Để hội nhập, doanh nghiệp cần tự nâng tầm lên liêm chính và minh bạch
Dự Hội thảo có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đại diện quốc tế có: Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; Bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam
Cùng tham dự có hơn 200 đại biểu gồm đại diện các bộ, ngành Trung ương; Đại diện Hội đồng Lý luận Trung ương; Đại diện các viện nghiên cứu, trường đại học; Đại diện các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; Đại diện các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam; Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp; Các chuyên gia, cộng tác viên nghiên cứu của Ban Kinh tế Trung ương cùng đông đảo phóng viên báo chí, truyền thông.
Phát biểu khai mạc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhấn mạnh, năng lực cạnh tranh quốc gia có mối tương quan mật thiết với môi trường kinh doanh và phát triên các loại hình doanh nghiêp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, trọng yếu là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Do vậy, việc hoàn thiện và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật cũng như các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động kinh doanh không chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nói trên, mà còn thúc đẩy phân bổ nguồn lực một cách minh bạch và do vậy, trực tiếp và gián tiếp nâng cao năng suất của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ông Vương Đình Huệ khẳng định, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đổi mới, phát triển doanh nghiệp đã được đề cập nhất quán trong các chủ trương, chính sách của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh nhóm chính sách tạo thuận lợi thúc đẩy môi trường kinh doanh, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đặc biệt, trong điều kiện đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của từng chủ thể kinh tế, cơ chế chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả thực thi còn thấp. Năng suất, hiệu quả của nền kinh tế không cao. Tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn yếu.
“Đây cũng là những nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa được thuận lợi, năng lực cạnh tranh quốc gia còn hạn chế. Khoảng cách giữa chủ trương chính sách với thực thi trên thực tế còn lớn. Phát triển các yếu tố thị trường và các loại thị trường còn nhiều vướng mắc, chưa được khơi thông” – ông Vương Đình Huệ chỉ rõ.
Vì vậy, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Nhiệm vụ hoàn thiện và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật cũng như các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, mà còn phát triển các yếu tố nguồn lực và thị trường, phân bổ nguồn lực minh bạch và do vậy, trực tiếp và gián tiếp nâng cao năng suất của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.
Cho rằng, chúng ta cần tận dụng tốt thời cơ khi gia nhập TPP. Làn sóng cải cách thể chế mới là bệ đỡ cho làn sóng đầu tư và phát triển doanh nghiệp mới. Chúng ta hãy tin vào sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, chỉ cần thể chế tốt, bệ đỡ tốt làm bệ đỡ cho doanh nghiệp phát triển, kinh tế Việt Nam sẽ nằm trong tốp đầu của ASEAN về môi trường kinh doanh. Chúng ta phải cố gắng để chất lượng thể chế Việt Nam cao, Việt Nam sẵn sàng đạt tới trình độ thể chế hàng đầu hiện nay.
Video đang HOT
“Doanh nghiệp sẽ có chuyển động để nâng cấp thành chuẩn mực của thế giới và sẽ có làn sóng đầu tư của thế giới vào Việt Nam. Để làm được điều đó, Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ” – ông Lộc nói.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã tâp trung thảo luận, phân tích, đánh giá làm rõ hơn một số nhóm vấn đề và các đê xuât, kiến nghị về các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gắn liền với đôi mới, phát triển các loại hình doanh nghiêp, nhất là doanh nghiêp nhỏ và vừa và doanh nghiêp khởi nghiêp như nhóm vấn đề về thể chế kinh tế và thực thi thể chế kinh tế; các vấn đề kinh tế vĩ mô, gồm tính bền vững môi trường kinh tế vĩ mô và thực trạng về năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam; nhóm các vấn đề tiếp cận nguồn lực và thị trường.
Các tham luận tại hội thảo nêu rõ sự cần thiết phải liên tục đẩy mạnh thực hiện việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, việc đó không chỉ do những yếu tố nội tại bên trong dẫn dắt. Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải nhìn nhận được những thay đổi và chuyển dịch của môi trường bên ngoài mà mình phải đối mặt. Trong đó, một số thay đổi và chuyển dịch trong khu vực và trên thế giới sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam, trong khi một số khác sẽ là thách thức phải vượt qua.
