Để được khá giả chúng tôi phải trầy da tróc vẩy, vậy mà cả nhà chồng đều kéo đến để “đào mỏ”
Tôi có nhắc khéo chị số tiền 300 triệu còn chưa trả kia thì chị giãy nảy lên với tôi “Cậu mợ cũng thấy tôi đi không mang được đồng nào về mà còn đòi tiền tôi à? Hay là tôi bán cái nhà này để trả nợ cậu mợ mới vừa lòng”.
Vợ chồng tôi trước đây làm nhân viên nhà nước. Làm được 1 thời gian thấy công việc ổn định nhưng đời sống quá bấp bênh nên đã vay mượn để mở cửa hàng quần áo. May sao chúng tôi hợp kinh doanh, sau vài năm làm lụng đã có thể mở thêm vài chi nhánh khác trong thành phố. Chất lượng cuộc sống nhờ đó cũng cải thiện đáng kể.
Ngược đời ở chỗ, khi chúng tôi còn nghèo khó và muốn kinh doanh thì cả nhà chồng chẳng ai giúp đỡ. Lúc khó khăn cần đến gia đình, chúng tôi kêu gọi vốn, cả chị chồng và mẹ chồng đều nói không có tiền. Thực chất họ thấy chúng tôi làm ăn mạo hiểm, sợ cho vay sẽ không lấy lại được nên từ chối khéo.
Ngày ấy khi lập nghiệp, tiền vốn của chúng tôi đều là những đồng tiền vay mượn của anh em bạn bè và ngân hàng. Thế mới thấy lúc cơ hàn, chẳng ai trong gia đình chồng tỏ ra thân thiết với chúng tôi. Vậy mà khi chúng tôi trở nên khấm khá thì cả nhà chồng lại xum xoe và muốn được gần gũi.
Thực chất họ thấy chúng tôi làm ăn mạo hiểm, sợ cho vay sẽ không lấy lại được nên từ chối khéo. (Ảnh minh họa)
Hàng tháng mẹ chồng bắt chúng tôi phải gửi về quê cho ông bà 10 triệu tiền sinh hoạt phí. Từ đó tháng nào tôi cũng phải gửi tiền đều đặn về cho bố mẹ chồng. Lúc chị chồng làm nhà, tôi cũng gửi về cho chị chồng 50 triệu và nói thẳng là cho luôn.
Chưa hết, chị chồng tôi thất nghiệp ở nhà đã lâu. Nay lại vòi vĩnh tiền của chúng tôi với lý do chị ấy ở gần, thường xuyên chăm sóc ông bà còn chúng tôi ở xa lại là con trai nên phải có trách nhiệm gửi tiền về. Chẳng thể đưa bố mẹ lên thành phố cũng không thể về quê được nên tôi đành bấm bụng mỗi tháng gửi cho chị chồng vài triệu để chị ấy tiện chăm sóc bố mẹ già.
Video đang HOT
Con gái lớn của chị chồng cũng do vợ chồng tôi cưu mang. Chúng tôi để con bé làm thu ngân cho cửa hàng. Làm việc nhàn nhưng đòi hỏi lương cao đã đành, đường này hở ra là con bé trộm tiền của chúng tôi. Tôi có gọi về nói chuyện với chị chồng thì chị bênh vực: “Mợ giàu có như thế, tiếc gì vài đồng bạc lẻ với cháu mà phải làm to chuyện”. Đến chị ấy còn nói vậy thì tôi có thể làm gì được chứ? Tôi đã bàn bạc với chồng và đang tìm cách để đuổi khéo đứa cháu này đi thì lại nảy sinh chuyện khác.
Không hiểu nghe ai mách mà chị chồng tôi đòi sang Nhật xuất khẩu lao động bằng được. Dù tôi đã phân tích đủ đường nhưng chị ấy vẫn nhất quyết đi nước ngoài làm ăn. Sau đó còn vay vợ chồng tôi 300 triệu để được sang Nhật và hứa sẽ trả chúng tôi trong 2 năm. Không cho vay không được, tôi đành đứng ra vay giúp chị chồng 300 triệu để chị khăn gói sang Nhật làm ăn.
