Để Mỹ khuấy động vùng Trung Á, Putin có chủ quan?
Với các công cụ tạo lợi ích và tạo sức mạnh Nga sử dụng tại Trung Á thời hậu Xô Viết, Mỹ chưa thể tạo giá trị lệch chuẩn Nga tại đây….
Mỹ bất ngờ khuấy động vùng Trung Á
Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Kazakhstan và Uzbekistan đầu tháng 2 được cho là một sự kiện chính trị-đối ngoại đặc biệt của Washington đối với khu vực Trung Á, vốn vẫn bị xem là còn hẻo lánh trong không gian hậu Xô Viết.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ, tại Kazakhstan, ông Pompeo gặp Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, Bộ trưởng Ngoại giao Mukhtar Tleuberdi và tái khẳng định cam kết chung của Mỹ với hòa bình, an ninh, thịnh vượng ở Trung Á.
Tại Uzbekistan, ông Pompeo gặp Tổng thống Shavkat Mirziyoyev và Bộ trưởng Ngoại giao Abdulaziz Kamilov, nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với cải cách của Uzbekistan và chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này.
Tuy nhiên, điểm nhấn đặc biệt của chuyến đi này – mà được xem là khuấy động vùng Trung Á của cựu Giám độc CIA Pomepo – là cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ với các đồng nghiệp Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.
Mike Pompeo trong chuyến công du khuấy động Trung Á
Đây là lần đầu tiên một Ngoại trưởng Mỹ tham gia và chủ trỉ một cuộc gặp gỡ và đối thoại về an ninh và thịnh vượng với các đối tác trong Định dạng C5 1, được thiết lập như một định chế nhằm tạo ảnh hưởng của Mỹ với vùng đất hẻo lánh còn sót lại này.
Định dạng C5 1, gồm Mỹ và 5 đối tác vùng Trung Á được ra mắt vào năm 2015 dưới thời chính quyền Barak Obama, nhưng từ đó đến nay nó chưa được vận hành như một định chế được xem trọng đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Các Ngoại trưởng Mỹ – cả trước và sau khi thiết lập Định dạng 5 1 – luôn rất hạn chế đến vùng Trung Á. Đặc biệt, trong 3 nhiệm kỳ gần đây nhất, hiếm Ngoại trưởng Mỹ nào thăm Trung Á hơn 1 lần.
Ngoại trưởng Hillary Clinton trong nhiệm kỳ đầu của chính quyền Obama, đến thăm Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan vào cuối năm 2010, đến thăm Tajikistan và thăm lại Uzbekistan vào năm 2011. Chỉ có vậy.
Ngoại trưởng John Kerry, trong nhiệm kỳ hai của chính quyền Obama, đến Trung Á năm 2015, thăm cùng một lúc cả Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan. Và kết quả là việc thiết lập Định chế C5 1.
Ngoại trưởng Rex Tillerson, tiền nhiệm của ông Pompeo – tại nhiệm từ tháng 2/2017 đến tháng 3/2018, còn không đặt chân đến khu vực này một lần, dù ông là một trong những người Mỹ đầu tiên khai thác dầu thô ở Trung Á thời hậu Xô Viết.
Với thực tế như vậy, chuyến công du của ông Mike Pompeo đến Trung Á lần này đã được xem là có chuyển biến lớn trong chính sách của Mỹ với khu vực này, nhất là cuộc họp Ngoại trưởng Định dạng C5 1 lần thứ 2 được tổ chức kể từ khi thiết lập.
“Cả 5 Bộ trưởng Ngoại giao có mặt trong cuộc họp đã là một thành công của Mỹ trong việc tái khởi động cho sự vận hành của Định dạng C5 1, ít nhất là tầm quan trọng của Mỹ với khu vực đã được ghi nhận”, theo The Diplomat.
Video đang HOT
Theo nghị trình, trong cuộc họp Ngoại trưởng Định dạng C5 1 lần thứ 2, ông Mike Pompeo chính thức công bố với các đồng nghiệp về Chiến lược mới của Mỹ ở vùng Trung Á, chính thức định hình mối quan hệ của Mỹ với các đối tác quan trọng này.
Chính nhờ sự kiện này mà phần “công du Trung Á” của ông Pompeo được cho là gặt hái được kết quả cao hơn phần “công du châu Âu”, cho dù đây là “miền đất lạ” với cựu Giám đốc CIA này, theo AP.
