Để du lịch cộng đồng tại vùng biển ngày càng hấp dẫn
Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng tại các huyện ven biển Thanh Hóa đã bắt đầu hình thành, có bước khởi đầu triển vọng. Tuy vậy, vì nhiều nguyên nhân, sức hấp dẫn từ loại hình du lịch này vẫn chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng.
Những du khách trẻ tuổi thích thú được trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hoằng Trường ( Hoằng Hóa) hè 2019.
Qua khảo sát từ Tổng cục Du lịch, khu vực miền Trung (từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận) được xem là những mảnh đất vàng để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, khám phá này. Tại Thanh Hóa, những địa phương ven biển Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia được xem là những “mảnh đất vàng” để đưa du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh việc khai thác du lịch theo truyền thống, loại hình du lịch cộng đồng tại các vùng biển đang là thị hiếu được nhiều du khách trong nước quốc tế quan tâm, yêu thích.
Theo đánh giá của Phòng Quản lý Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mô hình du lịch cộng đồng hay còn gọi là homestay tại vùng biển đang được xem là “làn gió mới” trong sự phát triển chung của du lịch tỉnh nhà. Thanh Hóa có tiềm năng lớn và những điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình homestay. Những bãi tắm đẹp, thoai thoải hoang sơ, những xóm, làng chài đã tồn tại hàng trăm năm nay với những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng, những tập tục sinh hoạt, đời sống của người dân vùng biển, kèm theo đó là những ngành nghề kinh tế biển, những đặc sản, sản vật của từng địa phương… là những yếu tố thuận lợi để phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Qua khảo sát thực tế, cách đây hơn 2 năm, tại một số xã của huyện Tĩnh Gia như: Hải Ninh, Hải Châu, Hải Thanh, Hải Bình, xã đảo Nghi Sơn; hay tại xã Quảng Lợi (Quảng Xương)… đã xuất hiện nhiều hộ làm du lịch cộng đồng.
Dù mới chỉ là những bước đi ban đầu nhưng các hộ đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất như nhà nghỉ cho cá nhân, gia đình, nhà hàng… kèm theo đó là các chương trình khám phá, trải nghiệm thực tế tại làng chài như: Thăm lồng bè nuôi hải sản; tham quan phong cảnh đẹp vùng biển bằng thuyền đánh bắt cá; trải nghiệm những phong tục, tập quán, đời sống, lao động của người dân địa phương…
Sau quá trình trải nghiệm, khám phá, du khách còn được thưởng thức những đặc sản, sản vật đặc trưng của địa phương qua những món ăn tươi ngon nhất, những sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến. Theo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tĩnh Gia, mặc dù hiện nay huyện chưa có đề án về phát triển du lịch cộng đồng, tuy vậy, địa phương vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ dân có nhu cầu làm du lịch cộng đồng.
Video đang HOT
Huyện, xã đều có hướng dẫn, định hướng để các hộ làm du lịch cộng đồng vừa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tạo thêm việc làm, đồng thời không ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển du lịch và kinh tế – xã hội của địa phương. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có trên dưới 10 hộ làm du lịch cộng đồng, trong đó chủ yếu tại bãi Đông (Nghi Sơn), Hải Hòa, Hải Bình, Hải Ninh…
Trong khi đó, tại một số địa phương khác như Quảng Xương, Hoằng Hóa cũng đã có nhiều hộ làm du lịch cộng đồng như khu vực biển Tiên Trang (Quảng Lợi, Quảng Xương), Linh Trường, Hải Tiến (Hoằng Hóa)… Tháng 4-2019, huyện Hoằng Hóa đã ra mắt mô hình du lịch cộng đồng khám phá tại xã Hoằng Trường. Đây là địa bàn có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng như: Trước mặt ngắm biển xanh, sau lưng ngắm dãy núi Linh Trường hùng vĩ, dưới chân núi Linh Trường sông Lạch Trường uốn lượn, tạo nên bức tranh “sơn thủy hữu tình”, có cảng cá Lạch trường, bãi nuôi ngao tự nhiên, nhiều di tích văn hóa, lịch sử…
Qua khảo sát thực tế, huyện đã lựa chọn 8 hộ gia đình của xã Hoằng Trường làm điểm lưu trú của du khách, đủ điều kiện tham gia mô hình du lịch cộng đồng. Anh Nguyễn Đình Cúc ở thôn Liên Minh, xã Hoằng Trường – một trong 8 hộ làm du lịch cộng đồng chia sẻ: Gia đình tôi rất phấn khởi khi được chọn để tham gia mô hình du lịch cộng đồng. Trong năm đầu tiên làm mô hình này nên chúng tôi vừa học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để duy trì lâu dài hơn.
