‘Để dự án bô xít vận hành rồi hãy đánh giá’
Thừa nhận giá alumin hiện thấp hơn thời điểm tính toán 10% song Bộ trưởng Công Thương cho rằng giá không cố định, vì vậy cần cho dự án bô xít vận hành một thời gian để có cơ sở hơn trong việc đánh giá hiệu quả.
Lần xuất hiện thứ 4 tại chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời” tối 10/3, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng phân tích về tính khả thi, hiệu quả kinh tế xã hội cũng như một số lo ngại về môi trường tại hai dự án bô xít Tây Nguyên
- Một số chuyên gia cho rằng không nên triển khai dự án bô xít Tây Nguyên nhưng thực tế, dự án vẫn được thực hiện. Vậy, theo Bộ trưởng, cơ sở để triển khai các dự án này là gì?
- Theo kết quả thăm dò, trữ lượng bô xít của Việt Nam là khoảng 10 – 11 tỷ tấn và là một trong một số ít nước được đánh giá là có trữ lượng bô xít lớn trên thế giới tập trung chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên. Dự báo, nhu cầu nhôm trong nước vào năm 2020 sẽ khoảng 0,75 – 1,0 triệu tấn và năm 2030 khoảng 1,6-2,0 triệu tấn. Thực tế, nhu cầu hiện tại khoảng nửa triệu tấn và hàng năm ta phải chi khoảng trên 1 tỷ USD nhập khẩu. Hiện Việt Nam phải nhập khẩu 100% nhôm kim loại, nên việc triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến bô xít, trong đó giai đoạn đầu là chế biến alumin là hết sức cần thiết. Dự án sẽ giúp cho vùng đất còn rất nhiều khó khăn này có cơ hội phát triển kinh tế xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Như vậy, việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bô xít là chủ trương đúng đắn được Đảng, Nhà nước xem xét thận trọng. Vì đây là một lĩnh vực công nghiệp mới, Việt Nam chưa có kinh nghiệm, nên quan điểm chỉ đạo là trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch. Nếu phát sinh bất cập thì phải kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, hiện nay, chúng ta mới đầu tư thí điểm 2 dự án Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).
- Dự án Tân Rai chậm tiến độ hơn 2 năm còn Nhân Cơ chậm tiến độ hơn một năm. Lý do của sự chậm trễ này là gì, thưa Bộ trưởng?
- Nguyên nhân khách quan là các dự án có công nghệ khá phức tạp, lần đầu tiên được đầu tư ở Việt Nam và được thi công trong điều kiện hết sức khó khăn của vùng Tây Nguyên. Thi công hồ bùn đỏ kéo dài do phải rà soát, tái thẩm định thiết kế kỹ thuật và bổ sung các giải pháp để đảm bảo an toàn cho công trình. Quan điểm của tôi là phải chấp nhận kéo dài nhưng đổi lại sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn công trình. Nguyên nhân chủ quan là Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong quản lý đầu tư các dự án loại này. Giai đoạn đầu, do chưa thực hiện thật tốt công tác tuyên truyền, giải thích nên một bộ phận trong dư luận xã hội chưa đồng thuận khiến một số hạng mục đã phải tạm giãn tiến độ chờ xem xét.
Cuối tháng 12/2012, dự án Tân Rai đã sản xuất thử thành công sản phẩm alumin đầu tiên với chất lượng được đánh giá cơ bản đạt yêu cầu. Dự án Nhân Cơ nay đã thực hiện được hơn 50% khối lượng xây lắp và dự kiến nửa đầu năm 2014 sẽ đưa vào vận hành.
Bộ trương Công Thương Vũ Huy Hoàng: “Không thể để xảy ra tình trạng sau khi hoàn tất việc thí điểm lại phát sinh các hậu quả tiêu cực về môi trường mà không thể khắc phục.”. Ảnh: Hoàng Hà
- Giá alumin hiện nay đã giảm xuống mức 326,5 USD mỗi tấn, thấp hơn nhiều dự toán ban đầu, vậy hiệu quả của 2 dự án được đánh giá trên những cơ sở nào?
Video đang HOT
- Đúng là giá alumin hiện tại thấp hơn giá tính toán tại thời điểm phê duyệt dự án khoảng 10%. Nhưng tôi cho rằng, xem xét hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư lớn, thời hạn hoạt động dài 30 – 40 năm… cần phải dựa trên những tính toán dài hạn.
Giá alumin trên thị trường thế giới hiện thấp hơn đầu năm 2009 – thời điểm phê duyệt dự án, nhưng cũng như đối với các kim loại mầu khác, không ai đảm bảo rằng mức giá này sẽ cố định như thế trong vòng 5 hoặc 10 năm tới. 2 dự án thí điểm không thuần tuý là dự án kinh doanh của một doanh nghiệp mà với xã hội điều lớn hơn là hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội đối với phát triển vùng, phát triển ngành và phát triển nền kinh tế.
