Để hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng
Thời gian qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, trong đó có Thái Nguyên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Cùng với đó những tác động tiêu cực của việc tăng giá xăng dầu, gas và tình hình thế giới… Tất cả điều này đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của tỉnh? Để làm rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Thái Nguyên phỏng vấn ông Trần Quang, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để triển khai các dự án, công trình được xem là một trong những giải pháp thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh.
P.V: Trước hết, ông có thể cho biết những tác động chủ yếu nào đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội (KT-XH) trong quý I của tỉnh?
Ông Trần Quang: Trong quý I, hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp (DN), người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rơi vào tình trạng “chồng chất khó khăn”. Đầu tiên phải kể đến những tác động nặng nề của dịch COVID-19, làm thiếu nguồn nhân lực và giảm đáng kể sức mua trong dân cư. Tiếp đến là việc tăng giá xăng, dầu, gas khiến chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây áp lực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN. Cùng với đó là cuộc chiến Nga – Ukraine… Tất cả đã, đang ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu KT-XH của tỉnh và dự báo sẽ còn gây những tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong thời gian tới.
Tính chung quý I/2022, chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho các ngành sản xuất tăng 3,32% so với cùng kỳ (trong khi 2 năm trước đó chỉ tăng dưới 1%). Trong đó, sản phẩm sắt thép tăng tới 15,74%; sản phẩm chế biến từ dầu mỏ tăng 7,6%; chỉ số giá cước vận tải, kho bãi tăng 2,09% so quý trước và tăng 2,12% so cùng kỳ năm trước…
P.V: Vậy theo ông, đâu là những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay? Và có hay không những điểm sáng trong tăng trưởng?
Ông Trần Quang: Những năm gần đây, tăng trưởng GRDP của Thái Nguyên chủ yếu từ nguồn đóng góp của khu vực công nghiệp (công nghiệp chiếm trên 60% trong tốc độ tăng trưởng chung). Trong đó, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm hơn 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh), trong bối cảnh, nguồn nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và cước phí vận chuyển đều tăng, lực lượng lao động bị thiếu hụt do liên quan đến COVID-19… Tất cả đã tác động đến kết quả sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, lĩnh vực xây dựng cũng bị tác động mạnh do giá sắt, thép tăng cao.
Tuy nhiên, với “chính sách” cởi mở, tạo thuận lợi tối đa để DN hoạt động và tìm kiếm cơ hội hợp tác, cùng sự quyết liệt trong chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp…, kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục có nhiều điểm sáng. Tiêu biểu như: Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao, trong đó Tập đoàn Samsung đầu tư thêm 920 triệu USD; cùng với đó là hàng chục dự án đã và đang đi vào hoạt động trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, tạo năng lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Video đang HOT
P.V: Với những yếu tố tác động như vậy, ông nhận định ra sao về khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm nay của tỉnh?
Ông Trần Quang: Do những tác động nêu trên nên ước tính việc thực hiện các chỉ tiêu KT-XH quý I của tỉnh tăng thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Đơn cử như chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng khoảng 6% (trong khi kế hoạch là 9%)…
Tuy nhiên, hiện mới là nửa cuối tháng 3 nên vẫn còn khá sớm để nhận định về khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của cả năm. Trong thời gian tới, nếu dịch COVID-19 cũng như áp lực giá cả giảm, cùng với đó là sự nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng sản lượng sản xuất – doanh thu tiêu thụ của các DN nội tại, tình hình thực hiện kế hoạch cả năm của tỉnh có thể thuận lợi hơn.
Do vậy, rất cần có sự bứt phá, sự đóng góp vào tăng trưởng của các DN mới hoàn thành, tạo ra các sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp, sẽ là những động lực, điểm sáng thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm nay của tỉnh Thái Nguyên.
P.V: Cục Thống kê có những đề xuất gì với tỉnh để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, thưa ông?
Ông Trần Quang: Theo cơ quan Thống kê, trước hết, tỉnh cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19, cũng như các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thích ứng an toàn, linh hoạt, tạo môi trường phát triển KT-XH theo mục tiêu đề ra.
Cùng với đó, triển khai các giải pháp kết nối cung cầu thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho các đơn vị công nghiệp trọng điểm; đẩy mạnh phục hồi và phát triển sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ của các DN nội tại; có chính sách hỗ trợ, động viên DN, các dự án đầu tư vào tỉnh để tăng năng lực sản xuất, tạo ra sản phẩm mới trong năm 2022. Đây là những động lực quan trọng tạo “đòn bẩy” cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Khối dịch vụ cũng cần có giải pháp để các DN vượt qua khó khăn, trở lại hoạt động bình thường, nhất là đối với các nhóm ngành vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống… phấn đấu doanh thu tăng khoảng 8-10% so cùng kỳ.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công
Để đẩy nhanh chương trình phục hồi kinh tế, trọng tâm vẫn là đầu tư để vừa kích cầu, vừa tạo việc làm, tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Năm 2022 và những năm tiếp theo, đầu tư công phải rạo ra cú hích, lôi kéo đầu tư của các thành phần kinh tế khác.
Đường giao thông trên địa bàn huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thi công xây dựng sắp hoàn thành. ảnh: Lê Huy Hải/ TTXVN.
