Đe dọa kinh tế Hong Kong, “đòn đánh” Tôn tử từ phía Trung Quốc?
Cục Quản trị Du lịch Quốc gia Trung Quốc đang cấm các nhóm du lịch ở lục địa du hành đến Hong Kong. Lệnh cấm hôm thứ tư đánh dấu một sự thay đổi chiến lược trong cách thức Bắc Kinh cố gắng kiềm chế và gieo rắc sự chia rẽ đối với những người biểu tình vì dân chủ ở vùng đất tự trị này.
Một bản điện tử cho thấy chỉ số Hàng Sinh của Hong Kong hạ 72 điểm, 3/10/14. Chứng khoán Hong Kong hạ giá trong khi các cuộc biểu tình bước vào tuần thứ nhì.
Theo VOA, hơn nửa triệu người ở lục địa Trung Quốc băng qua biên giới vào Hong Kong mỗi năm, cho tới nay vẫn là nhóm du khách lớn nhất đến thành phố này.
Giám đốc điều hành Hội đồng Công nghiệp Du lịch Joseph Tung nói trong khi du khách không phải từ Trung Quốc đang chọn tránh xa Hong Kong vào thời điểm nhạy cảm này, thì thông cáo hôm thứ tư là một cú đánh mạnh vào khu vực du lịch địa phương.
“Con số nhóm du khách vào khoảng 300 đến nơi mỗi ngày từ lục địa; nhưng theo thông tin chúng tôi nhận được, mặc dù điều này chưa được xác nhận bởi vì chúng tôi không có văn kiện chính thức từ phía các đại diện ở Trung Quốc – họ đã nhận được chỉ thị ngưng quảng cáo các tour du lịch đến Hong Kong.”
Ông Michael Degolyer, Giám đốc Dự án Chuyển giao Hong Kong, dự báo lệnh cấm chỉ vài giờ trước khi lệnh được công bố. Nó tạo thành một phần điều ông gọi là tình huống Anaconda – sự bóp nghẹt dần phong trào dân chủ Hong Kong.
Video đang HOT
Sự sụt giảm trong thương nghiệp du lịch sẽ dẫn đến việc cắt giảm công ăn việc làm trong khu vực dịch vụ – có lẽ ngay vào đầu tuần tới – tạo áp lực đối với đồng đôla Hong Kong và việc các công ty bị loại ra khỏi bảng niêm yết của thị trường Hàng Sinh trong khi lòng tin toàn cầu bị lung lay trong nền kinh tế địa phương. Ông Degolyer nói:
“Mục tiêu hay sách lược là ngày càng làm cho dân chúng chống lại những người đứng đầu phong trào Chiếm Trung bởi vì thiệt hại kinh tế dần dà gia tăng này. Và vì thế có nhiều cách, mà không cần phải dùng tới hơi cay mắt hay vũ lực, để gia tăng áp lực đối với sinh viên và những người ủng hộ Chiếm Trung phải thoái lui.”
Ngoài đường phố, những người hoạt động – mệt mỏi nhưng kiên quyết – bày tỏ tình đoàn kết với dân chúng Hong Kong, nhưng vẫn không nhúc nhích trước hành động của Bắc Kinh.
Nhiều người coi biện pháp đó chỉ là một mưu toan khác của Trung Quốc để làm cho tin tức về phong trào dân chủ ngấm ngược trở lại qua biên giới.
Ngoài ra, ngành du lịch góp phần chưa đầy 5 phần trăm tổng sản phẩm nội địa của Hong Kong và chỉ có 30 phần trăm du khách Trung Quốc đến trong các nhóm du khách có tổ chức, theo lời nhà hoạt động Bernard Luck, đang đứng trên một rào cản với bạn bè.
“Khi du khách lục địa xuống Hong Kong, họ chi tiền vào các khách sạn hạng sang, mua ví Gucci, iPhone, đóng góp vào nền kinh tế Hong Kong, nhưng không trực tiếp. Các bạn có thấy không? Tất cả khoản tiền này là đưa trở lại cho Gucci và Apple. Nó sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ, đối với dân chúng.”
Nếu Bắc Kinh cố ý chọn, thì họ có thể áp đặt một hình phạt kinh tế gay gắt hơn nhiều đối với công dân của vùng bán tự trị này, phụ thuộc lớn vào lục địa về cung ứng thực phẩm và nước uống. Ông DeGolyer mô tả đây là “tình huống Tôn Tử theo tên tác giả của Sách Chiến Quốc.
“Nếu họ thực sự muốn Hong Kong đầu hàng mà không bắn một phát súng nào, thì họ chỉ cần nói: “Được, ta sẽ cho bọn bay toàn quyền tự trị – không có nước, không có chuyên chở trên đất liền, không có tàu bè, không có máy bay.” Và sau từ 1 tuần đến 10 ngày, đặt câu hỏi, “Được, bọn bay muốn tự trị đến mức nào?”
