Đề nghị 4 Bộ cho ý kiến việc tăng vốn “khủng” cho tuyến ĐSĐT Hà Nội
Văn phòng Chính phủ đề nghị 4 Bộ có ý kiến về việc Hà Nội xin ý kiến thống nhất về điều chỉnh thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội – tuyến số 2, mức tăng từ 19.555 tỷ đồng lên… 35.678 tỷ đồng.
Để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng lấy ý kiến về chủ trương điều chỉnh Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.Hà Nội, tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.
Trước đó, UBND TP.Hà Nội vừa trình Thủ tướng việc điều chỉnh dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh đạt 35.678 tỷ đồng, tăng 16.123 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt.
Mô hình tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được TP.Hà Nội phê duyệt đầu tư năm 2008, với tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng. Đến nay 5 gói thầu chính của dự án sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản đã thực hiện xong bước sơ tuyển nhà thầu, mỗi gói thầu đều có 4 nhà thầu tham gia.
Video đang HOT
Hiện Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đang phối hợp chặt chẽ với JICA trong việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, TP.Hà Nội kiến nghị Thủ tướng xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương điều chỉnh dự án tại kỳ họp tháng 5.2018.
Được biết, Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu đư.
Năm 2015, TP.Hà Nội đã từng kiến nghị Bộ Kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư dự án lên đến 51.700 tỷ đồng, sau đó Bộ này yêu cầu TP.Hà Nội rà soát lại để giảm vốn đầu tư.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, trong đó 8,5 km đường đi ngầm và 3 km đi trên cao. Khổ đường sắt đôi 1.435 mm.
Hệ thống nhà ga gồm 3 ga trên cao, 7 ga ngầm. Tuyến bắt đầu từ khu đô thị mới Ciputra đi theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài – Trần Hưng Đạo.
Đến nay dự án chưa triển khai thi công, mới hoàn thành thẩm tra thiết kế kỹ thuật, phê duyệt kết quả sơ tuyển 4 gói thầu xây lắp và hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu thiết bị, hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết Depot và tổng mặt bằng trên cao.
Theo Danviet
Công bố quy vạch vùng ĐBSCL đến năm 2030: Thêm 6 đô thị loại I
Ngày 23/3, tại TP Cần Thơ, Bộ Xây dựng đã tổ chức "Hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh trao đồ án điều chỉnh quy hoạch cho 13 tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế xã hội trước những thách thức mới, tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế trong liên kết nội vùng và ngoại vùng, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thì mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch điều chỉnh, vùng ĐBSCL sẽ hình thành 6 vùng sinh thái nông nghiệp gồm: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, dọc Sông Tiền - Sông Hậu, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và ven Biển Đông. Các vùng sinh thái này sẽ phát triển dựa trên trọng tâm nông nghiệp đa dạng và chuyên môn hoá cao.
Về cấu trúc không gian, ĐBSCL được phân thành 3 tiểu vùng gồm: Tiểu vùng ngập sâu (chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên của ĐBSCL), Tiểu vùng giữa đồng bằng (khoảng 38% diện tích), Tiểu vùng ven biển và hải đảo (khoảng 47% diện tích).
Ngoài TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ĐBSCL sẽ có thêm 6 đô thị loại I (cấp vùng, trực thuộc tỉnh) là Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Tân An (tỉnh Long An), Long Xuyên (tỉnh An Giang), Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Cà Mau (tỉnh Cà Mau) và Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 còn định hướng phát triển nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, du lịch, thương mại và dịch vụ, giao thông vận tải cùng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết: "Quy hoạch được điều chỉnh đã có bước đột phá khi xác định biến đổi khí hậu, nước biển dâng là xu thế tất yếu cần phải sống chung và thích nghi, biến thách thức thành cơ hội; trong đó, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi và là cơ sở để triển khai quy hoạch. Mục tiêu cao nhất của vùng ĐBSCL hướng tới là sự phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến... quy hoạch mới dựa trên sự tôn trọng quy luật tự nhiên phù hợp với điều kiện thực tế".
Phạm Tâm
Theo Dantri
Sóc Trăng kêu gọi đầu tư vào 88 dự án trọng điểm Đó là 88 dự án trọng điểm sẽ được tỉnh Sóc Trăng mời gọi đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 của tỉnh dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4.2018. Ngày 22.3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng tổ chức giao ban báo chí thông tin về Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2018...