Kích cầu trong ngắn hạn
Không để tình trạng "đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút" trong giải ngân vốn đầu tư công, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Trong 2 năm qua, kinh tế Việt Nam phải gánh chịu hậu quả của đại dịch COVID-19, nhưng giải ngân vốn đầu công đã có sự biến chuyển: Năm 2020 đạt trên 91% so với kế hoạch năm, mức cao nhất giai đoạn 2011 - 2020. Tỷ lệ này tích cực hơn so với năm 2019 (đạt 90,5%), chưa kể quy mô vốn đầu tư công năm 2020 lớn hơn rất nhiều so với năm 2019 (tăng 34,5%). Kết quả giải ngân đã khích lệ tinh thần nỗ lực vượt khó trong dịch bệnh của các bộ, ngành, địa phương nhằm sớm đưa nguồn "vốn mồi" ngân sách đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Thực tế cho thấy, cùng một cơ chế, chính sách nhưng nơi nào người đứng đầu có quyết tâm chính trị thì có kết quả giải ngân cao và ngược lại.
Trong những tháng đầu năm 2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), ông Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì nhiều cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho từng dự án đầu tư công để sớm đưa vào triển khai, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Thực tế hiện nay, gần một nửa trong số 350.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế (khoảng 113.000 tỷ đồng) là dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Một danh mục dài các dự án đã được xây dựng trong chương trình. Tuy nhiên, điều quan trọng là chuẩn bị dự án và sẵn sàng các điều kiện triển khai.
Theo Bộ Tài chính, trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam giải ngân được trên 44.612 tỷ đồng, đạt 8,61% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (5,09%), là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, thể hiện nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương trong nhiệm vụ giải ngân vốn ngay từ đầu năm.
Bên cạnh vốn đầu tư công trung hạn, ngân sách còn dành nguồn lực lên đến gần 114.000 tỷ đồng bổ sung cho đầu tư công trong hai năm 2022 - 2023. Hiện có 7 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 32,65%, Thái Bình là 31,7%, Lai Châu là 27,3%.
Quy trách nhiệm người đứng đầu
Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương, 2022 cũng là năm đầu tiên của tiến trình phục hồi kinh tế, đòi hỏi công tác chỉ đạo, điều hành ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có đầu tư công, phải rất quyết liệt.
Thực tế cho thấy, cùng một cơ chế, chính sách nhưng nơi nào người đứng đầu có quyết tâm chính trị thì có kết quả giải ngân cao và ngược lại. "Qua kinh nghiệm của năm 2021, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý, không nên xây dựng quá khả năng giải ngân của đơn vị mình. Chắc chắn năm 2022, công tác điều hành đầu tư công của Chính phủ sẽ rất quyết liệt, quy trách nhiệm rất rõ ràng, đặc biệt đối với người đứng đầu", ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh kiến nghị: Khi đã có kế hoạch phân bổ vốn cho từng dự án, phải giao chỉ tiêu cụ thể cho người đứng đầu và yêu cầu báo cáo tiến độ giải ngân thường xuyên để cấp có thẩm quyền giám sát. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành cũng cần bám sát từng dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Giới đầu tư cho rằng, cần một "cuộc cách mạng" trong việc lập các dự án mới trên tinh thần chủ động làm ngay từ đầu tư, nhằm rút ngắn các khâu xin ý kiến, chờ thông qua mới triển khai lập dự án, mời thầu, đấu thầu... Một bài học nữa là cần có sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong việc xin vốn và giao vốn vì có những ngành, địa phương và các chủ đầu tư đến gần cuối năm mới được giao vốn, hoặc bổ sung thêm vốn, thì không có cách nào để giải ngân hết vốn, vì khi có vốn mới tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, thi công...
Khi triển khai các dự án có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, cần chủ động làm ngay từ đầu với phương châm "có mặt bằng sạch mới triển khai dự án", thay vì triển khai đến đâu lại vướng đến đó và có những dự án kéo dài hàng chục năm vẫn không thể hoàn thành.
Theo lãnh đạo Bộ KH-ĐT, với Đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, sẽ tạo đột phá trong công tác này, từ đó đẩy nhanh tiến độ dự án. "Nếu chúng ta giải quyết được khâu này, giải phóng mặt bằng đi trước, làm trước thì sẽ khơi thông được dòng vốn, công tác thi công, xây lắp sẽ nhanh hơn", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Để thúc giải ngân nhanh, các bộ, ngành cần vận dụng có hiệu quả các cơ chế đặc thù mà Quốc hội đã cho phép, trong đó, đặc biệt lưu ý đến cơ chế chỉ định thầu, bởi có thể quy trình "rút gọn" nhưng cần lựa chọn các nhà nhà thầu đủ năng lực và sẵn sàng các chế tài để xử lý nếu nhà thầu không đáp ứng tiến độ và chất lượng.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện quy trình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước, chuyển từ cơ chế kiểm soát trước, thanh toán sau sang cơ chế thanh toán trước, kiểm soát sau, rút ngắn thời gian thanh toán vốn từ 4 ngày xuống còn 1 ngày, với khoản tạm ứng và 80% khoản thanh toán khối lượng hoàn thành. Đối với các khoản thanh toán còn lại cũng quy định tối đa không quá 3 ngày làm việc, tạo thuận lợi tối đa cho các bộ, ngành, địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công. Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý thanh toán nguồn vốn đầu tư của Nhà nước theo hướng giảm thủ tục hành chính, phân định rõ trách nhiệm từng cấp và hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ; đồng thời, cải thiện công tác tổng hợp báo cáo giữa chủ đầu tư, kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính; nghiên cứu rút ngắn quy trình kiểm soát thủ tục thanh toán nguồn vốn nước ngoài theo hướng thực chất, gắn với trách nhiệm theo nguyên tắc áp dụng đối với nguồn vốn trong nước.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tối 16/3 cho biết: NHNN đã yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện các giải pháp để đảm bảo vốn tín dụng phục vụ doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Đề nghị tăng hạn mức tín dụng, cung ứng đủ vốn doanh nghiệp nhập khẩu. Ảnh: TTXVN Thời gian qua,...