Kết luận tại hội thảo, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các ý kiến tại hội thảo đã đề cập nhiều về động lực cho đổi mới và sáng tạo, làm rõ và nhận thức đầy đủ hơn việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Nhiều ý kiến của doanh nghiệp cho rằng, bên cạnh Chính phủ và Nhà nước phải vượt lên để kiến tạo phát triển thì doanh nghiệp cũng phải tự nâng tầm mình lên, liêm chính và minh bạch, đổi mới và sáng tạo. Đây là căn cơ lâu dài, là giá trị cốt lõi mà chúng ta cần phát phát huy. Hội thảo cũng đã thu được nhiều đề xuất, sáng kiến về chính sách với mục tiêu phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp và khởi nghiệp, cũng như các ý kiến về thành lập tổ chức, cách thức quản lý.
Vấn đề việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp là một nội dung quan trọng được đề cập trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta trong giai đoạn 2016-2020 – một giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng và then chốt đối với quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển bền vững của đất nước. Nhất là trong bối cảnh sau khi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các đối tác hàng đầu thế giới, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, WTO, AEC…
THÁI AN
Theo_Báo Nhân Dân
Vận hội mới của nền kinh tế
Các chuyên gia và cơ quan quản lý cho rằng, không chỉ giới doanh nghiệp, hệ thống các ngân hàng mà cơ quan xây dựng chính sách cũng cần tiếp tục cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Cần phản ứng chính sách nhanh nhạy, kịp thời
"Dưới góc độ quản lý, khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do hay Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), quy mô thương mại sẽ tăng lên, dòng đầu tư quốc tế luân chuyển dòng tiền phục vụ thương mại và đầu tư sẽ nhanh hơn. Nếu doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội khi tham gia hiệp định thì luồng vốn chảy vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, giúp cải thiện cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Hệ thống ngân hàng cũng tham gia hội nhập, đồng hành với doanh nghiệp, nhờ đó kỹ năng về quản trị của ngân hàng sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, thách thức cũng rất lớn, bởi khi tốc độ chu chuyển về thương mại và đầu tư nhanh với quy mô lớn hơn thì rõ ràng sự liên thông của thị trường trong nước và quốc tế ngày càng lớn hơn. Như vậy, cần theo dõi sát sao những diễn biến hoạt động của hệ thống ngân hàng để có phản ứng về mặt chính sách nhanh nhạy, kịp thời.
Các tổ chức tín dụng là địa chỉ cung cấp dịch vụ tài chính. Khi doanh nghiệp và người dân mở rộng hoạt động thương mại, đầu tư thì tổ chức tín dụng sẽ đồng hành, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức tín dụng có những khách hàng thân thiết hơn và cũng là cơ hội để thu các khoản dịch vụ từ khách hàng.
Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng có những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do. Vì vậy, bản thân các ngân hàng cũng phải nỗ lực thực hiện các cam kết đó. Nếu tận dụng được cơ hội sẽ có nhiều lợi ích và hạn chế được những thách thức khi tham gia".
TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính ngân hàng: Áp lực cạnh tranh rất lớn
"Gia nhập TPP sẽ tạo nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam. Có 5 điểm lớn mà hệ thống tài chính, ngân hàng của Việt Nam được hưởng lợi từ TPP. Thứ nhất là tăng khả năng huy động vốn quốc tế. Thứ hai là tăng khối lượng luân chuyển thương mại của Việt Nam và các nước trong khối TPP, qua đó tăng dịch vụ ngân hàng đi kèm như cho vay, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế... Thứ ba, các ngân hàng sẽ có thêm cơ hội tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược trong khối TPP. Thứ tư, hội nhập sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng tuyển dụng, tìm kiếm nhân sự cấp cao. Và cuối cùng là khả năng "đổ bộ" của những sản phẩm, dịch vụ mới mà các ngân hàng trong khối TPP mang vào thị trường Việt Nam, làm tăng khả năng phát triển, đa dạng hóa thị trường tài chính Việt Nam.
Sân chơi hội nhập là sân chơi của sự cạnh tranh để phát triển. Cơ hội có nhưng thách thức cũng lớn khi đứng chung sân với nhiều định chế tài chính trên toàn cầu. Bởi TPP cho phép các ngân hàng, các định chế tài chính nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Việc này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, nó còn tạo ra áp lực về đổi mới, cải cách, đặc biệt cải cách về mặt thể chế kinh tế trong nước.
