Để không tái diễn bằng giả Đông Đô, vi phạm ngành đào tạo nào đóng cửa ngành ấy
Cần phải ngay lập tức đóng cửa ngành đào tạo khi có hiện tượng vi phạm bán bằng giả, không chỉ bằng Ngoại ngữ mà các bằng khác cũng vậy.
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 10 bị can về tội “giả mạo trong công tác” trong vụ Trường Đại học Đông Đô cấp hàng trăm bằng cử nhân giả.
Trong vụ án, cơ quan điều tra xác định có 203 trường hợp đã được Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả.
Rõ ràng, vụ việc trường Đại học Đông Đô đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ tiếng Anh khi chưa được phép và cấp bằng giả đã cảnh báo lỗ hổng trong cơ chế giám sát tuyển sinh, cấp văn bằng hai.
Trao đổi với Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng đi liền với giao quyền tự chủ, trường được tự in văn bằng thì trách nhiệm xã hội rất lớn. Do đó, cơ sở giáo dục nào có bất kỳ hiện tượng vi phạm nào thì cần phải đóng cửa ngành học đó luôn.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (ảnh: NVCC)
“Không đóng cửa toàn trường nhưng cần phải ngay lập tức đóng cửa ngành đào tạo khi có hiện tượng vi phạm bán bằng giả, không chỉ bằng Ngoại ngữ mà các bằng khác cũng vậy.
Thậm chí ngay cả việc tuyển sinh vượt quá quy định tức là “đồ giả”, khi chất lượng giả mà cấp bằng thật thì cần phải đóng cửa ngay và có phương án chuyển sinh viên ra nơi khác, đặc biệt thông qua phương tiện truyền thông cần phải thông báo cho toàn xã hội được biết. Có như vậy mới đủ bài học răn đe”, Tiến sĩ Vinh nói.
Bởi theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh lý giải, mua giáo dục là mua qua lòng tin chứ không hề biết sản phẩm giáo dục đó tròn méo ra sao, ấy vậy khi bị cấm tuyển sinh, đóng cửa ngành học thì mặc nhiên lòng tin từ xã hội sẽ không còn và người học nào dám đến nữa.
Cuối cùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước là phải đảm bảo lợi ích của người dân, người học, khi nâng cao quyền tự chủ mà không xử lý nghiêm hiện tượng phôi bằng thật mà chất lượng dởm thì đó là tiếp tay cho tiêu cực.
Trong khi đó, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, qua sự việc tại trường Đại học Đông Đô đặt ra một số kẽ hở cần Bộ Giáo dục và Đào tạo làm đến nơi đến chốn.
Video đang HOT
Đó là quy định về đào tạo văn bằng 2 thật rõ ràng, chặt chẽ, những cơ sở giáo dục đại học nào được tổ chức đào tạo văn bằng 2 thì phải có kiểm định, kiểm tra thường xuyên chứ không phải để nhà trường thích làm gì thì làm vì nghĩ rằng trường đã được tự chủ.
“Đi kèm với tự chủ là tự chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát, nếu giám sát của Bộ không phủ kín thì phải tăng cường giám sát xã hội. Khi có quy trình chặt chẽ và có sự giám sát chặt chẽ của xã hội thì sẽ không có chuyện bằng thật mà giá trị giả và chẳng trường nào dám làm liều”, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến khẳng định.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến (ảnh: N.Khánh)
Theo đó, muốn quy trình chặt chẽ thì Tiến sĩ Lê Viết Khuyến kiến nghị, khi cấp văn bằng 2 cần phải xác định quy trình đào tạo văn bằng 2.
Cụ thể, muốn học văn bằng 2 thì phải có văn bằng 1 và những nội dung nào trong chương trình học văn bằng 2 đã học ở văn bằng 1 thì mặc nhiên được công nhận. Khi đó, người học văn bằng 2 chỉ phải tham gia học những nội dung không có trong chương trình học văn bằng 1 mà có yêu cầu trong văn bằng 2.
Điều này cho thấy đầu vào tuyển sinh văn bằng 2 rất khác nhau bởi người học xuất phát từ khóa học, ngành nghề khác nhau nên mỗi người có một chương trình học văn bằng 2 khác nhau.
Đầu vào khác nhau nên có người chỉ cần học 1 năm, nhưng có người cần đào tạo 3,5 năm mới hoàn thành chương trình văn bằng 2 vì tùy thuộc vào chương trình học ở văn bằng 1 trùng lặp bao nhiêu % so với chương trình văn bằng 2 chứ không phải đồng loạt 2 năm như ở ta.
Muốn làm được như vậy thì Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng phải đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong khi đào tạo văn bằng 2 hiện nay của ta lại theo hình thức niên chế.
“Tôi đi nước ngoài thấy một người muốn học văn bằng 2 thì cần xuất trình chương trình học văn bằng 1 rồi phòng đào tạo nhà trường đó xét những môn nào của văn bằng 2 được miễn từ đó sẽ lộ ra một loạt các môn mà văn bằng 2 chưa có trong chương trình học văn bằng 1 mà người học phải đăng ký học.
Người học cầm kết quả đó để đăng ký học tín chỉ để khi nào tích lũy đủ sẽ được cấp văn bằng 2″, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nói.
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công An xác định 203 cá nhân được Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả, các cá nhân đã sử dụng văn bằng này vào nhiều mục đích khác nhau.