Với Mỹ thì Trung Á vẫn còn là vùng hẻo lánh nhất trong không gian hậu Xô Viết
Để Mỹ khuấy động vùng Trung Á, Putin có chủ quan?
Giới quan sát cho rằng, chuyến công du tới Kazakhstan và Uzbekistan của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lần này, thể hiện định hướng chiến lược mới của Mỹ đối với không chỉ vùng Trung Á, mà còn với cả Nga và Trung Quốc, đặc biệt là Nga.
Thậm chí, tạo định hướng chiến lược mới với Nga trong không gian hậu Xô Viết còn được xem là sứ mệnh chủ yếu và quan trọng nhất trong chuyến công du khuấy động vùng Trung Á lần này của cựu Giám đốc CIA Mike Pompeo.
Theo giới hoạch định chiến lược phương Tây, thì khu vực Trung Á có tầm quan trọng với Nga không thua gì khu vực Nam Caucasus – vốn được xem là sân sau chiến lược của Nga thời hậu Xô Viết.
Vậy nhưng ngay chuyến công đầu tiên đến vùng đất lạ này , cựu Giám đốc CIA Mike Pompeo đã gặt hái được thành công lớn, mà lý do là được cựu điệp viên KGB Vladimir Putin tạo điều kiện.
Đây được xem là phần “lại quả” của Moscow cho Washingtonm sau tuyên bố sốc của Ngoại trưởng Pompeo về vấn đề Crimea, mà có thể nhận diện Washington và Moscow đang đưa vấn đề Crimea vào vòng xoáy của ngoại giao nước lớn Nga-Mỹ.
Tuy nhiên, “quà tặng” của Washington chỉ là tuyên bố sốc của Pompeo về Crimea mà chưa biết khi nào mới chính thức trở thành lập trường của Mỹ, nhưng “lại quả” của Moscow thì rất thực tế, khí giúp Mỹ định hình được quan hệ tại Trung Á.
Dư luận hoài nghi liệu Putin có chủ quan khi giúp cho Pompeo khuấy động Trung Á? Giới phân tích cho rằng, cựu điệp viên KGB không chủ quan, thậm chí việc giúp cựu Giám đốc CIA tự sướng tại Trung Á còn nằm trong chính sách của Putin. Sao vậy?
Thứ nhất, trong trường hợp này, nếu Nga “ăn miếng trả miếng” với Mỹ, làm hỏng chuyến đi của Mike Pompeo thì sẽ phá vỡ chính sách đối ngoại “xây đối tác” của của Tổng thống Putin.
Chiến lược đối ngoại “xây đối tác” không những bảo đảm cho nước Nga không rơi vào bẫy của Mỹ-phương Tây trong những ván cờ vô hại như Liên Xô, mà còn ngăn Mỹ tái sinh thế giới lưỡng cực, kết liễu thế giới đơn cực, tạo hình cho thế giới đa cực.
Khi thế giới đa cực được tạo hình thì mặt bằng sân khấu chính trị thế giới mà Mỹ và các đồng minh phương Tây chiếm lĩnh sẽ bị thu hẹp, và nhờ đó mặt bằng sân khấu chính trị thế giới mà Nga chiếm lĩnh sẽ dễ dàng được mở rộng.
Công cụ tạo lợi ích của Nga đã tạo ra một quỹ đão riêng tại Trung Á
Trong quan hệ với các quốc gia vùng Trung Á nói riêng, trong cả không gian hậu Xô Viết nói chung, Nga đã và đang áp dụng triệt dụng triệt để chính sách đối ngoại “xây đối tác”, từ đó tìm ra những “đối tác tốt”, loại bỏ những “đồng minh tồi”.
Điều đó thể hiện rõ trong chính sách với Belarus hay Armenia – những đồng minh ít ỏi còn lại của Nga trong không gian hậu Xô Viết – sau khi Minsk và Yerevan có những chuyển động lệch pha với Moscow.
Có thể thấy, khi nước Nga bị phương Tây áp cấm vận-trừng phạt đã tạo cơ hội cho Moscow tìm ra những người “bạn thật sự”, tránh phải “nuôi ong tay áo” những thực thể chỉ còn là “mình ong xác ve” sau những cơn gió mạnh từ phương Tây thổi tới.