Các hộ làm du lịch cộng đồng đều được ngành, Hiệp hội Du lịch tỉnh, huyện tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng, được tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn. Dù thu nhập trong năm đầu tiên chưa phải là cao song đó là những tín hiệu khả quan với gia đình tôi để tiếp tục gắn bó, duy trì trong những năm tiếp theo. Trên thực tế, nhu cầu của du khách là rất lớn vì vậy, gia đình sẽ tiếp tục mạnh dạn đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất để phục vụ du khách tốt hơn, góp phần quảng bá hình ảnh của xã cũng như huyện Hoằng Hóa đến với du khách.
Được biết, trong những năm tới, huyện Hoằng Hóa sẽ phối hợp với các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành xây dựng các tour du lịch trong đó gắn với các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Sự phát triển của du lịch cộng đồng tại vùng biển xứ Thanh là khả quan, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đem lại sự hấp dẫn cho du khách như: Dịch vụ đơn điệu, tính liên kết, bổ trợ còn hạn chế nên số khách lưu trú ít, doanh thu không cao; kỹ năng nghiệp vụ du lịch của người dân còn thiếu và yếu; chưa có khu vệ sinh công cộng đạt chuẩn, công tác quảng bá, giới thiệu chưa được quan tâm…
Vì vậy, trong những năm tới, tỉnh ta cần có định hướng phát triển cụ thể cho loại hình du lịch cộng đồng tại vùng biển, có sự đầu tư trọng điểm, phù hợp để xây dựng thành sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh ta, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương.
Bài Và Ảnh: Mạnh Cường
Theo baothanhhoa.vn
Về xứ Thanh nghe biển hát ngày nắng
Với 102 km bờ biển trải dài từ Nga Sơn vào tận Tĩnh Gia, có lẽ không quá khi nói Thanh Hóa là một điển hình của xứ biển.
Sáng nay (13-4), vào lúc 9h30, những dàn xe hoa lộng lẫy cùng các vũ điệu quyến rũ của các vũ công Châu Âu biểu diễn trên các tuyến đường của TP Sầm..
Biển Sầm Sơn, điểm hấp dẫn du khách. Ảnh: Lê Hợi
Hè chớm về trên xứ biển. Sau chuỗi ngày im lìm và cô quạnh, mặc cho sóng xô, gió lùa và mặt trời trốn ngày đông, ngủ vùi dưới lòng biển; những bãi cát tít tắp còn thưa vắng bước chân người, đang đón những vạt nắng đầu mùa ngơ ngác, vàng dịu và ngọt ngào. Còn biển, tưởng chừng như ngàn đời nay vốn vậy, vẫn dịu êm mà cồn cào sóng, vẫn thẳm sâu huyền bí mà phóng khoáng đam mê, vẫn mênh mang vô cùng mà gần gũi với đời người, vẫn bão giông vô tình mà nhiệt tình tận hiến. Hai mặt đối lập và hài hòa của biển chưa khi nào thôi hấp dẫn và thôi thúc con người tìm về, bằng niềm háo hức chẳng thể gọi thành tên và tình yêu như muốn tan vào cái dáng dấp thanh xuân phơi phới của những vụng biển, cồn cát, rặng phi lao đang say sưa khúc hoan ca của thiên nhiên bất tận, xinh đẹp và đầy ý vị hàm xúc.
Đứng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tự nhiên, vốn được tạo hóa kỳ công nhào nặn, đắp đổi, xoay vần suốt hàng triệu năm, mới thấy được sự nhỏ bé nhưng cũng đầy sức mạnh của con người trong công cuộc đấu tranh sinh tồn, chế ngự và hòa hợp với tự nhiên. Đồng thời, cũng để thấm thía hơn câu nói của tiền nhân, rằng tinh anh của đất trời tạo ra núi sông dù đẹp đến đâu cũng trở nên vô nghĩa khi con người ta không nhìn thấy vẻ đẹp, giá trị và sở hữu nó. Yêu thích cái đẹp là bản tính, là nhu cầu của con người và chinh phục, thụ hưởng mọi vẻ đẹp tự nhiên - vốn còn vô vàn bí ẩn - là khao khát luôn tồn tại trong con người. Để rồi, du lịch đang trở thành một con đường - có lẽ là nhẹ nhàng và đơn giản hơn cả - để con người vỗ về bản tính và thỏa mãn đam mê.