Nhưng càng nghĩ tôi càng thấy ấm ức. Chúng tôi có khá giả cũng phải trầy da tróc vẩy mới có được. (Ảnh minh họa)
Với bản tính quen ngồi hưởng thụ, chị chồng tôi không chịu được áp lực công việc ở nước ngoài nên đã về nước khi mới đi được 3 tháng. Tiền vay chúng tôi còn chưa trả, ngay cả tiền vé máy bay cũng lại là tôi gửi sang chị ấy mới có tiền về.
Tính ra chị chồng tôi đã về được hơn 2 tháng nhưng vẫn ở nhà không làm gì và còn chờ tiền vợ chồng tôi gửi về chu cấp. Tôi có nhắc khéo chị số tiền 300 triệu còn chưa trả kia thì chị giãy nảy lên với tôi: “Cậu mợ cũng thấy tôi đi không mang được đồng nào về mà còn đòi tiền tôi à? Hay là tôi bán cái nhà này để trả nợ cậu mợ mới vừa lòng?”.
Nghe chị ấy nói vậy, tôi cũng hiểu số tiền 300 triệu kia chắc tôi sẽ không bao giờ nhận lại được nữa. Nhưng càng nghĩ tôi càng thấy ấm ức. Chúng tôi có khá giả cũng phải trầy da tróc vẩy mới có được. Vậy mà nhà chồng tôi ai cũng xem vợ chồng tôi như mỏ vàng, chừng nào có thể thì vẫn cứ đào. Đang vay tôi 300 triệu chưa trả mà tháng nào chị chồng cũng gọi đòi tiền trợ cấp, thử hỏi có chấp nhận được không? Tôi sợ cứ thế này cả nhà chồng sẽ tiếp tục ỷ lại vợ chồng tôi mất.
Theo Afamily
Dâu mới góp 10 triệu Tết, mẹ chồng vẫn cau mày chê ít
Năm đầu tiên làm dâu mới, tôi không nghĩ rằng các khoản chi tiêu trong nhà chồng tôi lại "khủng khiếp" đến vậy. Bằng chứng là góp 20 triệu tiền tiêu, mẹ chồng tôi vẫn cau mày chê ít.
Góp Tết 10 triệu, tôi vẫn bị mẹ chồng chê ít
Sau 2 năm yêu đương, vào tháng 10 vừa qua, chúng tôi cưới nhau. Chồng tôi ở Hà Nội, là con trong một gia đình khá giả, vậy nên ai cũng bảo một cô gái tỉnh lẻ như tôi thực "chuột sa chĩnh gạo". Đương nhiên, ai nghe câu ấy cũng chẳng hề hài lòng, tôi cũng vậy thôi. Bằng chứng là tôi cũng là con nhà gia giáo, có công ăn việc làm đàng hoàng, thu nhập cũng ở mức nhiều chị em mơ ước.
Cưới nhau xong, vợ chồng tôi tích góp được một khoản định bụng sẽ vay mượn thêm mua căn hộ chung cư ở riêng. Thế nhưng, bố mẹ chồng tôi bảo mới cưới nhau ở chung với bố mẹ một năm cho nhà đỡ vắng vẻ. Tôi suy đi tính lại, bố mẹ chồng cũng chỉ có mình chồng tôi là con trai hơn nữa Tết lại sắp tới gần, nếu ra ở riêng sợ ông bà sẽ buồn.
Chuyện làm dâu của tôi khá thoải mái, bởi mẹ chồng tôi là người thẳng tính, bà không vừa lòng điều gì, sẽ nói cho tôi biết để sửa đổi, chứ không hề để bụng con dâu. Biết vợ chồng tôi về muộn, bà thường cơm nước sẵn sàng đợi chúng tôi về ăn. Vậy nên, nhiều người nói tôi quả thực có "số hưởng" khi vớ được gia đình nhà chồng hoàn hảo như vậy.
