Đe dọa vũ lực, TQ hãy nhớ đã từng thảm bại trước VN
Le Figaro cho rằng, TQ cần nhớ lại trong quá khứ, đã có lúc lãnh đạo nước này lớn tiếng đòi “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng cuối cùng đã thất bại thảm hại.
Đe dọa vũ lực, TQ hãy nhớ đã từng thảm bại trước VN
Trong bài viết với tựa đề “Bắc Kinh phủ bóng vũ lực trên biển Đông”, báo Pháp Le Figaro cho rằng, Trung Quốc, vốn đang say sưa trên đà lớn mạnh, đã theo đuổi tham vọng biển đảo, đòi hỏi chủ quyền (phi lý và phi pháp – PV) trên gần như toàn bộ biển Đông, gây sứt mẻ mối quan hệ với các nước láng giềng.
Những sự việc xảy ra gần đây ở Biển Đông cho thấy Trung Quốc ngày càng ngạo mạn và sẵn sàng áp đặt luật lệ riêng của mình tại thực địa để đòi hỏi, yêu sách. Một số báo chính thức của Trung Quốc còn không ngần ngại kêu gọi Bắc Kinh dùng vũ lực để đạt được mục đích.
Theo Le Figaro, Trung Quốc đã bỏ ngoài tai những cảnh báo của Washington về việc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Phó tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và nhiều nghị sĩ Mỹ đều đã lên tiếng, gọi đây là một hành động “ khiêu khích”, “gây căng thẳng” và tỏ rõ sự quan ngại.
Trong khu vực, Trung Quốc đã gây ra tranh chấp với Nhật Bản, Brunei, Malaysia… Đối với Hà Nội và Manila, Bắc Kinh tỏ thái độ hung hăng hơn cả. Thời báo Hoàn Cầu hôm 16/5 đã đăng một bài viết sặc mùi diều hâu hiếu chiến, cho rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng dùng vũ lực trước thái độ mà Trung Quốc gọi là “khiêu khích” của Việt Nam và Philippines.
Hoàn Cầu còn cho rằng “Việt Nam và Philippines chưa cập nhật hiểu biết về Trung Quốc, nên vẫn tưởng rằng Trung Quốc có thể dễ dàng bị đẩy lui chỉ vì áp lực.”
Theo nhận định của Le Figaro, Trung Quốc có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh hơn nhiều so với Việt Nam. Thế nhưng, nếu có ý đồ dùng vũ lực với Việt Nam thì Trung Quốc cũng cần nhớ lại rằng trong quá khứ, đã có lúc lãnh đạo nước này lớn tiếng đòi “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng cuối cùng Bắc Kinh đã thất bại thảm hại. Báo Pháp cho rằng, trong lịch sử, cả Pháp, Mỹ cũng đã không lay chuyển được ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Le Figaro dẫn lời của một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên nhận định: Việc đặt giàn khoan của Trung Quốc là một hình thức yêu sách chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp vũ lực và đe dọa. Đồng thời, vẫn theo quan chức này, hành động của Trung Quốc làm căng thẳng mối quan hệ Trung-Mỹ vì đặt ra các vấn đề về khả năng làm việc chung của hai quốc gia này tại châu Á. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn giữ thái độ ngang ngược, cố chấp. Có vẻ như Trung Quốc coi sự bột phát căng thẳng này là để cản trở chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: TQ trắng trợn, Mỹ cần xoay trục thật
Tình hình Biển Đông: TQ tăng cường tàu tên lửa tấn công nhanh, "bóp méo" về Biển Đông, còn Việt Nam vẫn duy trì phương châm mềm dẻo, tránh va chạm...
Trung Quốc không rút giàn khoan, Mỹ cần giúp Việt Nam
Thông tấn xã Đài Loan ngày 17/5 dẫn phân tích của Elizabeth Economy và Michael Levi, 2 học giả cao cấp từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ kiến nghị, nếu Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu (rút giàn khoan Hải Dương- 981) thì chính phủ Mỹ nên tăng cường bố trí lực lượng hải quân giúp đỡ Việt Nam đồng thời hạn chế, kiểm soát hoạt động của Công ty Dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) - chủ sở hữu giàn khoan 981 tại Mỹ.
Hai học giả này cho rằng tình hình Biển Đông hiện nay đang nghiêm trọng hơn rất nhiều so với trước đây, "hạm đội" tàu Trung Quốc cạnh giàn khoan Hải Dương- 981 không chỉ đại diện cho cuộc chiến cướp bóc tài nguyên mà còn là hành động ngày một cứng rắn, thái độ ngang ngạnh trên nhiều phương diện của Trung Quốc mà Mỹ phải đối mặt.
Video đang HOT
Học giả Elizabeth Economy.