Theo giới phân tích, khi Mike Pompeo khuấy động Trung Á, nhất là tái khởi động Định dạng C5 1, đã giúp cho Vladimir Putin nhìn ra đâu là những người “bạn thật sự” của nước Nga, đâu là những thực thể “mình ong xác ve”, từ đó loại trừ hậu hoạ.
Thứ hai, Tổng thống Putin đã có sẵn những ván cờ, những nước cờ đối với bàn cờ Trung Á, từ đó tạo ra những thế cờ mà dù có khuấy động thì Washington cũng khó có thể lật ngược thế cờ.
Có thể thấy các định chế như Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hay Cộng đồng kinh tế Á-Âu (EAEC) mà Nga là đầu tàu đã giúp Mosow tạo ra vị thế đặc biệt tại Trung Á và cả không gian hậu Xô Viết.
Những lợi ích to lớn của Belarus hay Kazakhstan khi được Nga cung cấp hàng chục tỷ m3 khí, hàng chục triệu tấn dầu với giá ưu đãi đặc biệt rồi bán lại 2/3 với giá thị trường để kiếm lời, cho thấy Mỹ khó có thể lật ngược vị thế bằng công cụ lợi ích.
Thiệt hại quá lớn của Turkmenistan trong cuộc khủng hoảng khí đốt với Nga, dù cho nước này đa dạng hoá thị trường, buộc Ashgabat phải quay lại với Moscow là cảnh báo cho Washington rằng lợi ích Nga không dễ thay thế.
Hay tốc độ gia tăng nợ nước ngoài giữa Gruzia so với Armenia giai đoạn 2008-2018 – khi nợ nước ngoài của Gruzia tăng 100%, của Armenia tăng 10% – cho thấy những chính sách của Mỹ không hẳn sẽ là lựa chọn của các chính quyền ở Trung Á.
Ngoài công cụ tạo lợi ích – vốn Mỹ quen sử dụng – Nga còn sử dụng những công cụ tạo sức mạnh đối với các quốc gia vùng Trung Á, đó là tăng cường hợp tác quân sự, tăng cường kiểm soát an ninh chung….
Vladimir Putin giúp cho Mike Pompeo thoải mái tự sướng tại Trung Á
Gần đây nhất là sau chuyến công du “khuấy động Trung Á” của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký đạo luật phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi thỏa thuận giữa Liên bang Nga và Kyrgyzstan, theo Sputnik.
Theo Nghị định thư sửa đổi, Nga được phép việc sử dụng phương tiện bay không người lái, thiết lập quy trình tổ chức cho các chuyến bay của phương tiện bay không người lái và máy bay của Nga trong không phận của Kyrgyzstan.
Những quy định mới này giúp Nga thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đảm bảo an ninh lãnh thổ và không phận các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, trong đó có Kyrgyzstan.
Với các công cụ tạo lợi ích và tạo sức mạnh được Nga sử dụng trong việc tạo ra quỹ đạo tại vùng Trung Á thời hậu Xô Viết, thì để Mỹ có thể tạo ra những giá trị lệch chuẩn Nga tại khu vực này không hề dễ dàng và không thế một sớm một chiều.
Như vậy, cựu Giám đốc CIA Mike Pompeo khuấy động vùng Trung Á trong chuyến công du đầu tiên đến khu vực này chỉ như hành động “tự sướng” và tất cả đều nằm trong tầm kiềm soát-khả năng hoá giải của cựu điệp viên KGB Vladimir Putin.
Ngọc Việt
Theo Datviet
Ấn Độ kẹt giữa căng thẳng Mỹ-Iran
Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ kinh tế với Iran nhưng căng thẳng giữa Tehran và Washington đang cản trở những nỗ lực của New Delhi, đồng thời đặt ra nhiều thách thức khác đối với nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Cảng Chabahar của Iran. Ảnh: DW
Vài ngày sau khi Mỹ thủ tiêu tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds Qassem Soleimani của Iran tại Iraq hồi đầu tháng 1, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có hai cuộc gọi khẩn cấp, một cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và một cho người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif. Nhà ngoại giao Ấn Độ kêu gọi cả Tehran và Washington kiềm chế căng thẳng ở mức thấp nhất có thể, bởi lợi ích chiến lược của New Delhi có thể bị đe dọa.
