Để không chết vì stress
Căng thẳng tâm lý (stress) được cho là yếu tố quan trọng gây bệnh xơ vữa động mạch. Và những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp, không thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật và thậm chí đột tử khi gặp cú sốc quá lớn.
Các giai đoạn stress
Có hai dạng: “stress cơ thể” được dùng để chỉ các hiện tượng mất sức hoặc kiệt quệ sau một thời gian lao động nặng nhọc kéo dài, hay cơ thể bị nhiễm lạnh, say nắng, say nóng, hay bị nhiễm khuẩn nặng, bị mất máu nhiều…; còn “stress tâm lý” xảy ra sau những cơn sợ hãi, căng thẳng, lo âu hoặc những niềm vui, phấn chấn quá mức.
Mặc dù nguyên nhân gây stress rất khác nhau, song phản ứng của cơ thể đối với chúng lại giống nhau, đều qua ba giai đoạn:
Giai đoạn báo động: hoạt động tâm lý được tăng cường, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Các chức năng sinh lý của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động, làm tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và trương lực cơ bắp… khi tiếp xúc các yếu tố gây stress. Giai đoạn này xảy ra nhanh, từ vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân có thể chết trong giai đoạn này nếu yếu tố gây stress quá mạnh, quá phức tạp. Nếu vượt qua được, các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn thích nghi.
Giai đoạn thích nghi: sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể làm chủ tình huống stress. Nếu khả năng thích ứng cao, các chức năng tâm sinh lý của cơ thể được phục hồi. Ngược lại, cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.
Giai đoạn kiệt quệ: phản ứng với stress trở thành bệnh lý khi tình huống stress bất ngờ, dữ dội vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể. Trong giai đoạn này, các biến đổi tâm sinh lý tập trung ở giai đoạn báo động xuất hiện trở lại.
Về lâm sàng, phản ứng với stress cấp tính làm người bệnh hưng phấn quá mức cả về tâm lý lẫn cơ thể với các biểu hiện: tăng trương lực cơ làm cho nét mặt căng thẳng, cử chỉ cứng nhắc, có cảm giác đau bên trong cơ thể; rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, có cơn đau vùng trước tim, huyết áp tăng, khó thở, ngất xỉu, vã mồ hôi, nhức đầu, đau nhiều nơi, nhất là các cơ bắp. Bệnh nhân tăng cảm giác, nhất là thính giác, vì vậy tiếng động bình thường cũng trở nên khó chịu, dễ nổi cáu, bất an, kích động, rối loạn hành vi…
Vì sao stress có thể gây đột tử?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khoẻ của những người có công ăn việc làm thường tốt hơn người thất nghiệp. Tuy nhiên, sự tổ chức công việc của xã hội, kiểu quản lý và những mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Kiểm soát công việc kém có liên quan trực tiếp, rõ ràng với đau thắt lưng, nghỉ ốm và bệnh tim mạch. Kiểm soát tốt công việc làm giảm hai đến ba lần nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Bên cạnh ba yếu tố nguy cơ chủ yếu gây vữa xơ động mạch là tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và hút thuốc lá; căng thẳng tâm lý cũng được xác định là một yếu tố quan trọng. Căng thẳng tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển xơ vữa động mạch, một yếu tố dẫn đến đột tử.
Về lâm sàng, phản ứng với stress cấp tính thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim, đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử.
Nâng cao đề kháng chế ngự stress
Dự đoán được một sự kiện có hại xảy ra vào lúc nào thì tốt hơn là không có thông tin gì về sự kiện này. Một sự kiện đe dọa sẽ ít gây ra những hậu quả tai hại nếu chúng ta dự liệu được khi nào nó xảy ra, nếu chúng ta làm được một việc gì đó trước sự kiện ấy và nhận được phản hồi về hiệu quả của hành động ấy. Tầm quan trọng của khả năng tiên đoán và kiểm soát cũng được thấy trong các đáp ứng của con người đối với tác nhân gây stress.
