Dê dũng mãnh phản kích khiến rồng komodo tháo chạy đi gọi đồng bọn: Liệu có kỳ tích?
Một trận chiến kiên cường của chú dê bé nhỏ trước rồng komodo háu đói, liệu nó có thể chiến thắng để tạo nên kỳ tích?
Ảnh: Cắt từ video trong bài
Rồng komodo là loài ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn trong môi trường vốn khép kín trên những hòn đảo của Indonesia, ở đó chúng như những vị vua khi có thể ăn thịt bất cứ loài động vật nào mà chúng muốn.
Đê chống lại bầy rồng. Ảnh: Cater news Agency
Thậm chí ngay cả một con trâu cũng sẽ là thức ăn ngon lành cho bầy rồng háu đói vì vết cắn chứa nọc độc. Do đó một con dê bé nhỏ khó lòng tạo nên kỳ tích trước vị “chúa đảo” hung dữ, tàn bạo này.
Thế nhưng một con dê đã dám đứng lên đương đầu với rồng komodo, nó dùng sừng húc mạnh khiến con rồng komodo cũng phải tháo chạy. Đáng tiếc sau đó bầy rồng quay trở lại và lần này nó khó thoát khỏi định mệnh của mình.
Xem video:
Dê chiến đấu với rồng komodo. Nguồn: MBC channel
Nguồn: MBC channel
Theo Helino
Sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí động vật trong chiến tranh
Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, người xưa đã sử dụng một số loài động vật làm vũ khí trong chiến tranh. Dù những con vật này có ngoại hình nhỏ bé nhưng hiệu quả mà chúng gây ra được đánh giá là vô cùng lớn.
Một trong những động vật được người xưa sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh là bọ cạp có nọc độc.
Quân đội Irap được cho là những người đầu tiên dùng bọ cạp làm vũ khí trong cuộc chiến bảo vệ thành Hatra năm 198 - 199 sau Công Nguyên trước sự vây hãm của quân đội La Mã.
Theo nhà sử học Adrienne Mayor (Mỹ), binh sĩ Iraq dùng que xiên qua phần đuôi của bọ cạp Deathstalker để khiến nó tê liệt và hoạt động chậm lại.
Kế đến, binh sĩ Iraq bỏ những con bọ cạp trên vào bình gốm rồi đậy chặt nắp lại. Khi cuộc chiến nổ ra, họ ném những chiếc bình có đầy bọ cạp bên trong về phía binh sĩ La Mã do hoàng đế Septimius Severus chỉ huy.
Do bị tấn công bằng bọ cạp độc nên quân đội La Mã không có sự chuẩn bị cho việc giải độc của loài vật này. Vì vậy, hoàng đế Septimius Severus buộc phải hạ lệnh rút quân sau 20 ngày chiến đấu với quân đội Iraq.
Voi từng được người xưa sử dụng làm vũ khí hiệu quả trong chiến tranh. Chúng được sử dụng lần đầu tiên trong trận chiến ở Ấn Độ hồi thế kỷ 4 trước Công nguyên. Trong suốt nhiều thế kỷ sau, loài voi được thuần hóa và huấn luyện làm voi chiến.
Alexander Đại đế từng đương đầu với những con voi chiến của quân đội Ba Tư trong trận Gaugamela năm 331 trước Công nguyên.
Ban đầu, những con voi chiến khiến lực lượng của Alexander Đại đế sợ hãi, hoảng loạn.
Thế nhưng, về sau, những con voi chiến vô cùng to lớn và hung dữ nhưng chúng không thể cản bước đội quân của Alexander Đại đế giành thắng lợi.
Sau khi kết thúc trận chiến, Alexander Đại đế nhận thấy những con voi chiến khiến kẻ thù khiếp sợ như thế nào. Vậy nên, ông bổ sung toàn bộ đàn voi chiến thu phục của Ba Tư vào lực lượng của mình.
Theo kienthuc.net.vn
Kinh hãi tê giác đuổi người, quản tượng trèo tót lên cây Một người huấn luyện voi sợ hãi trèo lên cây sau khi bị hai con tê giác đuổi người hung dữ trong vườn quốc gia Kaziranga, Ấn Độ. (Nguôn: Daily Mail) Ngươi huân luyên voi nhanh chân treo tot lên cây khi phat hiên hai me con tê giac đuôi theo anh ta trong vươn quôc gia Kaziranga, Ân Đô. Cảnh tê giác...