Tết Nguyên đán cận kề, lại là cái Tết đầu tiên làm dâu, tôi không khỏi bỡ ngỡ. Tôi tham khảo mẹ chồng tôi từ chuyện mua quà biếu Tết, sắm sửa ra sao tới chuyện lì xì đầu năm thế nào. Tính sơ sơ, cái Tết của vợ chồng son tốn không dưới 20 triệu đồng. Đấy là khoản tiêu riêng của chúng tôi, còn chuyện Tết bên nội, bên ngoại tôi định bụng sẽ biếu nhà chồng, nhà đẻ mỗi bên 10 triệu. Vị chi, Tết này vợ chồng tôi sẽ chi chừng 40 triệu đồng.
Lên dự toán chi tiêu xong, tối hôm qua, tôi bỏ 10 triệu trong phong bao lì xì. Ăn cơm xong, cả nhà ngồi uống nước tôi thưa chuyện: "Bố mẹ, vợ chồng chúng con có chút ít tiền biếu bố mẹ để bố mẹ sắm Tết".
Mẹ chồng tôi cười: "Con dâu chu đáo quá, thực ra, Tết mẹ cũng muốn làm cho đơn giản, ngặt nỗi bố con là trưởng họ, rồi sau này tới thằng Hoàng là cháu đích tôn. Nhà mình phải chỉn chu, mâm cao cỗ đầy vì còn anh em, họ hàng tới chúc Tết nữa con ạ".
Tôi vâng dạ xem chừng đã hiểu chuyện. Mẹ chồng tôi mở phong bao lì xì đếm khoản tiền tôi vừa biếu. Tức thì, nét mặt mà biến sắc, bà cau mày hỏi tôi: "10 triệu sao đủ tiêu Tết hả con? Tết năm ngoái, thằng Hoàng chưa lập gia đình, mẹ đã tiêu tới hơn 30 triệu tiền sắm đồ đạc. Năm nay, vợ chồng con là dâu mới, rể mới, mẹ dự tính phải sắm sửa tới hơn 50 triệu. Con đưa 10 triệu sao đủ tiêu? Còn bao nhiêu thứ chưa mua. Hơn hết, giờ thực phẩm bẩn lắm, đã mua, phải vào siêu thị mua hàng nhập ngoại, không ăn linh tinh vớ vẩn được".
Tôi điếng người! Quả thực tôi chưa từng nghĩ một cái Tết mẹ chồng tôi có thể tiêu pha tốn kém đến như vậy. Bà liệu kê ra nào biếu người này, người kia bao nhiêu, sắm cây gì, mua cái gì... thứ gì cũng phải là hàng xịn, hàng chuẩn, riêng hàng chợ mẹ chồng tôi không bao giờ sờ tay tới.
Tôi ấp úng vài giây, chẳng biết nên nói lời nào. Chồng tôi đỡ lời: "Có mấy ngày Tết mẹ chi tiêu tốn kém thế làm gì, năm nào nhà mình chẳng thừa thãi đồ ăn, lại phải đem đi cho khắp nơi".
Mẹ tôi đáp: "Anh thì biết gì chuyện chi tiêu, đến ăn còn không xong nữa là tham gia chuyện hậu cần ngày Tết. Bao nhiêu năm qua tôi sắm Tết bố anh có chê điều gì? Hay anh chị chê tôi không biết mua bán, vung tay quá trán? Thế thì năm nay anh lấy vợ rồi, anh chị làm tròn bổn phận con cái đi. Tôi không tham gia nữa...".
Chồng tôi im thin thít sau câu nói khiến mẹ chồng tôi tức giận. Bà bỏ vào phòng đi nằm sớm, lát sau bố chồng tôi cũng vào theo. Phòng khách rộng thênh thang chỉ còn 2 vợ chồng tôi ngán ngẩm nhìn nhau thở dài "Tết ơi, là Tết!".
Theo Dân Việt
Mẹ chồng nàng dâu: To tát hay chấp nhặt? Tôi cho rằng, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trở nên căng thẳng là do các nàng dâu hầu hết đang "bé xé ra to". Nhân chuyện các mẹ bàn về "cực đoan" trong nuôi dạy trẻ, trong đó có đề cập tới mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thời hiện đại, tôi cũng có đôi ba điều muốn...