Ngoài ra theo Elizabeth Economy và Michael Levi, Mỹ nên điều chỉnh phong cách "điều binh trên giấy" của mình, mặc dù Mỹ không có trách nhiệm giúp Việt Nam phòng thủ nhưng với chính sách tái cân bằng chiến lược châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cần nhanh chóng ổn định tình hình khu vực trong khi hành động của Trung Quốc đang thách thức chính sách của Mỹ.
Cảnh sát Biển Việt Nam cương quyết, mềm dẻo tránh va chạm
Theo phóng viên TTXVN đang tác nghiệp tại Hoàng Sa, 7h30, ngày 17/5, biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam lại cơ động tiếp cận mục tiêu - nơi mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981. Cùng hướng với tàu CSB 8003 còn có các tàu CSB 4032; 1516; 2013; 2015 và 2016.
Nhưng vào thời điểm căng thẳng nhất vẫn có khoảng 30 tàu cá của ngư dân miền trung ra đây hoạt động khai thác thủy sản, khẳng định quyết tâm cùng các lực lượng chức năng bám biển, bảo vệ chủ quyền.
8h10, trên hướng tiến vào mục tiêu, tàu CSB 8003 phát hiện tàu Quân sự của Trung Quốc cách tàu khoảng 8,5 hải lý. Mặc dù vậy, các biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam vẫn giữ nguyên hướng hành trình.
8h20, khi cách mục tiêu chừng 10 hải lý, phóng viên đã nhìn thấy rõ hàng loạt các tàu của Trung Quốc xuất hiện triển khai các phương án và tiến hành chạy cắt các mũi tàu của CSB Việt Nam. Lúc này những cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ cảnh giới trên tàu CSB 8003 đã vào vị trí làm nhiệm vụ.
Các tàu Trung Quốc vây hãm và phun nước vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
Tàu 8003 phát loa tuyên truyền khẳng định chủ quyền và chỉ rõ những hành vi xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Bất ngờ, tàu Trung Quốc tăng tốc, chuyển hướng cắt ngang và dừng lại trước mũi tàu CSB 8003 ở khoảng cách không đầy 30m.
Đây là hành vi khiêu khích hết sức nguy hiểm nhằm tìm cách vu cáo cho tàu Việt Nam gây ra va chạm và tạo cớ đẩy vấn đề đi xa hơn. Song trước hành động khiêu khích của tàu Trung Quốc, tàu Cảnh sát biển 8003 của Việt Nam đã khéo léo lùi tránh để không xảy ra va chạm.
10h, từ xa phía mạn trái của tàu CSB 8003 là tàu CSB 2016 của Việt Nam đang bị 6 tàu của Trung Quốc tạo thành gọng kìm vây hãm. Song tàu CSB 2016 đã tăng tốc và thoát khỏi sự vây hãm này.
Phương châm kiên quyết, mềm dẻo, khôn khéo, tránh va chạm và xung đột đã được các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam kiên trì thực hiện trong suốt những ngày qua.
Trung Quốc tăng cường tàu tên lửa, trắng trợn "bóp méo" về Biển Đông
Sáng ngày 17/5, Trung Quốc đưa thêm 2 tàu mới là tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 755 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 789 đến khu vực giàn khoan để truy đuổi tàu cảnh sát biển 4033 của ta.
Đây là 2 tàu cực kỳ nguy hiểm khi lần đầu tiên xuất hiện trên vùng biển Việt Nam, luôn chạy sát với tàu cảnh sát biển Việt Nam ở khoảng cách chừng 400m.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Chiều 16/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo quốc tế về vấn đề Biển Đông do Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh chủ trì và Vụ Trưởng Vụ Biên giới Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Âu Dương Ngọc Tịnh tham dự.
Người phát ngôn khi giới thiệu về bối cảnh vẫn lặp lại giọng điệu Việt Nam "quấy nhiễu" hoạt động bình thường của phía Trung Quốc, và vì lý do thời gian hạn hẹp nên đề nghị phóng viên hỏi tập trung về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.
ông Âu Dương Ngọc Tịnh thông báo rằng có một số diễn biến mới nên Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo để thông báo cho phóng viên, đầu tiên là công bố một vài hình ảnh về vị trí của giàn khoan, ông Âu muốn chứng minh với phóng viên quốc tế rằng vị trí này cách đảo Tri Tôn 17 hải lý, còn cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý.
Phía Trung Quốc đổ hoàn toàn trách nhiệm cho Việt Nam, bóp méo sự thật một cách trắng trợn rằng Việt Nam đem một lượng lớn tàu ra "quấy nhiễu" - con số được đưa ra là 63 tàu, tăng gấp đôi so với họp báo hôm 8/5.
