Để không chọn nhầm đại biểu của dân
Từ thực tiễn, cử tri mong muốn, việc lựa chọn, giới thiệu các ứng cử viên viên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV cần đặc biệt ưu tiên chất lượng
Những đại biểu cả nhiệm kỳ không phát biểu, không thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình, thậm chí vắng mặt trong các phiên thảo luận hoặc các phiên biểu quyết; đại biểu cầm giấy đọc như đọc báo cáo; đại biểu còn có những phát ngôn mang tính bảo vệ bộ, ngành…. đó là những điều cử tri không mong muốn ở những vị đại diện của mình.
Những kỳ họp gần đây, hình ảnh các đại biểu Quốc hội tranh luận thẳng thắn, phản biện với người đứng đầu các Bộ, ngành, sẵn sàng đưa ra những câu hỏi gai góc, có chiều sâu, đa góc cạnh về một vấn đề, dám nói những ý kiến, kiến nghị của cử tri, đi đến những điểm nóng về an ninh trật tự, phân tích sâu sắc các lĩnh vực có tính chất chuyên ngành… đã khiến cử tri có niềm tin hơn vào hoạt động của các cơ quan dân cử.
Một buổi làm việc tại Hội trường của đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV (Ảnh: quochoi.vn)
Với việc tăng cường phát thanh truyền hình trực tiếp, thông tin nghị trường đến với cử tri kịp thời, cử tri dễ dàng giám sát và chấm “điểm” những vị đại biểu Quốc hội nào đã và đang dành năng lực, tâm huyết, trách nhiệm của mình khi nhận nhiệm vụ đại diện mà cử tri giao phó, có vì cử tri và nhân dân hay không. Từ thực tiễn, cử tri mong muốn, việc lựa chọn, giới thiệu các ứng cử viên viên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV cần đặc biệt ưu tiên chất lượng, đảm bảo cơ cấu nhưng chất lượng cần đặt lên hàng đầu.
Có quan điểm cho rằng, cơ bản là chọn đầu vào, cứ theo cơ cấu anh A, anh B là khó tác dụng. Có nhiều đại biểu không dám phát biểu ý kiến vì không đủ trình độ, không tập hợp tình hình nên không dám phát biểu trên nghị trường.
Cho rằng, thực tế chất lượng đại biểu các khóa gần đây có chuyển biến tốt nhưng cử tri vẫn chưa thực sự yên tâm. Phải tranh luận mới ra vấn đề, mà muốn tranh luận đại biểu phải có trình độ. Có những đại biểu cả nhiệm kỳ không phát biểu. Điều đó làm giảm chức năng nhiệm vụ, vai trò của Quốc hội.
Việc quy định cứng, một người gánh nhiều cơ cấu, đặc biệt phải là người dân tộc khiến địa phương gặp khó. Qua hiệp thương còn cho thấy tỷ lệ đại biểu đại diện cho cơ quan hành pháp hoạt động kiêm nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách, giới thiệu đại biểu trung ương nhưng không đưa số dư là những vấn đề đặt ra.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Hoa Sinh, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho rằng: “Một người gánh nhiều cơ cấu quá thì không đảm bảo được chất lượng. Công tác tổ chức cán bộ do Đảng làm, hiệp thương do Mặt trận, bầu do cử tri. Do vậy, làm thế nào chọn được đại biểu có kinh nghiệm, có năng lực là việc không đơn giản. Nên chăng trong cơ cấu mình giao cho địa phương linh hoạt chọn. Nếu không chọn được những người có kỹ năng, am hiểu hoặc là có tố chất hoạt động đại diện cho cử tri bầu ra thì rất tiếc bởi một khóa hoạt động là 5 năm. Ngoài ra phải tăng cường tuyên truyền cho cử tri hiểu về các ứng cử viên để lựa chọn cho đúng”.
