“Dế mèn phiêu lưu ký” kỷ niệm tuổi 70
Sáng qua, 20-11, tại Hội trường Hội Nhà văn Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm xuất bản tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” – một trong những tác phẩm văn học thiếu nhi được yêu thích nhất của nhà văn Tô Hoài.
Đây cũng là tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và phát hành tại nhiều nước trên thế giới, được chuyển thể thành truyện tranh, truyện có minh họa… với hàng chục lần tái bản, hàng triệu bản in, luôn luôn được bạn đọc yêu mến và đón nhận. Năm 1941, nhà văn Tô Hoài viết truyện “Con dế mèn” cho tủ sách Truyền Bá của Nhà xuất bản Tân Dân. Năm 1942, ông viết tiếp 2 tập “Dế mèn phiêu lưu ký” – từ đó tập truyện có diện mạo như ngày hôm nay.
“Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm đầu tay viết cho thiếu nhi của Tô Hoài và cũng là tác phẩm có giá trị rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông. 70 năm nay kể từ lúc ra đời, cuốn sách này đã trở thành người bạn của nhiều thế hệ. Cuốn sách thấm đẫm tình yêu thương, ca ngợi lý tưởng hòa bình và tình bạn cao đẹp. Nhân dịp này, NXB Kim Đồng cũng cho ra mắt hai tác phẩm mới của nhà văn Tô Hoài: “Nói về cái đầu tôi” và “Chú bồ nông ở Sa Mác Can”. Tuyển tập truyện ngắn “Nói về cái đầu tôi” bao gồm các truyện ngắn viết cho thiếu nhi trước cách mạng tháng Tám, cùng thời điểm với “Dế mèn phiêu lưu ký”.
Theo ANTD
'Yêu trên từng ngón tay'
Phụ trách truyền thông tập đoàn lớn, là nhà văn, nhà hoạt động xã hội, khó tin đó là một cô gái nhiễm dioxin, không thể tự đi, chưa từng đi học.
Cô gái Trần Trà My luôn lạc quan trong cuộc sống
Video đang HOT
Tôi biết Trà My cách đây năm năm, khi My vừa từ Quảng Trị vào sống tại làng Hoà Bình (bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) để điều trị giọng nói.
Một cô gái nhiễm dioxin, 21 tuổi nhưng chưa từng được đi học, rất rụt rè, không thể tự bước đi và chỉ giao tiếp bằng cách viết ra giấy hoặc qua tin nhắn điện thoại.
Năm năm sau, tôi nhận được một thông cáo báo chí mời tham gia lớp tập huấn dành cho người khuyết tật mà người gửi là nhà văn Trần Trà My.
Gặp My, tôi bất ngờ vì cô không còn cần dùng đến giấy bút và điện thoại để trò chuyện.
Mẹ My kể, ba tháng sau ngày ra đời, My phải nhập viện cho một ca đại phẫu. Em không đủ sức đi hết ca mổ. Khi chuẩn bị đưa em về chôn cất thì My bất ngờ cất tiếng khóc yếu ớt.
Lần chết đi sống lại ấy đã khiến não của My tôn thương, ảnh hưởng đến hê thân kinh vân đông, người em mềm oặt và chỉ nằm một chỗ, em chỉ phát âm những tiếng ú ớ.
Không thể đi lại, không thể nói cười như những đứa trẻ khác, My vẫn tin rằng sẽ có ngày em được bà tiên ban tặng những điều ước.
Những năm đó, thu nhập từ nghề lái xe của ba không đủ nuôi sống gia đình với đứa con gái đau ốm quanh năm.
Mẹ vừa dạy dỗ, chăm sóc các con, vừa mua sắn dây để chờ hết mùa đem bán.
Cứ vậy, My chờ mãi mà vẫn không thấy phép mầu nào đến với mình. Sáu tuổi, ba làm cho My chiếc 'xe' có khung bằng mây để em bắt đầu tập đi.
Chín tuổi, em gái và những đứa bạn trong xóm đều đi học My vẫn quanh quẩn trong nhà. Thấy em học bài, My bò đến bên em ngồi học lỏm và bảo em bày cho mình tập viết.
Những con chữ cong queo đầu tiên mở ra cho My một cuộc đời mới.
Năm 2007, My vào Sài Gòn điều trị giọng nói, được nhận vào sống tại làng Hoà Bình (Từ Dũ).
Thế nhưng, không có phương pháp nào điều trị cho tật bệnh của em.
My tâm sự: 'Khi ý thức được sự khiếm khuyết của bản thân, không muốn mình trở thành gánh nặng của gia đình, đã nhiều lần My tự tử. Nhờ ba mẹ phát hiện kịp thời mà My còn sống đến hôm nay.
Vì thế, My trân quý cuộc sống mình đang có và sẽ cố vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống'.
Vài năm trở lại đây, My đã có thể tự tin trò chuyện bằng giọng mình, tuy còn khó nghe. Bất ngờ nhất là My cho biết em đã tự tập nói.
Một người quen dạy cho em cách tập khí công, My kiên trì tập hít thở, tập phát âm và tập hát. My cười thật tươi: 'Em thích hát lắm và cứ hát suốt ngày!'
Quyết định ở lại TP.HCM và tìm một công việc để sống, My dành nhiều thời gian đi học, đi làm, tham gia các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật và viết văn.
'Chúng ta chính là mùa xuân' và 'Giấc mơ đôi chân thiên thần' là tập hợp những tản văn, truyện ngắn của My được đăng trên các báo, tạp chí.
My khoe bìa quyển sách có tên 'Yêu trên từng ngón tay' mà em đang dành dụm tiền để mang đi in. Đó là câu chuyện tình yêu của My với một đôi bàn tay đã nắm lấy tay em ba năm qua.
My học khoá đào tạo về truyền thông chuyên nghiệp, hiện nay, em đang làm việc cho Interdist Group với vai trò phụ trách truyền thông, có thể tự trang trải cuộc sống.
Tuy việc đi lại vẫn cần có người giúp đỡ nhưng Trà My đã có thể tự chăm sóc bản thân. Trà My hiện sống một mình trong căn phòng thuê ở quận Tân Phú, TP.HCM, tự nấu ăn, tự giặt giũ...
'Vài ngày trước, My đã viết trên trang cá nhân của mình về mục tiêu phải làm trong hai năm tới: Trau dồi tiếng Anh để tìm một học bổng du học, được đào tạo chuyên nghiệp về truyền thông...
Tôi gọi đó là ước mơ, còn My thì bảo đó là mục tiêu. My giải thích: 'Nếu là ước mơ, có khi người ta không thực hiện được, còn là mục tiêu thì đó là mốc để người ta phấn đấu!'
Theo Tinngan
"Mất ký ức" Tuổi trẻ quẩn quanh Ngày 18-10, tại Trung tâm Văn hóa Pháp L'Espace diễn ra buổi tọa đàm "Nhiều cách sống của những tuổi trẻ bất thường", nhân dịp tái bản cuốn sách "1981", "Nhiều cách sống" và ra mắt tiểu thuyết "Mất ký ức" của nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang. Nguyễn Quỳnh Trang được biết đến là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ 8x, chị...