Để du lịch ‘Đất chín rồng’ cất cánh
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa lớn bậc nhất nước, mà còn là địa điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước.
Thế nhưng du lịch nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, trong khi tiềm năng khai thác rất lớn.
Du khách tham quan cánh đồng sen ở Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Ảnh: Hữu Nghĩa).
ể du lịch “ất chín rồng” tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch tránh bị trùng lặp, ngay sau khi kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã nhanh chóng triển khai các chương trình xúc tiến phát triển du lịch để từng bước khẳng định vị trí quan trọng của vùng trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Khai thác thế mạnh địa phương
Vùng đất phương nam-đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, vườn trái cây sum suê, những cánh đồng lúa, đồng sen mênh mông trải dài hay vẻ đẹp hoang sơ lãng mạn của biển đảo níu chân du khách. Nhiều tỉnh, thành phố của đồng bằng châu thổ đang khai thác thế mạnh của địa phương, cho ra mắt các sản phẩm du lịch đặc thù.
Chúng tôi cùng một đoàn du khách có mặt tại Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh ồng Tháp) từ sáng sớm. Chiếc vỏ lãi len lỏi qua các rặng rừng tràm rợp bóng cây và vang tiếng chim hót. Sáu năm nay, cứ vào khoảng tháng 4, tại khu A4 hoặc A5, vùng đất ngập nước Tràm Chim-Khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới lại tạo sức hút đặc biệt bởi một loài hoa mang tên hoàng đầu ấn. Ngay từ ban đầu, khi phát hiện cánh đồng hoa hoàng đầu ấn với diện tích hơn 20 ha, Khu du lịch Tràm Chim xác định đây là sản phẩm đặc thù và đã mở tour du lịch trải nghiệm tham quan. Trước cánh đồng hoàng đầu ấn rực rỡ trên vùng đất ngập nước mênh mông, du khách không khỏi trầm trồ. “ây là lần đầu mình đặt chân đến ồng Tháp. Quá bất ngờ khi đất nước mình có loài hoa đẹp lạ, mọc tự nhiên như thế. Dù phải đi từ sáng sớm, nhưng khi đặt chân vào Tràm Chim, đặc biệt là được chụp ảnh cùng hoa hoàng đầu ấn đã cho mình cảm giác thích thú, thoải mái”, du khách Lê Phương Hà đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Cách đây bảy năm, ồng Tháp đã bắt tay xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. áng chú ý, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm gắn với sản xuất nông nghiệp, những giá trị cảnh quan sông nước và văn hóa bản địa, như: tham quan cảnh quan thiên nhiên mùa nước nổi, ngắm cánh đồng sen ở Tháp Mười, du lịch cộng đồng ở Làng hoa kiểng Sa éc, du lịch tâm linh…
Những ngày gần đây, chúng tôi có dịp cùng một số đoàn công tác về du lịch của thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cùng các doanh nghiệp lữ hành tham gia khảo sát du lịch tại tỉnh Bạc Liêu. oàn đã đến thăm các điểm du lịch khá nổi tiếng của thành phố Bạc Liêu như: khu điện gió Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán, khu nhà Công tử Bạc Liêu, khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu… ây là những điểm du lịch đã được Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm đến tiêu biểu. Những điểm đến ấy càng khẳng định du lịch Bạc Liêu đang đi đúng hướng trong phát triển các sản phẩm đặc thù, du lịch tìm hiểu di sản văn hóa, tâm linh, sinh thái-trải nghiệm…
ến thăm một địa chỉ mới và một sản phẩm khá độc đáo là công trình điện gió tại vùng ven biển huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu mới thấy sự khác biệt một cách rõ nét trong làm du lịch. Giám đốc Ban quản lý dự án iện gió Hòa Bình 1 (thuộc Tập đoàn Phương Anh) Hoàng Cường vừa lái xe điện, vừa sôi nổi cho chúng tôi biết: ây là dự án điện gió cách đất liền hơn 12 km, được đầu tư công nghệ, hiện đại và có quy mô lớn nhất so với gần 10 dự án điện gió trên địa bàn tỉnh hiện nay, với tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 gần 8.000 tỷ đồng.