Theo dòng thời gian, nhiệm kỳ Quốc hội tiếp nối, nhưng trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội thì không có nhiệm kỳ. Người đại biểu không chỉ là người nói thay, cũng không phải là những báo cáo viên trước Quốc hội về những đề đạt, nguyện vọng của cử tri. Mục đích của tiếp xúc cử tri là để gần dân nhưng nếu chỉ gần dân mà không mang lại lợi ích cho dân thì người đại biểu chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Nhất là khi vẫn còn đó kiến nghị của cử tri và niềm tin của cử tri gửi gắm vào hoạt động của người đại biểu dân cử.
Làm tròn trách nhiệm với cử tri, nhân dân và đất nước, đôi lúc đòi hòi người đại biểu Quốc hội phải có bản lĩnh. Trước những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, với sự chủ động về tri thức, bên cạnh ý thức trách nhiệm luôn mang theo, bản lĩnh chính là cách để đại biểu thể hiện rõ chính kiến của mình, có những đóng góp sắc sảo và sâu sắc. Để có những đại biểu có tâm, có tầm, thực sự đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cần bắt đầu từ khâu đầu tiên, hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu các ứng cử viên.
Dấu ấn nghị trường trong nhiệm kỳ mới sẽ được tạo nên bởi chất lượng đại biểu Quốc hội. Điều này phụ thuộc không nhỏ vào quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc, coi trọng chất lượng ngay từ quy trình hiệp thương trong bầu cử./.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19
Chiều 8-2, ngay sau hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội nghe báo cáo và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đã đi thăm, động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 tại quận Hoàng Mai, nơi có điểm cách ly tập trung thuộc diện lớn nhất thành phố tại khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 tại quận Hoàng Mai.
Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền; lãnh đạo một số sở, ngành và quận Hoàng Mai.
Sẵn sàng tiếp nhận 2.000 người đến cách ly
Theo Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu, quận Hoàng Mai là đầu mối giao thông lớn của thành phố, có 4 bến xe, 1 nhà ga, 131 chợ, siêu thị, gần 6.800 doanh nghiệp, gần 500 trường học và nhóm lớp với 94.000 học sinh, 4 bệnh viện, 271 tòa nhà chung cư... Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, thời gian qua, quận Hoàng Mai đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19. Qua rà soát, tính đến sáng 8-2-2021, trên địa bàn quận có 1.354 người liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 50 trường hợp F1 được cách ly tập trung (kết quả xét nghiệm lần 1 có 49 người âm tính, 1 người chưa có kết quả).
Đối với khu cách ly tập trung tại khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, trong vòng 1 ngày sau khi nhận quyết định tái kích hoạt, từ 17h30 ngày 2-2-2021, quận đã hoàn thành công tác sắp xếp nhân sự và vật chất, bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt, sẵn sàng tiếp nhận khoảng 2.000 người đến cách ly. Đến nay, khu cách ly đã tiếp nhận 392 trường hợp, trong đó có 5 trẻ em dưới 5 tuổi, 5 phụ nữ mang thai, 3 người khiếm thị, 6 người trên 80 tuổi... Ngay sau khi phát hiện trường hợp F0 tại khu cách ly (ngày 4-2-2021), các lực lượng đã thực hiện nghiêm các bước như di chuyển người bệnh về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, cách ly người cùng phòng, tiến hành khử khuẩn..., bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khu vực.
Báo cáo đoàn công tác, Thượng tá Lưu Thanh Hải, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự quận Hoàng Mai cho biết, UBND quận đã bố trí 145 người phục vụ tại khu cách ly, trong đó có 87 người vòng trong, 58 người vòng ngoài. Thời gian qua, các cán bộ, nhân viên phục vụ tại khu cách ly được bảo đảm chế độ ăn uống, phụ cấp theo đúng quy định. Tất cả đều yên tâm, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.
Trong khi đó, đại diện Công an quận Hoàng Mai cho biết, đã bố trí 5 chốt xung quanh khu cách ly, bố trí thường xuyên 40 cán bộ, chiến sĩ; cùng với thực hiện nghiêm quy định kiểm tra, kiểm soát, lực lượng công an còn làm tốt công tác dân vận để các hộ gia đình xung quanh đồng tình, ủng hộ.