Quan điểm của tôi là hãy để dự án vận hành một thời gian rồi chúng ta sẽ có cơ sở hơn trong xem xét và đánh giá hiệu quả của dự án. Có lẽ đó là cách tiếp cận khách quan và phù hợp. Thêm nữa, cùng với việc chủ đầu tư tiếp tục rà soát, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị… thì chắc chắn hiệu quả sẽ được tăng lên.
- Dừng triển khai dự án cảng Kê Gà là bằng chứng cho thấy những tính toán trong việc triển khai các dự án bô xít chưa thực sự chặt chẽ. Ý kiến Bộ trưởng thế nào?
- Theo thiết kế ban đầu, dự án đầu tư xây dựng cảng Kê Gà được lập với quy mô công suất năm 2015: 3,5 triệu tấn mỗi năm; năm 2020: 17,5 triệu tấn mỗi năm; năm 2030: 37 triệu tấn/năm. Kê Gà là cảng tổng hợp phục vụ cho các dự án bô xít – nhôm của Vinacomin và các dự án khai thác chế biến Titan.
Tuy nhiên, trong quá trình xem xét lại Quy hoạch bô xít, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh cho phù hợp theo hướng quy mô khác thác và chế biến nhỏ hơn trước. Tổng công suất của 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ với khoảng 1,3 triệu tấn mỗi năm, thấp hơn nhiều so với thiết kế ban đầu. Mặt khác, hiện tỉnh Bình Thuận đã có cảng Vĩnh Tân và đang chuẩn bị lập dự án xây dựng cảng trung chuyển than cho khu vực phía Nam, việc khai thác Titan cũng đang tạm dừng cho đến khi có dự án chế biến sâu…, thì việc dừng xây dựng cảng Kê Gà là hợp lý. Trong thực tế hầu như chưa có sự đầu tư đáng kể nào cho dự án này.
- Chúng ta sẽ tính toán thế nào nếu sau khi hoàn tất việc thí điểm 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, những tác động đến môi trường là không thể sửa chữa, đặc biệt là vấn đề bùn thải từ các dự án này ?
- Tác động môi trường là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như dư luận quan tâm đặc biệt. Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tiến hành thận trọng các khâu có liên quan đến an toàn công trình, từ thiết kế hồ bùn đỏ đến bảo vệ môi trường, biện pháp xử khi có sự cố. Khi xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, chúng ta đã cử đoàn sang khảo sát để rút kinh nghiệm cần thiết.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang hoàn thiện đề tài ở quy mô thử nghiệm, để chuyển sang quy mô công nghiệp việc nghiên cứu xử lý bùn đỏ để thu hồi lại xút, sản xuất sắt xốp, xỉ. Nếu thành công, sẽ mang lại nguồn thu bổ sung cho dự án, vừa giảm chi phí đầu tư. Với sự vào cuộc của nhiều cơ quan cùng các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tôi cho rằng, chúng ta có thể yên tâm về vấn đề môi trường tại 2 dự án trên. Nghĩa là không thể để xảy ra tình trạng sau khi hoàn tất việc thí điểm lại phát sinh các hậu quả tiêu cực về môi trường mà không thể khắc phục.
Theo VNE
Nhiệm vụ "sát sườn" cho 4 Bộ trưởng vừa đăng đàn
Bộ trưởng Công thương cần báo cáo về an toàn thủy điện vào kỳ họp cuối năm tới. Bộ trưởng Xây dựng phải giải quyết được tình trạng đóng băng bất động sản. Thống đốc NHNN phải lành mạnh hóa được hệ thống ngân hàng vào năm 2015...
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4. Biểu quyết về toàn bộ nội dung Nghị quyết, 481/484 đại biểu có mặt thông qua (đạt hơn 96%), chỉ 3 đại biểu bỏ "phiếu chống".
Đánh giá chung về phiên chất vấn, Quốc hội thống nhất nhận định, phiên chất vấn đã diễn ra dân chủ, công khai, nhận được sự quan tâm theo dõi, giám sát của người dân cả nước. Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi thẳng thắn, xây dựng, tập trung vào những vấn đề lớn, nội dung phong phú và sắc sảo. Các thành viên Chính phủ tập trung trả lời vào nội dung các câu hỏi, giải đáp hầu hết các vấn đề đặt ra, đưa ra được các giải pháp cần thiết; đồng thời nghiêm túc nhận trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
Quốc hội ghi nhận các giải pháp tích cực mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của Chính phủ đã cam kết khi trả lời chất vấn.
Trước đó, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá, việc trả lời chất vấn của một số thành viên Chính phủ có mặt còn lúng túng, chưa đi thẳng vấn đề, chưa đề ra các giải pháp tích cực để chỉ đạo khắc phục những tồn tại, yếu kém của bộ, ngành mình vào Nghị quyết này.
Xác nhận thực tế, có một số câu trả lời lung túng, chưa đi thẳng vấn đề như đại biểu đánh giá, nhưng UB Thường vụ cho rằng số lượng những câu trả lời như vậy không nhiều nên giữ nguyên những đánh giá, ghi nhận tích cực như trên.