Trong đó có 05 trường hợp sử dụng để học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 02 trường hợp sử dụng học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chỉ Minh; 01 trường hợp sử dụng văn bằng học nghiên cứu sinh tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; 02 trường hợp sử dụng văn bằng học nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội.
Ngoài ra, còn xác định thêm 01 trường hợp (thuộc 193 trường hợp được cấp văn bằng theo Kết luận điều tra số 13 ngày 13/11/2020) đã sử dụng văn bằng 2 Tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô cấp để thi thăng hạng viên chức tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh đó, trong số 203 trường hợp được Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả, đã thu hồi tổng số 127 văn bằng.
Xử phạt sai phạm tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: "Giơ cao đánh khẽ!"
Trong nhiều năm liền, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh liên thông ngành Dược "chui", nhưng trường này chỉ bị phạt hơn 100 triệu đồng và dừng tuyển sinh liên thông trong 2 năm.
Nhiều năm nay, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh, đào tạo "chui" liên thông ngành Dược khiến nhiều người học mất thời gian, tiền bạc.
Không ít học viên và đối tác liên kết với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội rất bức xúc trước việc nhà trường mở lớp đào tạo liên thông ngành Dược ngoài trụ sở chính, sau đó, đột ngột thông báo dừng đào tạo vì không có chỉ tiêu tuyển sinh.
Sau những bê bối, tiêu cực tại Trường Đại học Đông Đô về đào tạo, tuyển sinh hệ văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, thông tin Bộ Công an tiếp tục vào cuộc làm rõ những sai phạm tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được lãnh đạo nhà trường xác nhận.
Không được phép đào tạo liên thông ngành Dược, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn thông báo tuyển sinh.
Trao đổi với phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật, GS, TS. Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, phía Bộ Công an có gửi công văn liên quan đến việc nhà trường đào tạo liên thông ngành Dược.
Tuy nhiên, nhà trường đã gửi công văn trả lời Bộ Công an. Về việc này, phía Bộ GD-ĐT và PA03 Công an Hà Nội đã làm rồi. Đã có quyết định phạt hành chính của Bộ GD-ĐT, cụ thể là Thanh tra đối với nhà trường về việc đào tạo liên thông ngành Dược không phép.
Cũng theo GS, TS. Vũ Văn Hóa, thực chất nhà trường đang chờ được Bộ GD-ĐT cấp phép, nhưng vẫn tuyển sinh, đào tạo là không đúng. Bộ cũng đã vào làm việc rất kĩ, PA03 Công an Hà Nội cũng vào cuộc. Nhà trường đã thực hiện không đúng quy chế nên đã nộp phạt và không tuyển sinh hệ liên thông Đại học ngành Dược.
GS, TS. Vũ Văn Hóa cho biết thêm: "Nhà trường bị xử phạt hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng và không được đào tạo liên thông trong hai năm, tính từ năm học 2020-2021.
Như vậy, Bộ Công an có gì đâu phải vào, nhà trường cũng chấp hành nghiêm quyết định của Bộ".
GS, TS. Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, nhà trường đã nộp phạt và dừng tuyển sinh liên thông ngành Dược.
Tại buổi họp báo giao ban Quý III vào tháng 9/2020, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng hoạt động đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT giao Thanh tra của Bộ chủ trì và phối hợp với Vụ Giáo dục đại học thực hiện các bước tiếp theo trong xử lý sai phạm đối với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Tinh thần là xử lý nghiêm, đúng quy định. Khi có kết quả sẽ công bố công khai.
Xác nhận với phóng viên, lãnh đạo Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cho biết, Thanh tra Bộ đã có quyết định xử phạt hành chính đối Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về việc đào tạo liên thông ngành Dược. Tuy nhiên, lãnh đạo Thanh tra Bộ GD-ĐT không cung cấp quyết định xử phạt.
Trong buổi họp báo trước đó, PGS, TS. Nguyễn Thu Thủy thời điểm đó giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (nay là Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học) nói, sẽ công khai việc xử lý sai phạm tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhưng không hiểu vì lý do gì Thanh tra Bộ GD-ĐT lại "ỉm" kết quả xử lý sai phạm.
Được biết, nhiều năm nay, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã thực hiện đào tạo liên thông ngành Dược, liên kết với nhiều địa phương để thực hiện việc đào tạo "chui" ngành Dược.
Phát hiện nhiều sai phạm qua thanh tra
Bộ GD-ĐT từng thanh tra trường này và phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ qua các năm 2017, 2018 và 2019.
Theo đó, năm 2017, trường tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu được thông báo. Trong đó, khối ngành III (Kinh doanh và Quản lý, Pháp luật) vượt 79% chỉ tiêu; khối ngành V (Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và Chế biến, Kiến trúc và Xây dựng, Nông lâm và Thủy sản, Thú y) vượt 35% chỉ tiêu.
Năm 2018, trường tiếp tục tuyển sinh vượt so với chỉ tiêu tự xác định ở các ngành: Tài chính- Ngân hàng (vượt 36%), Quản lý Kinh tế (vượt 96,6%), Quản lý công (vượt 98%).
Năm 2019, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành, chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong đó, ngành Quản lý công vượt chỉ tiêu 236%.
Mua bằng giả để làm tiến sĩ là một hình thức tham nhũng trong học thuật Hành vi mua bằng không khác gì là tham nhũng học thuật. Do vậy, cần công khai danh tính những người mua bằng để răn đe những người không muốn học, không muốn lao động vất vả nhưng lại muốn có bằng cấp cao" - TS. Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh. 193 người được Đại học Đông Đô cấp khống văn bằng 2...