kinh doanh, công tác phòng, chống dịch COVID-19 luôn được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm và được quán triệt thực hiện đến toàn bộ các đơn vị thành...