“Ngay từ ban đầu, trong thiết kế thi công công trình điện gió, Tập đoàn Phương Anh đã tính đến việc vừa đầu tư khai thác tiềm năng điện gió, vừa phục vụ nhu cầu phát triển du lịch theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh. Hiện chúng tôi kết hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu tổ chức khai thác điểm tham quan. ược ngồi trên xe điện từ đất liền ra các trụ cột tua-bin gió ngoài khơi xa hơn 12 km, du khách rất hào hứng”, anh Hoàng Cường cho biết.
Giáp Bạc Liêu là Cà Mau-một tỉnh cực nam của Tổ quốc đang có những đầu tư cho sản phẩm du lịch đặc thù. Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng, tỉnh vừa ban hành chương trình “Cà Mau điểm đến năm 2022″ nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương. ến với Cà Mau trong năm 2022, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những trận đua vỏ lãi trên bãi bồi ất Mũi, đua xuồng ba lá trên sông Cái Tàu, lễ xác lập kỷ lục đối với tổ ong lớn nhất Việt Nam, thưởng thức các món ăn chế biến từ cua biển ngon nhất miền Tây…
Chủ động liên kết làm du lịch
Bước đầu, nhiều tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng và ra mắt nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, tạo sự thích thú đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để du lịch “ất chín rồng” phát triển bền vững, đòi hỏi sự liên kết giữa các địa phương.
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022, Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tạo đà cho ngành du lịch ở vùng châu thổ này từng bước khôi phục và phát triển sau dịch Covid-19. Các địa phương đã ký kết quy chế, thỏa thuận hợp tác liên vùng nhằm đẩy mạnh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh; tránh tình trạng phát triển tự phát như nhiều năm qua.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cho rằng, trong bối cảnh mới, ngành du lịch thành phố và các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác. Việc liên kết sẽ tăng tính hiệu quả, ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. “Từ nay đến cuối năm 2022 và các năm tiếp theo, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh việc xây dựng các sản phẩm liên vùng với 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long trên các trục tua, liên tuyến mà các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp đã khảo sát”, bà Phan Thị Thắng khẳng định.
ến nay, tất cả điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ồng Tháp đã mở cửa đón khách. Trong quý I, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch đạt 900.000 lượt, tổng thu du lịch ước đạt 300 tỷ đồng. Trong năm 2022, ồng Tháp đặt mục tiêu thu hút ba triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 1.000 tỷ đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết: “Tỉnh đã chỉ đạo ngành du lịch tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến. Tiếp tục phát huy tốt hơn các nguồn tài nguyên văn hóa, du lịch của địa phương, thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn có giá trị gia tăng cao và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch”.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu Trần Thị Lan Phương chia sẻ: Lĩnh vực du lịch của tỉnh từ giữa tháng 3 đến nay đã có những tín hiệu phục hồi khá tốt. Lượng khách du lịch đạt khoảng 950.000 lượt, tăng 49% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ du lịch đạt khoảng 795 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ. Dự kiến với đà phục hồi này, cuối năm 2022, ngành du lịch Bạc Liêu có thể thu hút lượng khách du lịch đạt khoảng 3,3 triệu lượt, doanh thu du lịch-dịch vụ đạt hơn 3.000 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch oàn Văn Việt, việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long, nhất là việc thành lập Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng và triển khai hiệu quả các nội dung thỏa thuận liên kết, chương trình hành động và kế hoạch công tác là một chủ trương đúng đắn, cách làm phù hợp xu thế, tình hình hội nhập và phát triển hiện nay. ây là cách làm hay, sáng tạo, cần tiếp tục phát huy và nhân rộng hơn nữa.