Ông Âu Dương Ngọc Tịnh còn thống kê từ 2/5 đến nay, tàu Việt Nam đã đâm 560 lần vào tàu Trung Quốc, trong đó ngày 13/5 cao nhất lên đến 160 lần.
Đáng phẫn nộ hơn khi ông Âu Dương Ngọc Tịnh còn chỉ trích Việt Nam lừa gạt dư luận quốc tế và đã đưa ra một số bức ảnh va chạm tại hiện trường với mong muốn có thể thay đổi cách nhìn của phóng viên quốc tế.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên quốc tế, Vụ trưởng Âu Dương Ngọc Tịnh nhắc đi nhắc lại ba điểm: một là vùng biển hạ đặt giàn khoan không thuộc vùng biển tranh chấp với Việt Nam, hai là tại Biển Đông chưa có đường phân giới trên biển, ba là trước khi đàm phán đạt được thỏa thuận về đường phân giới này thì theo thông lệ quốc tế các nước được quyền tác nghiệp tại những vùng biển thuộc chủ quyền và vùng biển gần bờ.
Giáo sư Đức: Trung Quốc hành động bất chấp lợi ích nước khác
Trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam, giáo sư-tiến sỹ người Đức, ông Wilfried Lulei - nhà khoa học nghiên cứu về châu Á, khẳng định hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Giáo sư Lulei nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm luật pháp quốc tế, không được các nước liên quan trong khu vực chấp nhận và cũng đã vấp phải sự phản đối của nhiều nước trên thế giới.
Giáo sư- tiến sỹ người Đức Wilfried Lulei
Theo ông Lulei, việc làm này của Trung Quốc đã bất chấp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cũng như lợi ích của Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.
Giáo sư Lulei cũng tuyên bố ủng hộ các đề nghị của Việt Nam, theo đó yêu cầu Trung Quốc phải lập tức ngừng các hành động của nước này, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết năm 2002.
Theo ông Lulei, để giải quyết bất đồng, phải tiến hành cả đối thoại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như đàm phán đa phương với sự tham gia của các nước có liên quan trực tiếp và những nước bị động chạm về các lợi ích kinh tế, chính trị cũng như an ninh.
Ông Lulei cho rằng các cuộc đối thoại, đàm phán này phải dẫn tới những thỏa thuận song phương và đa phương mà ở đó, các lợi ích về lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị của Việt Nam cũng như của nhân dân và các nước khác có liên quan phải được tôn trọng.
Nhà Trắng cảnh báo về cách hành xử nguy hiểm của Trung Quốc
Ngày 16/5, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không gia tăng căng thẳng ở khu vực Biển Đông.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 16/5 mô tả quyết định của Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền là một hành động khiêu khích, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không nên tiếp tục gây thêm căng thẳng trong khu vực.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney lên tiếng về tình hình Biển Đông
Người phát ngôn Nhà Trắng phát biểu: "Chúng tôi coi hành động đó (hạ đặt giàn khoan) là mang tính khiêu khích, một hành làm tổn hại mục tiêu mà chúng tôi cùng chia sẻ, đó là giải quyết các tranh chấp này bằng bịên pháp hòa bình và vì sự ổn định chung trong khu vực".
Theo ông Jay Carney, Mỹ "rất quan ngại về cách hành xử nguy hiểm và hù dọa của các tài sản do chính phủ kiểm sóat đang hoạt động trong khu vực này. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên cùng hành xử một cách an toàn và theo lối chuyên nghiệp".
Hôm 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định việc Trung Quốc có các hành động khiêu khích, gây căng thẳng ở Biển Đông là quan điểm của nhiều nước. Bà Jen Psaki thậm chí còn cho rằng hành động khiêu khích đơn phương này của Trung Quốc là nằm trong chuỗi hành động chiến lược của Bắc Kinh nhằm thôn tính các vùng biển tranh chấp.
Người phát ngôn cho biết, trong cuộc đàm thoại mới đây với người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng việc Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu và nhiều tàu các loại vào vùng Biển Đông là hành động khiêu khích, hối thúc các bên giảm leo thang tình hình, tiến hành đối thoại ở cấp cao để giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình.
Theo DatViet
Đưa 2 ngư dân bị tàu lạ tấn công vào bờ cấp cứu Luc 11h45 trưa nay (18/5), tau ca QNg-90205TS cua ngư dân Nguyên Văn Quang, thôn Châu Thuân Biên, xa Binh Châu, huyên Binh Sơn (Quang Ngai) đa đưa 2 ngư dân bi trong thương do bi tàu lạ tân công, đanh đâp vao đên đât liên. Ngay khi tau vưa câp cang, 2 ngư dân gôm Nguyên Tân Hai (1990) la thuyên trương...