Do đó, mỗi tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại tại Việt Nam nên chủ động nghiên cứu, xây dựng kịch bản, kế hoạch hành động với chương trình cụ thể để chuẩn bị cho việc gia nhập TPP. Thêm vào đó, cần tăng cường đầu tư vào con người, điều chỉnh chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ... Điều quan trọng là phải nhìn lại xem mình đang ở đâu, để biết được mình cần làm gì, từ đó mới có được những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đạt mục tiêu phát triển trong tương lai, dần đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của tiến trình hội nhập".
TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế: Bình đẳng và minh bạch
"Nội dung xuyên suốt và đáng chú ý của TPP về tài chính là vấn đề minh bạch hóa. Hiệp định này thúc đẩy tự do hóa cung cấp tài chính tại các nước thành viên. Nguyên tắc đặt ra là các nước thành viên phải đối xử công bằng, bình đẳng và minh bạch với tất cả các định chế tài chính ở các nước thành viên khác như với các tổ chức trong nước. Đồng thời, các nước thành viên phải mở rộng thị trường cho các định chế tài chính hoạt động và phải giảm thiểu những biện pháp hành chính trong quản lý hoạt động.
Tham gia TPP, chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn mới, trong đó nhu cầu vốn càng ngày càng tăng. Muốn cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thì vốn luôn là trọng tâm. Và muốn phát triển vốn, bơm được một nguồn vốn lớn hơn vào nền kinh tế để theo kịp các đòi hỏi của TPP thì các ngân hàng cần phải có những chương trình đáp ứng nhu cầu tín dụng đó.
Để chuẩn bị cho việc nắm bắt cơ hội từ những hiệp định như TPP, vấn đề quan trọng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp là phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh... Thế nhưng, không thể nào dùng những nguồn vốn ngắn hạn, mà phải có vốn 3 năm, 5 năm hay thậm chí dài hơn.
Chúng ta cần rà soát lại toàn bộ những quy định pháp luật, nhất là những quy định liên quan đến tài sản bảo đảm, an toàn vốn, thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Phải làm sao để tạo ra sự đồng bộ, ăn khớp ngay trong nước, đồng thời phải dần khớp với thông lệ, quy định quốc tế. Nội bộ các ngân hàng cũng cần tập trung tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua tái cơ cấu nội bộ, đặc biệt là nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro".
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: 3 thuận lợi, 4 thách thức cho doanh nghiệp
Theo cá nhân tôi, Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nói riêng có 3 thuận lợi, 4 khó khăn thách thức khi gia nhập TPP. Về thuận lợi, đó là: Lao động rẻ, lực lượng đông đảo, có những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như giày da, may mặc, thủy sản; Thứ hai, nước ta là nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông nghiệp mà các nước khác không có hoặc hạn chế hơn; Thứ ba, chúng ta có thị trường tiêu thụ lớn, tương đối dễ tính.
Về khó khăn thách thức: Chúng ta là nước có nền kinh tế yếu nhất trong 12 nước TPP; Thứ hai, trình độ khoa học kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn hạn chế, có khoảng cách khá xa so với các nước còn lại, sức cạnh tranh rất yếu; Thứ ba, ý thức chấp hành và thực hiện các điều lệ đã ký kết của doanh nghiệp nước ta cũng chưa cao, chưa nghiêm như các nước; Thứ tư, hiểu biết của doanh nghiệp và người lao động về TPP chưa đầy đủ, rõ ràng.
Có thể nói, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình yếu thế nhất trong các lĩnh vực, thành phần kinh tế khi gia nhập TPP, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất khi hội nhập sâu rộng với kinh tế thị trường thế giới, từ hạn chế về vốn, khoa học kỹ thuật, đến khâu quản lý, phát triển thị trường.
Theo_An ninh thủ đô
Những dự báo lạc quan cho kinh tế Việt Nam 2016 Năm 2016 sẽ là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, một khởi đầu của tiến trình phát triển mới của nền kinh tế. Thêm vào đó, đây cũng là năm khởi đầu một tiến trình hội nhập mới khi hàng loạt các cam kết hội nhập có hiệu lực. Các chuyên gia đã đưa ra...