Với 102 km bờ biển trải dài từ Nga Sơn vào tận Tĩnh Gia, có lẽ không quá khi nói Thanh Hóa là một điển hình của xứ biển. Biển, với những tính chất rất đặc biệt và riêng có, đã hình thành nên ở xứ sở này những đặc trưng vùng đất, tính cách con người, phương thức sinh hoạt, cách thức mưu sinh cũng mang nhiều nét riêng có. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp bất tận của biển đang trở thành nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá, giàu tiềm năng khai thác và phát triển, để mang đến một cuộc chuyển mình cho những làng chài bao đời cắm chân trên triền cát nóng giãy, hay những vùng đất bị "lãng quên" giữa vô vàn con sóng bạc đầu. Du lịch nghỉ dưỡng biển là một trong những loại hình du lịch sơ khai nhất của Thanh Hóa, được người Pháp khai phá ở Sầm Sơn hơn 1 thế kỷ trước. Sau một vài thập kỷ được manh nha phát triển trở lại, những bãi biển xưa kia là nơi tàu thuyền phơi mình buồn chán sau chuỗi ngày bám biển, nay đã trở thành điểm hẹn của hàng triệu người mỗi độ hè về.
Đến xứ Thanh mùa biển gọi, với những người yêu thích sự náo nhiệt và tiện nghi hiện đại, hẳn không thể bỏ qua những bãi biển đẹp bậc nhất là Sầm Sơn, Hải Tiến hay Hải Hòa. Nếu Sầm Sơn, cái dải đất mảnh mai cõng trên lưng một đô thị du lịch mới tràn căng sức sống, thật xứng với cái tên ngọc bích của đại dương; thì Hải Tiến đẹp vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh sắc thiên tạo và những công trình nhân tạo soi bóng bên mép nước. Hoặc du khách cũng đừng quên quá chân về biển Hải Hòa, để ngắm nhìn dải cát trắng tít tắp, vừa nô đùa cùng sóng nước đã mất hút trong cánh rừng phi lao già. Còn nếu du khách đã ngại bon chen trên những bãi biển kín người, thì Bãi Đông (Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia) lại là một gợi ý thú vị. Vụng nước xinh đẹp, yên bình và tĩnh lặng này là chốn nghỉ ngơi lý tưởng, giúp du khách xốc lại tinh thần, chữa lành những tổn thương cho tâm hồn được thả sức bay bổng giữa không gian nước trời một sắc. Còn gì thú vị hơn là được đón bình minh trên bãi cát vàng óng, trước mặt là vạn dặm trùng khơi, sau lưng là non xanh mây trắng; hay chạy đua cùng quả cầu lửa dần chìm vào lòng biển, để thấy hoàng hôn nơi cửa biển cơ man là màu sắc diệu kỳ.
Dẫu vẫn chậm hơn vài nhịp phát triển so với những bãi biển đẹp nổi tiếng, vốn là nơi đứng chân của những khu du lịch nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu Việt Nam như Nha Trang, Mũi Né hay Vũng Tàu. Song, vẻ đẹp của biển xứ Thanh vẫn có thể mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng để thêm một lần trở lại. Ngoài những cái tên đã trở nên quen thuộc, thì một dải bờ biển Nam Sầm Sơn, bãi biển Quảng Vinh (TP Sầm Sơn), bãi biển Quảng Lợi (huyện Quảng Xương), bãi biển Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia)... cũng là những "ứng cử viên" sáng giá cho du khách khám phá, nhờ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ và khí hậu trong lành. Ngoài ra, đi liền với trên 100 km bờ biển là một hệ cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, với vô số dãy núi đâm ngang, tạo nên các vũng xen kẽ giữa các cửa lạch như vũng Gầm, vũng Thủy, vũng Biện, Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Ghép và hệ thống các đảo lớn, nhỏ như đảo Mê, đảo Nghi Sơn, hòn Nẹ... đang là nguồn tài nguyên rất giàu tiềm năng, đang chờ được khai phá.
Thấy được vẻ đẹp bên ngoài là chưa đủ, nếu chưa khám phá hết vẻ đẹp cùng giá trị tiềm ẩn bên trong và nhất là có thể "sở hữu" được vẻ đẹp ấy bằng những trải nghiệm của cá nhân mỗi người, để mang về sức khỏe cho tâm hồn lẫn thể xác và để tích lũy được phần nào kiến thức cùng kinh nghiệm cho bản thân. Đó có lẽ là những điều đáng cho con người tạm rũ bỏ những lo toan, để tìm về nơi biển hát ngày nắng.
Theo baothanhhoa.vn
Yên Bái tổ chức Festival dù lượn "Bay trên mùa vàng" Fesival dù lượn "Bay trên mùa vàng" diễn ra tại bản Lìm Mông, xã Cao Phạ, một trong những điểm bay dù lượn đẹp nhất thế giới. Hôm nay (21/9), huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái khai mạc Fesival dù lượn "Bay trên mùa vàng" tại bản Lìm Mông, xã Cao Phạ, một trong những điểm bay dù lượn đẹp nhất thế...