Cùng một sự kiện nhưng mức độ stress phụ thuộc vào ý nghĩa và những tiềm năng sẵn có của mỗi người, cũng như kỹ năng từng người trong việc ứng phó với sự kiện. Khi một sự kiện được nhận định là lành tính, những cảm xúc tích cực như vui vẻ, yêu thương, hạnh phúc, phấn khởi, thanh thản sẽ diễn ra. Nếu sự kiện được đánh giá là tiêu cực, những cảm xúc như lo âu, sợ hãi, tội lỗi, thất vọng hoặc trầm uất sẽ xuất hiện. Cả việc nhận định sự kiện là tiêu cực cũng như việc xem xét các khả năng ứng phó không đầy đủ và không hiệu quả đều là những yếu tố làm stress xuất hiện.
Video đang HOT
Chúng ta càng đầu tư nhiều vào một mục đích hoặc một hoạt động nào đó, thì stress càng nặng nề khi mục đích đó, hoạt động đó bị đe doạ. Ngược lại, ý thức về khả năng kiểm soát sự kiện sẽ làm giảm stress. Sự nhận thức về khả năng kiểm soát có ảnh hưởng lên tác động của stress với mỗi người.
Thời gian và tần số xuất hiện tác nhân gây stress cũng được xem là có vai trò trung tâm trong việc xác định những hậu quả tiêu cực với sức khoẻ. Yếu tố nhân cách đóng vai trò quan trọng trong cách ứng phó với stress của từng cá nhân. Khi đối đầu với một sự kiện gây stress, con người cần cố gắng hoá giải sự nguy hại và chế ngự sự đe doạ bằng những hành động có nhận thức. Mỗi người sẽ lựa chọn: hoặc thích nghi để phù hợp tốt hơn với môi trường, hoặc thay đổi môi trường để thích hợp với nhu cầu bản thân. Một kiểu cách đáp ứng phải có sẵn trong “vốn sống” mỗi người, đó chính là bản lĩnh được sử dụng để ứng phó với tác nhân gây stress.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Quang Tuấn
Sài Gòn tiếp thị
Stress và bệnh lý tim mạch
Căng thẳng tâm lý thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch.
Căng thẳng tâm lý được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan trọng. Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp, không vượt qua và thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi stress, dẫn đến đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn trong cuộc đời.
Bên cạnh 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây vữa xơ động mạch là tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và hút thuốc lá, căng thẳng tâm lý cũng được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Căng thẳng về tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và do vậy gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ gây tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển vữa xơ động mạch.
Khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất dẫn đến đột tử.
Có thể đột tử vì stress
Đột tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến của các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, đặc biệt là vữa xơ động mạch vành. Do vậy tác động tích cực lên quá trình vữa xơ động mạch sẽ làm giảm nguy cơ đột tử. Có giả thuyết cho rằng, khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất và đột tử, do kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến làm giảm đột ngột trương lực phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim. Trong khi đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử.
Cần sắp xếp, bố trí công việc và cuộc sống một cách hợp lý để giảm thiểu stress.
Thức ăn có lợi cho sức khỏe
Sức khỏe sẽ giảm sút khi bạn ngày càng phải chịu nhiều áp lực công việc. Vì vậy, ăn uống điều độ 3 bữa một ngày là rất cần thiết.
Những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn:
- Ăn nhiều thức ăn thô, đặc biệt là gạo và ngũ cốc.
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
- Một lượng nhỏ vừa phải chất béo, dầu và protein như thịt lợn, thịt gà, cá...
- Uống nhiều nước (ít nhất 8 cốc nước một ngày).
Vận động
Thể dục thường xuyên, điều độ, 30 - 45 phút mỗi ngày sẽ làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Bất cứ bài tập thể dục nào cũng đều tốt cho cơ thể, miễn là phải tập đều đặn. Hai nguyên tắc cơ bản của sự điều độ đó là:
- Không để mồ hôi ra quá nhiều.
- Hãy trò chuyện với người khác trong khi tập vì nó giúp bạn biết mình đang tập quá sức khi thấy khó nói chuyện.
