Để hạn chế khuyết tật, bệnh tật bẩm sinh ở trẻ
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, cuối năm 2020, toàn tỉnh có 2.392 trẻ khuyết tật, trong đó có nhiều trẻ khuyết tật bẩm sinh.
Để nâng cao chất lượng dân số, những năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động tầm soát chẩn đoán trước sinh và sơ sinh nhằm giúp các gia đình sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Các địa phương đẩy mạnh hoạt động tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, thành lập các câu lạc bộ “Tiền hôn nhân” sinh hoạt hàng quý theo các chủ đề. Qua đó, các thanh niên trước khi kết hôn đã đi khám sức khỏe toàn diện.
Năm 2020, tỷ lệ vị thành niên, thanh niên tham gia khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn đạt hơn 51%. 80% vị thành niên, thanh niên 15-24 tuổi chưa kết hôn được tư vấn về khám sức khỏe tiền hôn nhân… Điều này, góp phần trong việc giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên; từ đó giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật, khuyết tật bẩm sinh.
Lấy mẫu máu gót chân sàng lọc sau sinh tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh. Ảnh: Đức Thiêm (CTV)
Một trong những tác động làm gia tăng tình trạng trẻ khuyết tật, bệnh tật bẩm sinh chính là hôn nhân cận huyết thống. Bởi vậy, tỉnh đã đẩy mạnh phòng, chống hôn nhân cận huyết thống, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Tỉnh triển khai Đề án Phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 74 xã của 9 huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, gồm: Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.
Trên cơ sở đó, các ngành, địa phương, đơn vị đều tích cực tuyên truyền cho bà con pháp luật về hôn nhân và gia đình với nhiều hình thức phong phú, từ nói chuyện chuyên đề, tọa đàm giao lưu, phát tờ rơi, sách, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa, đài; tuyên truyền trong các trường học…
Nhờ đó, tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh giảm rõ rệt. Giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn tỉnh còn 1,2% trên tổng số cặp kết hôn trong giai đoạn; không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Kiểm tra sức khỏe thai nhi tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Cùng với các giải pháp trên, để hạn chế tình trạng trẻ khuyết tật, bệnh tật bẩm sinh, tỉnh còn chú trọng phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản. Từ cấp tỉnh đến cấp xã, mạng lưới này không ngừng được đầu tư, nâng cao chất lượng hỗ trợ rất hiệu quả cho việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước khi mang thai và đang mang thai.
Năm 2020, các đơn vị y tế đã thực hiện 177 buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn hướng dẫn chế độ ăn cho phụ nữ mang thai tại 177 trạm y tế xã/phường; tổ chức 502 buổi thực hành dinh dưỡng cho 15.163 lượt phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi tại 109 xã vùng khó khăn, dân tộc miền núi.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các tuyến đã giúp bà mẹ trong giai đoạn thai kỳ được tiếp cận dịch vụ khám thai một cách thuận tiện nhất, từ đó phát hiện các bất thường của thai nhi để có sự can thiệp kịp thời. Đồng thời, Trung tâm y tế, trạm y tế ở các địa phương cũng tích cực hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sức khỏe sinh sản, sức khỏe thai nhi… Năm 2020, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên trên địa bàn tỉnh trong 3 giai đoạn thai kỳ đạt 84,1%.
Cả 177 xã, phường, thị trấn của tỉnh còn chú trọng hoạt động tầm soát chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Trong giai đoạn 2016-2020, các đơn vị y tế đã tổ chức 11.160 cuộc tư vấn lồng ghép tại trạm y tế về nội dung sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh nhân ngày tiêm chủng mở rộng. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ em được sàng lọc sơ sinh năm 2020 khoảng 70%, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 83%.
Việc đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; chăm sóc sức khỏe sinh sản; tầm soát dị dạng, bệnh tật bẩm sinh… của tỉnh đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ khuyết tật, trẻ mắc các bệnh bẩm sinh trên địa bàn. Điều này cũng mang lại niềm vui cho các gia đình khi đón những đứa con khỏe mạnh chào đời.
Thời điểm nào nên khám sức khỏe tiền hôn nhân?
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, tiền hôn nhân là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình (bao gồm cả những người vị thành niên chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản).
Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân là cung cấp kiến thức và khám sức khỏe cho người chuẩn bị kết hôn - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người được tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm: vị thành niên, thanh niên, người chuẩn bị kết hôn và người có nhu cầu.
Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân là cung cấp kiến thức và khám sức khỏe cho người chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ; các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh; góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể phát hiện các "sự cố" để kịp thời khắc phục. Sức khỏe sinh sản được "tầm soát" sẽ giúp các cặp vợ chồng khi kết hôn có được sức khỏe tốt, sinh con khỏe mạnh, tránh cho con các bệnh di truyền, tránh dị tật bẩm sinh.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám sức khỏe tổng thể và khám cơ quan sinh sản của nam và nữ. Trong đó, khám sức khỏe tổng thể nhằm phát hiện bệnh, tật (nếu có) có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và bạn đời như bệnh viêm gan B, HIV, bệnh di truyền, bệnh tim, bệnh về đường tình dục...
Khám cơ quan sinh sản nhằm phát hiện những bất thường về cấu tạo giải phẫu cũng như chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục; các bệnh viêm nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục.
Nữ giới được hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa; khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài; thăm khám âm đạo (bao gồm lấy dịch âm đạo để xét nghiệm nhưng chỉ thực hiện khi có yêu cầu chẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng). Nam giới được hỏi tiền sử về các bệnh, đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh lây qua đường tình dục, sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật...
Trường hợp nghi ngờ có bệnh hoặc mang gien bệnh, cá nhân đó sẽ tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và được hướng dẫn điều trị, được khám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sĩ.
Sở Y tế/Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại địa phương là cơ quan thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại tỉnh, TP.
Tác hại khôn lường của đồ chơi tình dục Nhu cầu dùng đồ chơi tình dục (sextoy) khá phổ biến nhất là giới trẻ và nhất là đối với người độc thân có nhu cầu về tình dục. Về khía cạnh nào đó, sextoy cũng giúp ích cho người dùng như giải quyết nhu cầu sinh lý mà không phải tìm đến các tụ điểm mại dâm để phải đối mặt nguy...