Đối với các yêu cầu đề ra với mỗi Bộ trưởng về việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội, UB Thường vụ đã tiếp thu nhiều ý kiến, đề xuất của đại biểu để hoàn thành bản Nghị quyết với những nhiệm vụ rất cụ thể.
Từ trái qua phải: Bộ trường Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được giao triển khai các biện pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài; khuyến khích tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất, quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, hạn chế nhập siêu, chống buôn lậu, hàng lậu; giải quyết hàng tồn kho, bảo đảm sang năm 2013 hàng tồn kho sẽ giảm dần theo cơ cấu ngành; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn hàng, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nâng cao đời sống của người dân.
Riêng về vấn đề thủy điện, Bộ được giao tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể về thủy điện để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013). Việc rà soát phải xác định rõ các dự án phải dừng, phải điều chỉnh hay được tiếp tục triển khai. Nguyên tắc khi làm thủy điện, phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối các công trình thủy điện, trồng rừng thay thế.
Cóý kiến đại biểu đề nghị bổ sung vào Nghị quyết nội dung yêu cầu bảo đảm an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2 và các công trình thủy điện khác. Song đề xuất này không được thể hiện.
Quốc hội nhấn mạnh, trong năm 2013, Chính phủ cần ban hành chính sách đặc thù cho đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện; tập trung giải quyết vấn đề đền bù, tái định cư các công trình thủy điện, bao gồm cả những tồn tại, vướng mắc của các dự án thủy điện Hòa Bình, Sơn La.
B ộ tr ưở ng Xây d ự ng Trịnh Đình Dũng nhận yêu cầu tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, xử lý đất bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu và xử lý nợ xấu. Ông Dũng cũng được giao lập kế hoạch giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp, tạo ra chuyển biến tích cực trong lĩnh vực vào cuối 2013.
Bộ Xây dựng cũng được "lệnh" tăng cường thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, rút ruột công trình trong xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi. Cụ thể, đến hết năm sau phải hoàn thành việc xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật, các loại đơn giá đầu tư, đơn giá xây dựng để làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư và thanh quyết toán công trình được kịp thời, công khai, minh bạch; tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh để hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của ngành xây dựng.
Th ố ng đ ố c NHNN Nguyễn Văn Bình phải tập trung điều hành chính sách tiền tệ. Mốc thời hạn cụ thể là năm 2013 phải tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính. Năm 2015, ông Bình cần xây dựng được một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải gắn với giải quyết chất lượng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, công ty tài chính và giải quyết nợ xấu, giảm nợ xấu.
Vấn đề điều hành hoạt động của thị trường tín dụng, bảo đảm cung ứng vốn cho sản xuất những ngành sản xuất, mặt hàng quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế; đồng thời kiềm chế lạm phát theo chỉ tiêu khống chế dưới 8% cũng là nhiệm vụ được nhấn mạnh với Thống đốc Bình.
Quốc hội yêu cầu người đứng đầu ngành ngân hàng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường vàng; làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng; bảo đảm lợi ích của người dân; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
B ộ tr ưở ng Y t ế Nguyễn Thị Kim Tiến được nhắc cần triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo chuyển biến trong việc nâng cao y đức trong ngành y tế; khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý khám, chữa bệnh, nhất là dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân.
"Trong năm 2013, tăng cường quản lý thuốc, giá thuốc, viện phí để bảo đảm chi phí hợp lý, có lộ trình phù hợp với điều kiện và thu nhập của người dân" - Nghị quyết nêu rõ.
Vấn đề bảo đảm quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cũng giao hạn từ nay đến hết năm 2013 phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và không bảo đảm vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng thực phẩm tiêu dùng cho người dân.
Ngoài ra, ngành y tế phải nỗ lực có biện pháp tích cực, hiệu quả để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh.
Về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết về chất vấn đối với 9 Bộ trưởng đăng đàn trong 2 kỳ họp trước, Quốc hội cũng đánh giá cao những kết quả bước đầu và yêu cầu 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn kỳ này tiếp tục nghiêm túc thực hiện các lời hứa, báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Quốc hội cũng giao UB thường vụ Quốc hội tổ chức thêm các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của thường vụ. Hội đồng dân tộc, các UB của Quốc hội tổ chức các phiên họp giải trình của các Bộ trưởng, trưởng ngành về những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của mình cũng như trường hợp nhận được cử tri kiến nghị và ĐBQH chất vấn.
Theo Dantri
Vì sao Petrolimex "thống trị" sân chơi có 13 doanh nghiệp? "Kinh doanh xăng, dầu của chúng ta hiện nay chưa có thị trường cạnh tranh, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bất cập về xăng, dầu hiện nay", đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) đặt vấn đề với Bộ trưởng Công Thương. Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về xăng dầu, đại...