Hít thở
Học cách thở đều và sâu để giúp lồng ngực mở rộng hoàn toàn. Đây là một trong những cách giảm stress tốt nhất. Thở sâu sẽ giúp bạn tránh được khả năng bị stress. Nếu bạn muốn học cách thở đúng, tốt nhất là nhờ bác sĩ hướng dẫn. Cách này rất tốt cho những người phiền muộn, hay lo lắng.
Nghỉ ngơi hợp lý
Bất kỳ ai từng bị stress đều hiểu rằng ngủ đẫy giấc là việc đầu tiên cần phải làm. Người trưởng thành cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Cơ thể cần ngủ để tái tạo và hồi phục vì thế, tránh uống chất cồn, ăn nhiều vào buổi tối và ngủ trưa vừa phải. Khi ngủ sâu, hơi thở, nhịp tim và cả huyết áp đều sẽ ở mức thấp nhất.
Tạm dừng công việc và thả lỏng cả tâm hồn và cơ thể trong không gian yên tĩnh. Hãy tuân theo đòi hỏi nghỉ ngơi của cơ thể để tinh thần sảng khoái thay vì phải kiềm chế, làm tăng thêm sự căng thẳng hay thất vọng về công việc.
Tránh những thói quen xấu
Tránh dùng chất cồn quá nhiều
Nhiều người coi chất cồn là một công cụ giảm stress và thường thì ly đầu tiên mang lại sự thư thái dễ chịu nhưng cảm giác đó sẽ qua "nhanh như gió thoảng".
Chất cồn là một chất giảm đau tác động tới hệ thần kinh nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây ra suy nhược, trầm cảm. Vì thế, khi bị stress, tốt nhất là tránh xa chất cồn vì thường nó sẽ dẫn dụ bạn uống nhiều hơn 1 ly như dự kiến.
Giảm lượng muối trong thức ăn
Khi ăn mặn, lượng muối hấp thụ vào cơ thể lâu dài sẽ gây rối loạn sự vận chuyển các chất dinh dưỡng vào từng tế bào trong cơ thể.
Ăn quá nhiều muối và trong một thời gian dài sẽ làm tăng huyết áp và gây nguy hiểm cho tim. Nếu huyết áp quá cao có thể dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Và nếu thường xuyên như vậy thì cơ thể sẽ không đủ sức chống chọi với stress.
Bỏ thuốc lá
Chất nicotin trong thuốc lá sẽ khiến nồng độ serotonin trong não tăng nhẹ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ra stress. Hơn thế, nó còn có thể dẫn tới ung thư, mất ngủ, rối loạn cương dương, mụn, bệnh tim, nếp nhăn, ung thư phổi...
Khói thuốc gây hại cho từng tế bào trong cơ thể bởi nó cướp mất dưỡng khí từ đó làm phản ứng với stress trở nên chậm chạp.
Bố trí công việc
Dành thời gian, đặc biệt là buổi sáng để suy ngẫm và tập thể dục sẽ làm giảm stress.
Sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ.
Không nên làm việc căng thẳng quá sức nếu muốn có một ngày làm việc thoải mái.
Tóm lại, nếu tinh thần bạn không căng thẳng thì hãy cố tập trung hơn vào công việc hằng ngày của mình và làm chúng tốt hơn.
Một cách mà người Nhật Bản thường áp dụng là trau dồi tinh thần và giá trị cảm xúc để có được tinh thần thoải mái, yêu đời.
"Những người thành công là những người có nhiều phương án để giải tỏa stress. Nếu cứ khư khư một cách thì có thể bạn sẽ gặp rắc rối nếu nó không còn hiệu quả nữa".
Theo SKDS
Đu đủ 'thu gom' độc tố, hỗ trợ tiêu hóa Nhà thám hiểm Christophe Columbus đã tôn vinh đu đủ là "chúa tể" của các loài quả bởi không chỉ thơm ngon, mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Ngay từ khi phát hiện ra châu Mỹ, nhà thám hiểm lừng danh Christophe Columbus đã tôn vinh đu đủ là "chúa tể" của các loài quả (fruit of the angels) bởi...