Theo Bizlive
Hông Kông: Quân đội Trung Quốc ngứa mắt cũng phải ngồi im
- Phong trào "chiếm trung tâm" tại Hồng Kông đã bước sang tuần thứ 2 mà vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Liệu có khả năng Trung Quốc sẽ dùng quân đội để thiết lập an ninh tại đặc khu này không? Reuters có một bài phân tích để đánh giá về khả năng này.
Thiểu tướng Tan cụng ly với ông Lương Chấn Anh.
Thiếu tướng Tan Benhong, tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Hồng Kông, vẫn bình tĩnh mặc quân phục khi ông cụng ly sâm banh với các quan chức khác hôm Thứ tư tại Trung tâm Hội nghị Hồng Kông nhân ngày quốc khánh Trung Quốc.
Nhưng bên ngoài Trung tâm Hội nghị là một quang cảnh khác hẳn khi hàng nghìn người biểu tình đòi dân chủ đang khiến bầu không khí tại Hồng Kông trở nên huyên náo và ngột ngạt. Khi các cuộc biểu tình bước vào tuần thứ hai và xuất hiện bạo lực trên đường phố, một số người biểu tình Hồng Kông lo sợ quân đội của tướng Tan cuối cùng cũng được lệnh để đè bẹp phong trào "chiếm trung tâm". Quân đội Trung Quốc cũng đã từng tham gia ổn định cục diện tại Bắc Kinh cách đây 1/4 thế kỷ..
Pháp lý không phải rào cản lớn. Việc triển khai quân đội Trung Quốc được điều khiển bởi "hiến pháp thu nhỏ" của Hồng Kông là Luật cơ bản, trong đó nêu các đơn vị đồn trú không được phép "can thiệp" vào công việc của thành phố. Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo của Hồng Kông yêu cầu sự giúp đỡ để giữ trật tự hoặc xử lý thảm họa thì quân đội Trung Quốc sẽ được phép triển khai.
Hiện ở Hồng Kông, Trung Quốc duy trì lượng quân từ 8.000 đến 10.000 người, chủ yếu là bộ binh, chưa kể căn cứ bên kia biên giới ở Thâm Quyến Ngoài ra, còn có một lượng hải quân và không quân nhỏ. Quân đội Trung Quốc được đặt trong 19 căn cứ ở cả trong và ngoài thành phố mà họ họ tiếp quản từ quân đội Anh.
Các nhà ngoại giao nước ngoài đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến, chú ý các động thái gần đây của quân đội Trung Quốc trong việc "nâng cấp căn cứ" tại Hồng Kông và các báo cáo chưa được xác nhận rằng quân Trung Quốc ở Hồng Kông có các cuộc tập trận chống bạo động.
Nhưng các cố vấn của chính phủ Hồng Kông và chuyên gia tin rằng giới lãnh đạo ở cả Bắc Kinh và Hồng Kông đều hiểu được cái giá chính trị rất đắt nếu ra lệnh cho quân đội Trung Quốc ra khỏi doanh trại để "ổn định tình hình". Khi đó cũng đặt dấu chấm hết cho nền tự chủ của Hồng Kông theo cơ chế "một quốc gia hai chế độ" mà Bắc Kinh trao cho đặc khu này.
"Tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách cao cấp ở Hồng Kông nhận thức đầy đủ rằng nếu quân đội Trung Quốc đã được triển khai, trong con mắt của thế giới sẽ là sự kết thúc của hệ thống "một quốc gia, hai chế độ", một cố vấn thân cận của ông Lương Chấn Anh nói với Reuters.
Vị cố vấn này lưu ý rằng các quan chức chính quyền địa phương đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cảnh sát địa phương với 27.000 nhân viên - gồm cả các đơn vị chống bạo động bán quân sự - hoàn toàn có khả năng đối phó với tình hình đang diễn ra.
Một chuyên gia về lĩnh vực an ninh ở đại lục cho rằng Bắc Kinh nhận thức sâu sắc về những rủi ro của việc sử dụng quân đội Trung Quốc ở Hồng Kông. "Tôi chắc chắn các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh biết rằng bất kỳ sự tham gia như vậy sẽ phải trả giá chính trị lớn. Vì lý do đó, quân đội Trung Quốc ở Hồng Kông được duy trì chủ yếu như một sự hiện diện mang tính biểu tượng".
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc bưng bít thông tin: Đa số người Trung Quốc không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông Chỉ có những du khách Trung Quốc đại lục vô tình có mặt tại Hồng Kông ở thời điểm này mới chứng kiến được sự việc. Nhưng Bắc Kinh cũng vừa ra lệnh ngừng cấp phép du lịch từ Trung Quốc đại lục tới Hồng Kông. Đa số người TQ không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông. Hãng tin AP...