Cảng Chabahar của Iran là một ví dụ về những khó khăn mà Ấn Độ phải đối mặt khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng. Để mở rộng cảng này, Iran đã hợp tác với Ấn Độ và Afghanistan. Với vị trí chiến lược của Chabahar trên Vịnh Oman, tàu đi đến vịnh này không cần phải qua Eo biển Hormuz - một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất và đặc biệt quan trọng đối với các chuyến tàu chở dầu đến từ Vùng Vịnh, trong bối cảnh Eo biển Hormuz trở thành điểm nóng trong căng thẳng địa chính trị tại khu vực trong vài tháng qua. Về phần Mỹ, cảng Chabahar dường như không phải là cái gai trong mắt họ. Trái lại, giới chức xứ cờ hoa coi cảng này là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế Afghanistan. Đó là lý do vì sao Washington không đưa Chabahar vào danh sách trừng phạt.
Tuy nhiên, giới đầu tư và các công ty Ấn Độ đã trở nên thận trọng trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và cho rút các dự án đầu tư ra khỏi Chabahar. Sau khi Mỹ nhiều lần khẳng định Chabahar sẽ không bị đưa vào danh sách trừng phạt, các doanh nghiệp Ấn Độ mới bắt đầu xem xét đầu tư trở lại. Song, các khoản đầu tư không còn được đổ mạnh vào Iran như trước nữa.
Cần biết rằng trong vài năm qua, Ấn Độ đã nỗ lực ngăn cản ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Vịnh Oman. Cảng Gwadar tại Pakistan mà Trung Quốc xây dựng chỉ nằm cách cảng Chabahar chưa đầy 100km. Trong chính sách "láng giềng trước tiên" của Ấn Độ, cảng Chabahar được coi là cửa ngõ quan trọng đến Afghanistan, Trung Á và cả châu Âu.
Căng thẳng Mỹ-Iran cũng có thể mang lại nhiều hậu quả khác. Eo biển Hormuz đặc biệt quan trọng đối với việc cung ứng dầu thô trên thế giới. lượng dầu và 1/3 lượng khí tự nhiên toàn cầu được vận chuyển qua tuyến đường thủy này, trong khi 65% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ đi qua Eo biển Hormuz. Nếu tuyến vận tải này bị gián đoạn hoặc thậm chí bị đóng cửa do căng thẳng quân sự, nó sẽ tác động nghiêm trọng đến giá dầu toàn cầu. Điều này đã được nhận thấy rõ sau cái chết của ông Soleimani, giá dầu khi đó vượt mức 70 USD/thùng.
Giá dầu tăng đột biến sẽ gây ra hậu quả to lớn cho Ấn Độ. Theo các chuyên gia, với mức tăng chỉ 10 USD/thùng, mức lạm phát sẽ tăng 0,4%. Các khu vực nghèo của Ấn Độ sẽ là nơi đầu tiên bị giá dầu ảnh hưởng. Ngoài ra, những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước cũng sẽ bị giá dầu tác động.
Một cuộc xung đột kéo dài giữa Mỹ và Iran cũng có thể tác động đến khoảng 8 triệu người Ấn Độ định cư và làm việc tại Vùng Vịnh. Nếu tình thế buộc họ phải bỏ việc và trở về nước, Ấn Độ sẽ mất khoảng 40 tỉ USD kiều hối mỗi năm.
Trên lĩnh vực thương mại, Ấn Độ sẽ gặp khó khăn nếu các lệnh trừng phạt hà khắc được Mỹ áp đặt. Ấn Độ nhập khẩu methanol, quả hồ trăn, dầu thô của Iran và xuất khẩu các loại trà, gạo và sợi tổng hợp. Năm ngoái, Iran là nhà nhập khẩu trà hàng đầu của Ấn Độ, đạt 53,5 nghìn tấn, tăng 74% so với năm 2018. Giai đoạn 2014-2019, Ấn Độ đã xuất 95 triệu USD sợi tổng hợp sang Iran, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của New Delhi.
TRÍ VĂN (Theo DW, The Hindu)
Theo Cantho online
Mỹ - Taliban đình chiến trong 7 ngày Mỹ và Taliban đã đạt được một thỏa thuận tạm thời, theo đó Taliban cam kết không thực hiện các vụ tấn công bạo lực trong 7 ngày. Nếu thỏa thuận tạm thời này được thực thi đầy đủ, hai bên sẽ tiến tới ký kết một thỏa thuận hòa bình toàn diện vào ngày 29/2, mở đường cho việc Mỹ rút toàn...