Các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới với các sản phẩm đặc thù; cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ, giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. iều này càng khẳng định việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đã thật sự tạo “cú huých” và động lực quan trọng đánh thức tiềm năng, thế mạnh du lịch khá phong phú, hấp dẫn của vùng “ất chín rồng” trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Sau mở cửa du lịch: Vắng bóng khách ngoại, lác đác khách nội
Cánh cửa du lịch đã mở toang, song các địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng vẫn lác đác khách, đặc biệt nhiều nơi vắng hẳn bóng khách quốc tế.
Theo ghi nhận của PV VTC News, nhiều thời điểm trong những ngày qua, tại các địa chỉ vốn hút khách từ khi dịch COVID-19 chưa hoành hành như: Chùa Cầu, cầu An Hội cùng các hàng quán nổi tiếng ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam rơi vào tình cảnh lác đác du khách. Đặc biệt, khách quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chia sẻ về hoạt động bán buôn trong những ngày qua, ông Nguyễn Văn Th. - chủ một quán nước giải khát nằm ngay vị trí đắc địa trong khu phố cổ bộc bạch: "Đúng là niềm vui ngắn chẳng tày gang. Phố chỉ thực sự nhộn nhịp được dăm ba ngày nhờ sự kiện khai mạc Năm Du lịch Quốc gia, còn bây giờ khách vắng lắm. Buồn nhất là dù đường bay quốc tế đã được mở lại nhưng vẫn không thấy khách Tây. Hàng chục năm qua, người dân trong khu phố này chủ yếu bán buôn, có của ăn của để cũng nhờ phần lớn vào khách nước ngoài", ông Th. nói.
Đề cập đến việc đón khách quốc tế, đại diện 2 đơn vị chuyên kết nối dòng khách ngoại đến Quảng Nam suốt nhiều năm qua là Trung tâm Lữ hành Hội An và Hội An Express đều bày tỏ sự lo lắng.
Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn - Giám đốc Trung tâm Lữ hành Hội An, từ ngày 15/3 đến nay, trung tâm vẫn chưa đón được bất kỳ một khách quốc tế nào. "Mọi năm, thời điểm tháng 3, rất nhiều khách nước ngoài đã liên hệ với Trung tâm Lữ hành Hội An để đặt dịch vụ khi đến phố cổ Hội An dịp lễ 30/4 - 1/5. Tuy nhiên, chừ đầu tháng 4 rồi mà vẫn không có lấy một khách liên hệ" - ông Tuấn thông tin thêm.
Du khách đến tham quan khu đền tháp Mỹ Sơn trong những ngày qua chủ yếu là khách nội. (Ảnh: Thanh Ba)
Tương tự đô thị cổ Hội An, một di sản văn hóa thế giới khác ở Quảng Nam là khu đền tháp Mỹ Sơn cũng đặt trong tình cảnh lác đác khách nội, vắng bóng khách ngoại.
Bà Văn Thị Cẩm Tú - Phó giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn - thống kê, kể từ khi được chọn thí điểm mở cửa đón khách đến nay, Thánh địa Mỹ Sơn đón khoảng 10.000 khách, trong đó khách quốc tế chỉ đạt tầm 1.000.
Theo bà Tú, thời điểm chưa xuất hiện dịch COVID-19, khách tham quan Mỹ Sơn chủ yếu là khách quốc tế (chiếm 90%). Tuy nhiên, từ thời điểm Chính phủ đồng ý mở lại du lịch để đón khách quốc tế, quần thể kiến trúc của người Chăm Pa vẫn chỉ có lèo tèo khách nước ngoài tới tham quan.
Tại Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, sau hơn nửa tháng mở cửa du lịch, nhiều cửa hàng lưu niệm và thuyền du lịch vẫn chờ khách quốc tế "gõ cửa". Mỗi ngày, miền di sản thiên nhiên thế giới này chỉ đón vỏn vẹn 200 lượt khách trong nước tới tham quan.
Khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng đìu hiu du khách. (Ảnh: Lê Ngọc)
Riêng trong tháng 3, Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đón 15.000 khách tham quan. Phần lớn du khách đến từ Hà Nội và TP.HCM. Ngành du lịch địa phương vẫn đang ngóng đoàn khách nước ngoài đầu tiên đến Phong Nha - Kẻ Bàng.