Lãnh đạo thành phố trao hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung Pháp Vân - Tứ Hiệp số tiền 603 triệu đồng. Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng gửi quà đến 22 người già, phụ nữ có thai và trẻ em hiện đang cách ly tại khu Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, ngay khi phát hiện dịch Covid-19 bùng phát, thành phố đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch với tinh thần vào cuộc trách nhiệm cao nhất. Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố đã có các văn bản chỉ đạo kịp thời, toàn diện, sát sao. Đến nay, mặc dù dịch diễn biến rất phức tạp, nhưng có thể khẳng định, thành phố đang kiểm soát tốt tình hình, nhất là việc truy vết, khoanh vùng, phong tỏa, cách ly, tiến hành xét nghiệm...
"Quan điểm chỉ đạo chung của thành phố là tiếp tục coi phòng, chống dịch là mục tiêu hàng đầu song song với thực hiện "mục tiêu kép". Chúng ta phải tính toán xa hơn, chủ động hơn, mục tiêu là phải đẩy lùi dịch Covid-19 như đã làm được trong 3 đợt bùng phát dịch trong năm 2020; tạo điều kiện cho phục hồi kinh tế", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Đồng chí Vương Đình Huệ cũng cho biết, thành phố đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ, toàn diện và quyết liệt trên các mặt. Ngay trong chiều 8-2, Thường trực Thành ủy đã họp và chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, trong đó đã yêu cầu trong 5 ngày Tết, tất cả đồng chí bí thư, chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 từ thành phố xuống cơ sở không được rời thành phố để tập trung phòng, chống dịch Covid-19. Thường trực Thành ủy cũng đồng ý về chủ trương với đề xuất tăng chế độ tiền ăn lên 250.000 đồng/người/ngày cho cả 2 đối tượng: Người bị cách ly và lực lượng phục vụ công tác cách ly trong 5 ngày Tết; chỉ đạo các sở, ngành và địa phương chủ động bằng các nguồn ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ các khu vực cách ly, phòng, chống dịch đón Tết.
Ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh của các lực lượng tham gia phục vụ tại khu cách ly tại khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp cũng như các khu cách ly khác, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, mỗi người đang thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đồng chí mong muốn, từng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng thành phố đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19.
"Tôi tin tưởng các đồng chí sẽ luôn xác định bảo đảm an toàn phòng dịch tại khu cách ly là hàng đầu; tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly cũng như lây nhiễm từ người đến cách ly sang cán bộ, nhân viên phục vụ tại đây. Đề nghị Sở Y tế rà soát các mặt để bảo đảm công tác phòng dịch ở đây được duy trì ở mức độ cao nhất; thiết lập vành đai an toàn giữa khu cách ly với dân cư xung quanh", đồng chí Vương Đình Huệ nêu rõ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, trong quá trình thực hiện cách ly, các lực lượng cần đặc biệt quan tâm chăm sóc tốt người già, trẻ em, phụ nữ mang thai...; phối hợp với các cơ quan liên quan, chăm lo, tổ chức cho người thực hiện cách ly, cũng như lực lượng phục vụ đón Tết, vững vàng, tin tưởng vào công tác phòng, chống dịch của thành phố.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo thành phố, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã tặng quà cho đại diện khu cách ly tập trung tại khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp; trao hỗ trợ của thành phố cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế phục vụ tại khu cách ly mỗi người 3 triệu đồng. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đã gửi tặng 22 suất quà Tết cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai đang được cách ly tại đây.
Thay mặt cán bộ, chiến sĩ phục vụ và người dân đang được cách ly tại khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tình cảm của lãnh đạo thành phố. Đồng chí khẳng định đây là nguồn động viên thiết thực, giúp cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quận Hoàng Mai nỗ lực hơn nữa thực hiện tốt nhiệm vụ, quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19.
Hướng dẫn về hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã Hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có) (Ảnh minh họa: Đinh Tuấn/TTXVN) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 quy định chi...