Ngồi thẫn thờ trên chiếc xuồng giữa dòng sông Son, ông Hoàng Văn Tuấn (52 tuổi, trú thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch) than thở: "Năm nay, du lịch ế quá, hết tháng 3 rồi mà mỗi ngày tôi chỉ chở được một chuyến khách. Đặc biệt, không có khách nước ngoài nên tiền bo cũng không có.
Gia đình tôi bao năm trời sống nhờ nghề chèo thuyền đưa rước khách tham quan trên sông Son, giờ vắng khách, thu nhập ít khiến cuộc sống rất bấp bênh".
Trong khi đó, tại các điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Huế, sau khi mở cửa du lịch, khách nội địa dù có tăng so với trước nhưng khách nước ngoài gần như vắng bóng.
Những ngày cuối tuần thường là thời điểm "vàng" để các điểm du lịch tại Huế đón du khách. Thế nhưng, ghi nhận thực tế tại Đại nội Huế, lượng khách tham quan vẫn khá èo ọt.
Đang cùng gia đình tham quan di tích Đại nội Huế, anh Phúc (du khách đến từ Hải Phòng) cho biết, đây là lần đầu tiên anh đến Huế du lịch. Ấn tượng của anh khi đến đây là khung cảnh êm đềm với vẻ đẹp cổ kính của những cung điện, lăng tẩm. "Song lượng khách đến Huế tham quan lác đác cũng khiến bầu không khí buồn man mác. Có thể nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại dịch bệnh nên hạn chế đi du lịch", anh Phúc chia sẻ.
Tại các điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Huế, khách nội địa dù có tăng so với trước nhưng khách nước ngoài gần như vắng bóng. (Ảnh: Nguyễn Vương)
Theo đại diện Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế, sau khi mở cửa du lịch, lượng khách nội địa đến Huế có tăng nhưng khách quốc tế lại khá hạn hẹp.
"Từ tháng 7/2021, Sở Du lịch xúc tiến 2 đường bay Huế - Seul, Incheon và Huế - Thái Lan. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc đang có chính sách hơi cứng khi khách đến Việt Nam và quay về Hàn. Do đó Sở sẽ thúc đấy đường bay Huế - Thái Lan trước, sau đó sẽ mở lại đường bay Huế - Hàn Quốc, cuối cùng là Nhật Bản", đại diện Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế thông tin thêm.
Không thể có khách trong "một sớm một chiều"
Dù khách du lịch vẫn không đông như mong đợi song ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho rằng quyết định công bố mở cửa toàn diện du lịch quốc tế là tín hiệu rất tốt cho khoảng thời gian từ cuối năm nay trở đi.
"Dẫu du lịch đã mở cửa hoàn toàn nhưng không thể có khách trong một sớm một chiều được. Có chăng chỉ là những nhóm khách nhỏ hoặc từ các quốc gia gần với nước ta. Thêm nữa, mùa cao điểm đón khách châu Âu lâu nay của Quảng Nam là mùa đông nên chúng ta phải chờ đợi thêm vài tháng nữa thì họ mới sang du lịch", ông Thanh nhận định.
"Dẫu du lịch đã mở cửa hoàn toàn nhưng không thể có khách trong một sớm một chiều được. Có chăng chỉ là những nhóm khách nhỏ hoặc từ các quốc gia gần với nước ta."
Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam
Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam, hiện nay sở dĩ chưa có khách quốc tế vì chúng ta đang phụ thuộc vào thời gian để các hãng lữ hành quốc tế chuẩn bị.
"Trong tháng 3, địa phương chủ yếu đón khách nội địa và khách quốc tế đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Còn khách quốc tế ở nước ngoài sang thì phải chờ thêm tới tháng 4, tháng 5.
Dù sao việc mở cửa lại du lịch cũng là dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp không khói đang có dấu hiệu phục hồi. Còn để lấy lại đà phát triển của năm 2019 trở về trước thì phải hết năm 2022 chứ không thể ngày một ngày hai là được. Mình mở cửa thì phải cho du khách nước ngoài họ chuẩn bị tâm lý, thời gian", ông Hồng phân tích.
Dù du lịch đã mở cửa hoàn toàn nhưng không thể có khách trong một sớm một chiều. (Ảnh: Thanh Ba)
Chung quan điểm với lãnh đạo Sở VH-TT&DL cùng Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, quản lý khách sạn 4 sao G.D. (TP Đà Nẵng) cũng cho rằng, để đón khách quốc tế, ngành du lịch vẫn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa vì nhiều yếu tố, đặc biệt là tình hình dịch bệnh.
Theo vị quản lý này, sự kiện Đà Nẵng đón 2 chuyến bay thương mại đầu tiên đưa khách quốc tế từ Singapore ngày 27/3 là tín hiệu mừng, mở ra cơ hội hồi phục ngành du lịch của thành phố nói riêng, cả nước nói chung.
"Tuy nhiên, chúng ta đừng quá vội vàng cho rằng sau 2 chuyến bay đó là ngành du lịch hồi sinh, là khách quốc tế sẽ đổ về nờm nượp. Dẫn chứng như chúng tôi đây, dù thường xuyên lên hệ với các đơn vị lữ hành, tổ chức tour để chào giá đối với khách nước ngoài bằng những ưu đãi đặc biệt nhưng chỉ nhận được một số khách lẻ, đi theo diện lưu trú làm ăn chứ chưa có khách đoàn", vị quản lý khách sạn G.D. nói.
Ông Nguyễn Xuân Tâm, đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ du lịch Lạc Gia (quận Ngũ Hành Sơn), đơn vị chuyên kết nối, điều hành các tour du lịch đưa khách Trung Quốc, Hàn Quốc đến miền Trung, cho hay thực tế Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách cách ly, khoanh vùng kiểu "zero COVID-19" nên chắc chắn người dân nước này sẽ khó đi du lịch ra nước ngoài. Điều này đồng nghĩa chúng ta chưa thể hút được nguồn khách từ đất nước đông dân nhất thể giới.
Với thị trường Hàn Quốc, dù chúng ta đã "mở cửa hết cỡ", các quy định gần như không còn rào cản gì nhưng phía nước bạn lại khác. Đơn cử, Hàn Quốc quy định người dân đi du lịch một số nước (trong đó có Việt Nam) khi trở về phải thực hiện quy định phòng chống dịch nghiêm ngặt, cách ly 7 ngày nên đây cũng là rào cản rất lớn.
Để đón khách quốc tế, ngành du lịch vẫn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa vì nhiều yếu tố, đặc biệt là tình hình dịch bệnh. (Ảnh: Xuân Tiến)
"Dòng khách Trung và Hàn là 2 nguồn khách chính của miền Trung nhưng đang có những rào cản lớn nên khó có thể hy vọng ngày một ngày hai chúng ta đón khách sang du lịch", ông Tâm nhìn nhận.
Đồng tình với đánh giá của ông Tâm về khó khăn trong đón khách Trung, Hàn, bà Thùy, Giám đốc điều hành hãng tour Châu Á tại Đà Nẵng cho rằng thời điểm này, các doanh nghiệp du lịch dịch vụ nên tập trung hướng đến khách nội, phục vụ tốt để duy trì hoạt động trước mắt.
Bà Thùy phân tích thêm, làm du lịch bây giờ phải tính đến phương án lấy ngắn nuôi dài, nghĩa là thu hút khách trong nước để tạo doanh thu. Khi điều kiện chín muồi, khách quốc tế đi du lịch thì mình đã có đủ lực để đón và phục vụ chu đáo.
'Biển hồ' thanh bình ở miền Tây - nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất cực Nam Tổ quốc Nếu mong được hưởng bầu không khí trong lành, không gian yên tĩnh thì Đầm Thị Tường chính là nơi lý tưởng mà bạn đang tìm kiếm. Đầm Thị Tường (còn gọi là Đầm Bà Tường) là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Cà Mau nói riêng và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Nơi đây còn...